Khảo Về Dị Bộ Tông Luân Luận - Đạo Phật Ngày Nay

image

Trên sử Phật giáo Ấn Độ, bộ phái Phật giáo được phát triển từ lý luận Phật giáo sơ kì, và còn thúc đẩy hình thành giai đoạn quan trọng trong việc hình thành Phật giáo Đại thừa.

Tiêu chí kết cấu hình thành sơ bộ bộ phái Phật giáo, trên căn bản bắt đầu phân chia từ Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, sau đó từ trong căn bản Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, tự tách ra gồm nhiều phái. Và đặc trưng chủ yếu Phật giáo cũng mang một vị nguyên thủy, rồi diễn hóa phân thành Phật giáo mang nhiều vị. Trong đó có khác biệt về lý giải khía cạnh kinh điển, cũng có nêu lên dị nghĩa về khía cạnh giới luật.

Tôn Giả Đại Thiên

Trong các phái đều nhất chí cho rằng, chỉ có tự mình lý giải và phát huy nghĩa lý mới phù hợp bản hoài mà Phật-đà giáo hóa, lần lượt khiến cho Phật giáo thời kì đó, trên nghĩa lý các phái bày rõ hình thế cục diện “trăm họ tranh tiếng”. Dị Bộ Tôn Luân luận cũng là bộ luận thư mang tính khái quát, biểu hiện ghi lại quan điểm bất đồng giữa các phái thời kì đó. Luận ghi lại niên đại và nguyên nhân phân chia căn bản bộ phái Phật giáo, cho đến tình huống phân chia chi phái, quan điểm chủ trương giữa các phái.

Nhưng Luận cũng là đại biểu trước thuật của Luận sư Thế Hữu thuộc Nhất thiết hữu bộ, do đó không thể khó thắc mắc việc trong Luận lấy Nhất thiết hữu bộ làm lập trường, còn đối với các phái khác thì đặc biệt có quan điểm mất sót hoặc nghiêng lệch. Điểm này cũng là cần thảo luận đầu tiên trong bản văn này và dẫn đến phải chú ý. Không chỉ nhiêu đó, còn phải nghiên cứu bộ phái Phật giáo và nêu lên một vài điểm mà không thể phủ nhận.

I. TÁC GIẢ BẢN LUẬN

Tác giả bản luận là Bồ-tát Thế Hữu (Vasumitra), tiếng Phạn là Vasumitra, Hán dịch là Tu-mật, Bà-tu-mật, Tu-mật-đa, hoặc dịch là Thiên Hữu.Chân Đế dịch Luận này lấy tên Dị Bộ Chấp luận và cũng gọi là Thiên Hữu. Cứ truyền, Phật Giáo Ấn Độ thì không chỉ có một người tên Thế Hữu. Người thứ nhất tên Thế Hữu sống khoảng cuối sau 300 năm đến giữa 400 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, cũng là lần kết tập thứ 3 thời vua Kanishka, vua chủ trì biên tập Đại Tì-bà-sa luận. Người thứ hai tên Thế Hữu là Thế Hữu đã chú thích bộ Câu-xá luận của ngài Thế Thân.

Tác giả luận này thuộc người thứ nhất, vì ngài là một trong bốn đại Luận sư (Pháp Cứu, Giác Thiên, Thế Hữu, Diệu Âm) thuộc Nhất thiết hữu bộ. Căn cứ Bà-tu-mật Tập Tự (婆须蜜集序) ghi: “Đại sĩ Bồ-tát Bà-tu-mật, kế thừa Di-lặc làm Phật, tên Sư Tử Như Lai. Từ lúc Thích-ca Văn đản sinh nước Phê-đề, thuyết Phạm Ma Du Tử kinh cho vị bà-la-môn già có tên Úc-đa-la, theo cha gặp Phật, lặn lội bốn tháng, thấy đủ tướng mạo, đoan chánh, uy nghiêm, nên không ngớt chiêm ngưỡng. Cha đắc sơ quả, còn sư đã xuất gia học đạo, đổi tên Bà-tu-mật”.

Luận sư Thế Hữu

Theo Phật Đường Tập ghi, Ngài là người phương bắc nước Thiên Trúc, là tổ thứ bảy Tây Thổ, đắc pháp từ tổ thứ sáu Di-giá-ca, “Lúc Phật ở đời, đi đến phương bắc Thiên Trúc, nói với A-nan: ‘Trong quốc độ này, sau khi Ta diệt độ cuối ba trăm năm, có một bậc thánh sẽ sinh ra đời. Họ Bà-la-tùy, tên Bà-tu-mật’”. Theo lời này, thì Ngài sinh sống vào khoảng cuối 300 năm sau Phật diệt độ. Lời này và mở đầu trong Bộ Dị Bộ Tôn Luân luận sớ (sau đây gọi tắt là Khuy Cơ Sớ 窥基疏) của Khuy Cơ ghi: “Dị Bộ Tôn Luân luận xuất hiện khoảng 400 năm sau Phật tịch diệt. Tác giả Bồ-tát Thế Hữu thuộc Thuyết Nhất thiết hữu bộ” có thể nói là cùng một người, cho nên luận này phải là tác phẩm vào đầu 400 năm sau Phật diệt độ.

Trong Đại Đường Tây Vực ký, quyển 3 nói đến Như Lai diệt độ khoảng 400 năm sau, vua Kanishka “Mỗi ngày mời một vị Tăng vào cung giảng pháp, vua dùng nghi nhiều, hỏi những điều bất đồng trong cái chấp của các bộ phái, nhưng vẫn chưa thỏa mãn”, thế là, Kanishka phát khởi lại kiết tập lần thứ I, Thế Hữu cũng là nhân vật chủ yếu tham gia lần kiết tập. Nhưng bởi vì ban đầu Thế Hữu chưa chứng đắc quả thánh đoạn hết tất cả phiền não, nên bị mọi người xem thường và gạt bỏ ra ngoài, như sách ghi: “Lúc đó tôn giả Thế Hữu, ngoại hộ y nạp, các a-la-hán nói với Thế Hữu là: ‘chưa trừ kiết sử, tranh nghị sai nhầm, ngươi tuyên xa vời, xin ở nơi này”.

Sau đó Thế Hữu cũng im lặng chấp hành, vẫn chưa bước vào chứng đắc quả thánh, nhưng ngược lại được mọi người trong Thượng tọa bộ suy cử mà tham gia kiết tập lần này. Rõ ràng, Thế Hữu dự kiết tập lần này và như người đã nêu trên cũng là cùng một người. Bản dịch khác Luận này, sớm có La-thập đồng thời dịch bản của Thế Hữu, cũng đã dịch thành chữ Hán, và rồi lấy tên Luận này do Thế Hữu viết, cũng là trước tác của Thế Hữu thứ nhất.

Theo Hán tạng ghi, ngoài Luận này ra, còn có lấy tên các luận điển do Thế Hữu viết như: A-tì-đạt-ma Phẩm Loại Túc luận (阿毗达磨品类足论) gồm 18 quyển, A-tì-đạt-ma Giới Thân Túc luận (阿毗达磨界身足论) gồm 3 quyển, Tôn Bà-tu-mật Bồ-tát Sở Tập luận (尊婆须蜜菩萨所集论) gồm 10 quyển, Chúng Sự Phân A-tì-đạt-ma (众事分阿毗达磨) gồm 12 quyển—đây là bản dịch lấy tên khác của Giới Thân Túc luận (界身足论). A-tì-đạt-ma Phẩm Loại Túc luận và Giới Thân Túc luận đều thuộc luận điển chủ yếu của Nhất thiết hữu bộ. Mặt khác, trong Tát-bà-đa Bộ Sư Tư Ký Mục Lục (萨婆多部师资记目录) ghi Thế Hữu là đệ tử của ngài Ca-chiên-diên, là Luận sư thứ 8 được truyền thừa riêng từ bậc thầy Nhất thiết hữu bộ, do đó, có người cho rằng Thế Hữu là Luận sư Nhất thiết hữu bộ.

II. QUAN HỆ BẢN HÁN DỊCH

Luận này ở Trung Quốc trước sau có 3 bản dịch với tên gọi khác: 1, Thập Bát Bộ luận gồm 1 quyển, do Cưu-ma-la-thập dịch; 2, Bộ Chấp Dị luận gồm 1 quyển, do Chân Đế dịch; 3, Dị Bộ Tôn Luân luận gồm 1 quyển, do Huyền Trang dịch, cùng được thâu tập trong Đại Chánh Tạng quyển 49. Nhưng trong Đại Chánh Tạng có ghi Thập Bát Bộ luận và Bộ Chấp Dị luận đều do Chân Đế thời Trần sở dịch, trong Tổng Mục Lục Tần-già tạng lại ghi Thập Bát Bộ luận là do La-thập dịch. Trong lời tụng Thập Bát Bộ luận có viết câu “La-thập Pháp sư tập” (罗什法师集), từ đó mọi người cho rằng Bộ Chấp Dị luận tất nhiên do Chân Đế dịch, mà không thể kế đó còn lấy tên nữa là Thập Bát Bộ luận.

Và trong Thập Bát Bộ luận vẫn còn tồn tại rất nhiều ngữ ngôn thời Tần, nên mọi người cho rằng Thập Bát Bộ luận do La-thập dịch, lời lẽ này không có vấn đề. Nhưng trong văn hiến Thập Bát Bộ luận, phẩm thứ 15 Phân biệt bộ còn dẫn dụng nội dung Văn-thù-sư-lợi Vấn kinh, quyển hạ. Văn-thù-sư-lợi Vấn kinh do Tăng-già-bà-la thời Lương dịch, lúc dịch kinh này lại cách thời gian rất lâu so với La-thập. Vậy La-thập có dẫn dụng lời Kinh này không? Về điểm này, Lương Khải Siêu hoài nghi người đời sau thêm thắt Luận này, trong Dị Bộ Tôn Luân Luận Ngữ Thể Thích của Pháp sư Diễn Bồi cũng duy trì quan điểm này và nhấn mạnh “Không thể lấy lý do thời Tần chưa có kinh này, mà hoàn nghi Luận này (chỉ cho Thập Bát Bộ luận—người viết chú thích) không phải do La-thập dịch.”

Đại sư Khuy Cơ

Trong 3 bản dịch, nội dung 3 bản ít khác giống nhiều, nhất là trên hệ thống và kết cấu bản Chân Đế và Luận này hầu như tương đồng, chỉ là có lui tới nhất định trong việc mượn từ để giải thích trong lúc dịch. Vậy Chân Đế có đối chiếu bản La-thập rồi sau dịch lại không? Cứ truyền, Chân Đế từng chú sớ Luận này gồm 10 quyển, nhưng rất tiếc bộ chú sớ này sớm đã mất mát, trong đó không có bàn đến nguyên do phải dịch lại, nên hiện nay đã không có cách nào để khảo cứu.

Nhưng bản Huyền Trang và Khuy Cơ sớ ghi: “Xưa có ngài tam tạng thời Trần (chỉ cho Chân Đế— người viết chú thích) ở Giang Biểu dựa vào bản đã dịch, dịch rồi lấy tên Bộ Chấp Dị luận, sửa lại bản đã dịch, soi các bản thảo, từ và mục trong tiếng Phạn, lý bị trái ngược với nghĩa gốc, nay khơi rõ cần phải diễn đạt thêm, chỗ lờ mờ vốn có thì làm sửa đổi lại. Nay bản thân tôi nghe lời dạy của tam tạng Pháp sư Huyền Trang rồi viết sớ về Luận này ở điện Khánh Phước trong cung Ngọc Hoa vào ngày 14 tháng 7 năm thứ 2 Long Vọng (người viết chú thích: năm 662 sTl) thời nhà Đường”. Trong này, Khuy Cơ nêu rõ Chân Đế dịch có sai lầm nguyên văn, hoặc có chỗ ngược với nghĩa gốc trong Luận này. Cũng từ nguyên nhân bản Chân Đế có một số sai lầm, cho nên Huyền Trang tất yếu mới dịch lại. Trong Khuy Cơ sớ có nói đến những chỗ sai lầm về bản Chân Đế.

III. LUẬN ĐỀ VÀ KẾT CẤU VĂN BẢN TRONG LUẬN NÀY

Luận đề có tên Dị bộ tôn luân luận, Luận là thông xưng, Dị bộ tôn luân là biệt xưng, cũng nhằm nói đến Luận là một loại tổng xưng trong trước tác của các đệ tử Đức Phật, biệt xưng là tiêu đề mang tính chỉ đạo cốt lõi nội dung luận điển. Thông qua giải thích về biệt xưng, biết được nội dung bản luận và bàn đến đặc sắc trong luận tạng, từ đó nắm bắt ý nghĩa luận đề, mà còn là hiểu rõ mô thức rộng lớn trong một bộ luận.

Trong 3 bản Hán dịch, rất sớm là bản La-thập dịch và lấy tên Thập Bát Bộ luận (十八部论), hai bản dịch sau là Chân Đế và Huyền Trang, vì sao không lấy tên như La-thập? Nguyên nhân trong đó, tôi nghĩ ngoài việc biểu hiện khác biệt ra, khả năng vẫn tồn tại việc các nhà dịch thuật lý giải bất đồng ngược chiều trong nội dung luận điển, và giới thiệu nội dung biểu đạt thật gọn rõ trong Luận này. Tên gọi Thập Bát Bộ luận là trực tiếp thuyết minh số mục bộ phái.

Theo bản Chân Đế, từ trên 2 phái căn bản mà chia ra tình huống cặn kẽ về 18 phái, và bao gồm 2 phái căn bản mà trở thành 20 phái. Luận này là một bộ luận thư ghi lại quan điểm sai khác giữa các phái. Huyền Trang dịch lại lần nữa và lấy tên khác là Dị Bộ Tôn Luân luận, đồng dạng cũng là giới thiệu thật gọn rõ và dùng thuật ngữ thật thỏa đáng để biểu thuật nội dung và chỗ đặc sắc trong Luận. Như Khuy Cơ sớ ghi: “Dị Bộ Tôn Luân luận, nêu rộng cương yếu trong truyền thống, làm rạng tên luận mà lấy tên; ẩn ngôn luận mà nêu ra mục tiêu soi chiếu, là biệt hiệu ẩn chứa giản dị”. Trong đó thấy được bốn chữ “Dị bộ tôn luân” là tên luận, biểu hiện và khái quát trọn vẹn nội dung biểu thuật trong Luận. Về tác dụng cũng là thông qua luận đề mà khiến cho người ta hiểu rõ nội dung bàn đến trong Luận.

Nói cách khác, tức là từ nội dung để quyết định tên luận. Luận là khác với kinh tạng và luật tạng. Cái gọi dị bộ, chỉ cho bất đồng bộ phái lúc đó, cũng biểu hiện lý giải bất đồng về giáo nghĩa nguyên thủy. Khuy Cơ sớ ghi: “Dị là biệt, bộ là loại. Người theo lý giải, tình thấy bất đồng, biệt cũng là loại, nên gọi dị bộ”. Tôn sùng thượng nghĩa (宗崇尚义), là các phái tôn sùng nghĩa lý mình. Vì giữa các phái đều chấp đã là đúng, còn bài bác phái khác, nên nghĩa lý trong các phái tôn sùng cũng không giống nhau. Luân nghĩa là luân chuyển, thuyết minh so sánh giáo nghĩa cái chấp trong các phái cũng có trợ giúp giử bỏ, do luân chuyển bất định, từ đó bộ phái mới tranh luận rồi tách ra. Thấy được bản luận là luận thư ghi lại việc chia tách phái.

Có những bất đồng về hình thức tổ chức của luận và quy tắc tổ chứng luận điển khác. Do từ luận điển đều là trước tác thuộc các đệ tử Phật, cũng là đại biểu đệ tử kính ngưỡng Phật và pháp, nên phần nhiều mở đầu trong luận điển đều lấy hình thức kệ tụng để ca tụng Phật bảo và xưng tán Pháp bảo, thuyết minh mục đích tạo luận của mình, sau đó mới bước vào luận thuật nội dung chủ đề bản văn, sau cùng cũng lấy hình thức kệ tụng để giao phó cho người đời sau phải hoằng dương bản luận. Ba phương thức này, được pháp sư Đạo An thời kì Đông Tấn đã sáng tạo phân ra ba phương pháp trong một bản kinh để nói đến phân biệt.

Trước lúc chưa bước vào bản văn thì quy kính tụng và tôn chỉ tạo luận, thuộc phần mở đầu, nội dung luận văn thuộc phần chánh tông, phụ thuộc phần tụng sau là thuộc phần lưu thông. Nhưng trước tác của Luận này vẫn không có tiếp chiếu từ quy tắc tổ chức như trên để xây dựng khung sườn bản văn cho mình. Luận này tổ thành từ hai hình thức là: kệ tụng và trường hàng, mở đầu có 5 bài tụng, trong đó không có quy kính tụng, nội dung chủ yếu thuyết minh về tôn chỉ tạo luận của người chủ luận. Sau khi Huyền Trang dịch luận xong, có viết ra một bài tụng để giải thích mục đích dịch lại của mình, lời văn ghi: “Rõ đủ các bản tiếng Phạn, khiến văn rõ nghĩa không sai, rồi dịch lại lấy tên Tôn Luân luận, bậc trí cần siêng học”. Theo lời văn trên, thấy được thuộc phần lưu thông trong luận. 5 bài tụng đầu, có lời tụng ghi: “Đại bồ-tát Thế Hữu, đủ tuệ giác đại trí, đúng tỉ-khưu con Phật, thấy độc đáo lúc đó”.

Theo bài tụng này, có người cho rằng trong 5 bài tụng đầu không phải do Thế Hữu viết, bởi vì Thế Hữu tự mình không có thể tự cho mình là bậc đại Bồ-tát. Từ đó dẫn đến mọi người khảo cứu vấn đề hình thái nguyên nhân trong Luận. Khuy Cơ sớ nêu ra điển hình ba loại quan điểm bất đồng về hình thái nguyên hữu trong luận. Ngoài ra còn có Huyền Trang dịch bài tụng này sau cùng, hình thái Luận biển hiện có đều do Thế Hữu viết, gồm 5 bài tụng. Có người nói trường hàng trong Luận là do Thế Hữu viết, 5 bài tụng sau là do người sau thêm thắt.

Có người nói câu mở đầu “Nghe truyền như vậy” cho đến câu đầu “Tôi nay nên nói, bổn tông mạt tông, đồng nghĩa dị nghĩa các phái như vậy” là do Thế Hữu viết, ngoài ra đều là do người sau viết thêm. Trong 3 điểm này, ý gốc khuy cơ vẫn là chủ trương thuyết thứ 1 làm chuẩn, cho rằng luận chủ lúc tạo luận là đã thời kì mạt pháp, xưng tụng cái đức, cũng là làm việc tốt giúp người tin nhận, cho nên luận chủ không có tự mình tăng bốc mình. Trong Dị Bộ Tôn Luân Luận Ngữ Thể Dịch của Pháp sư Diễn Bồi cũng đồng ý quan điểm này.

Trong điển tịch Phật giáo Bắc truyền, Luận này phản ánh rất toàn diện về tình huống phân phái của Phật giáo bộ phái và quan điểm giữa các phái. Nhưng văn tự trong luận không dài, hình thái tổ chức đại khái chia ra hai phần lớn: 1, nói về tình huống phân phái bộ phái, trước hết thuyết minh phân phái căn bản của Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, sau đó thuyết minh từ Đại chúng bộ tách ra 8 phái, phân phái ngọn ngành từ Thượng tọa bộ tách ra 11 phái; 2, lần lượt phân tích về luận điểm và phân kì giữa các phái, rồi thuyết minh bản tông đồng nghĩa và mạt tông dị nghĩa của các phái. Cái gọi bản tông đồng nghĩa (本宗同义) là chỉ cho chủ trương có cùng trong các phái. Cái gọi mạt tông dị nghĩa (末宗异义) là chỉ cho quan điểm riêng của các phái. Từ đó thấy được thứ lớp trong Luận này rõ ràng khác thường.

Luận điển là thành phần tổ hợp không đủ hoặc thiếu trong ba tạng Phật giáo, nó đều thuộc từ trước tác của các đệ tử Phật sau khi Phật diệt độ, số lượng đếm không xuể. Thời kì bộ phái xưa kia, các cuộc tranh luận (chủ yếu là quan điểm bất đồng tồn động trong giáo nghĩa nguyên thủy) giữa các bộ phái, trong đó chủ yếu là thông qua luận điển trước thuật để thể hiện quan điểm các phái. Đó cũng là thúc đẩy xuất hiện rầm rộ nhân tài viết luận điển. Trong tất cả luận điển này, phân tách hình thái luận điển được y cứ từ quan điểm truyền thống, đại khái chia ra hai loại:

1, Tôn kinh luận (宗经论) là nó dựa vào cốt lõi tư tưởng bộ kinh nào đó, rồi tiến thêm một bước mà phát huy nghĩa lý.

2, Thích kinh luận (释经论) là chủ yếu một dạng thuyên tích về bộ kinh riêng nào đó. Nếu dựa vào quy nạp này, sẽ rất khó phát hiện Luận này quy thuộc hình thái luận điển loại nào qua hai loại trên. Phản ánh này, luận cố nhiên lấy quan điểm Nhân thiết hữu bộ làm đối tượng chủ yếu để phân tích. Nhưng đứng từ góc độ khác, cũng thuyết minh nhiều tồn tại tính phức tạp về nghĩa lý Luận này.

IV. THỜI GIAN VÀ NGUYÊN NHÂN PHÂN PHÁI CĂN BẢN

Bộ phái Phật giáo là một giai đoạn quan trọng về trước kế thừa sau mở rộng trên sử Phật giáo Ấn Độ. Đối với vấn đề phân phái căn bản bộ phái, do từ những học giả căn cứ bất đồng về tư liệu Nam truyền và Bắc truyền, nên kết luận trong nghiên cứu cũng nêu ra khác nhau. Từ đó, yêu cầu thuyết minh là phải thuyết minh chi tiết về phân phái căn bản, cũng y cứ từ quan điểm trong Luận này, cần thuộc từ lý lẽ của từng người. Lại nữa, quan điểm trong luận vẫn biểu hiện quan điểm vấn đề này theo Phật giáo Bắc truyền. Cho nên muốn giải thích tốt về tình huống phân phái căn bản, trong luận thuật cần phải tham khảo đến quan điểm các phái khác.

Bộ phái Phật giáo được mở đầu từ phân phái căn bản của Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Vậy phân phái căn bản vào lúc nào? Nguyên nhân gì? Vấn đề này, trong tư liệu bất đồng có tồn tại quan điểm bất đồng. Y cứ Luận này ghi: “Nghe truyền như vậy, sau khi Phật Bạt-già-phạm niết-bàn, hơn trăm năm sau, lúc đó pháp Thánh mờ, như mặt trời lâu chưa rạng. Vua hiệu Vô Ưu, ở thành Câu-tô-la nước Ma-yết-đà, thống nhiếp cả nước, cảm thương tình cảnh, hỗn tạp người thần. Ban đầu đại chúng phân phái Phật giáo, cũng từ việc bốn chúng cùng nghi luận bất đồng về năm việc của Đại Thiên, rồi tách ra hai bộ, một là Đại chúng bộ, hai là Thượng tọa bộ”.

Lời này nêu lên thời gian và nguyên nhân phân phái căn bản. Nhưng trong đó ghi “hơn 100 năm” sau Phật diệt độ là rất mang tính mơ hồ. Bản La-thập và bản Chân Đế đều nói 116 năm sau Phật diệt độ, như trong bản Chân Đế ghi câu “100 năm sau cũng là 116 năm sau”. Con số “16” (十六) rồi sửa thành “60” (六十). Ghi trái ngược này thì làm sao chuẩn, rất khó phán định, nhưng chẳng màng thế nào, thì luận ghi hơn 100 năm, cũng là tương đương thời gian gần đó, cũng là thời kì vua A-dục (vua hiệu Vô Ưu, tức chỉ cho vua A-dục) thống trị. Còn nữa, điều ghi này và tư liệu Nam truyền cho rằng vua A-dục làm vua sau Phật nhập diệt 218 năm, điều này cũng cách nhau khoảng 100 năm.

Nói đến hiện tượng phân phái nội dung Phật giáo, rất sớm có thể tìm ngược từ lúc Phật còn sống. Dựa theo quan điểm Giáo sư Ji Xianlin (季羡林), cho rằng sự tình xung khắc giữa Phật và Đề-bà-đạt-đa cũng là phản ánh trọn vẹn đấu tranh về con đường tư tưởng bất đồng của hai phái. Nên nói Phật giáo sở dĩ tách ra lối đi, qua các khía cạnh nguyên nhân, nhưng nhìn chung những khía cạnh rất chủ yếu là lúc Phật ở đời, các đệ tử chia ra mà giáo hóa, dựa vào hình thái ngôn ngữ đặc thù phương ngôn của từng vùng để giáo hóa, trên nghĩa lý thì không chú trọng thảo luận về vấn đề hình nhi thượng học.

Cũng do từ giáo hóa khác nhau từng vùng, mà trên quy tắc đời sống và tập quán phong tục cũng tồn tại sai khác nhất định, cho nên giới luật của Phật chế định cho đệ tử cũng tồn tại những quan điểm khác nhau. Ngoài ra, căn cứ quan điểm Nam truyền, sau khi Phật diệt độ, trong năm đó A-nan chủ trì kiết tập ở động Thất Diệp, hai chúng kết tập trong động và ngoài động, rồi đã trở thành hệ Đại chúng và hệ Thượng tọa. Những việc làm vốn có này, đều hình qua nguyên nhân chủ yếu tiềm tàng con đường phân phái Phật giáo sau đó. Căn cứ quan điểm trong luận, phân phái chính thức của Thượng tọa và Đại chúng là khoảng 116 năm sau Phật diệt, nguyên nhân là “Năm việc của Đại Thiên”.

Cứ truyền, Đại Thiên là con trai của một vị thương nhân ở nước Mạt-thổ-la, là một người tạo tội ngũ nghịch, sau khi ngài xuất gia siêng tụng trì văn nghĩa ba tạng, tự xưng đã chứng đắc quả vị a-la-hán, thế là được vua A-dục cung kính và ngài thọ nhận nhiều cúng dường. Có chiều nọ, do ngài không chánh tư duy nên ngủ bị mộng tinh, còn trong đời sống hằng ngày thì ngài bộc lộ ra một số hiện tượng không xứng đáng là bậc a-la-hán. Dẫn đến các đệ tử của ngài phát sinh hoài nghi quả vị chứng đắc a-la-hán không chân chánh. Ngài tự mình biện hộ là đã chứng đắc quả a-la-hán, thế là dần dần có phát sinh “năm việc của Đại Thiên”.

Nội dung năm việc của Đại Thiên:

1, Dư sở dụ: Đại Thiên cho rằng, tự mình sở dĩ bị mộng tinh bất tịnh là do vì thọ nhận cám dỗ của thiên ma. Mộng tinh có 2 loại: 1, mộng tinh phiền não; 2, mộng tinh bất tịnh. Loại 1 là a-la-hán đã diệt, loại 2 là a-la-hán tồn đọng. Bởi vì lúc thiên ma thấy được làm thiện, sinh tâm ghanh ghét, khiến tưởng rối loạn, nên khiến cho a-la-hán mộng tinh bất tịnh. Đó là biện hộ về tự mình nằm mộng mà bị mộng tinh bất tịnh.

2, Vô tri: Đại Thiên cho rằng phải tiến đến gần gũi người tốt, lúc hoan hỷ bình thường thì đệ tử sẽ được thọ ký chứng quả a-la-hán. Nhưng các đệ tử vẫn hỏi lại, vậy làm sao họ tự mình vô tri?. Đối với việc này, Đại Thiên trả lời, a-la-hán có hai loại: 1, vô tri nhiễm ô, là a-la-hán đã diệt; 2, vô tri không nhiễm ô, là a-la-hán tồn đọng. Bởi vì còn có vô tri không nhiễm ô, nên không biết mình đã chứng đắc quả a-la-hán.

3, Do dự: tức là phát sinh nghi cảm về Phật pháp. Quả đạo bậc thánh phải là đã siêu việt nghi cảm, thì làm sao học còn có chỗ hoài nghi? Điều này, Đại Thiên nói nghi cảm có hai loại: 1, a-la-hán đã đoạn nghi cảm trong giấc ngủ; 2, a-la-hán chưa đoạn nghi xứ phi xứ.

4, Tha linh nhập: Đại Thiên cho rằng, khi bậc a-la-hán chứng đắc quả a-la-hán thì tự mình không cách nào biết, cần phải nhờ người khác chứng biết, và nêu ví dụ, Xá-lợi-phất là trí tuệ số một mà vẫn nhờ Đức Phật chứng biết, huống gì chúng ta là kẻ hậu bối. Vô tri là đứng từ giác độ chủ thể để thấy, còn tha linh nhập tức là đứng từ giác độ khách quan để nói.

5, Chứng đạo nhờ tiếng khổ: có chiều nọ, Đại Thiên không ngừng kêu đau khổ, các đệ tử không biết lý do. Đại Thiên nói, đó là tiếng than khổ đường Thánh, nếu không lòng thành mà than khổ đường Thánh, thì đường Thánh cũng không từ đó mà sinh khởi. Nói cách khác, đắc được đường Thánh thì cần phải không ngừng than khổ.

Từ 5 việc trên, thấy được điều mà Đại Thiên nói đến là thuộc vấn đề lý luận. Từ một nghĩa lý Đại Thiên nói cũng nêu lên hai cách giải thích khác, đó là biểu hiện Đại Thiên nắm bắt linh hoạt về giáo nghĩa truyền thống. Nhưng đứng từ góc độ khác thì phương thức thuyên thích này sẽ dẫn đến người ta cảm thấy hành vi bản thân Đại Thiên là ngụy biện. Nhưng đứng từ bộ phái Đại Thiên, thì họ không nghi ngờ đó là quan điểm đúng đắn làm đại biểu Phật giáo. Nhưng đứng từ khuynh hướng tăng đoàn mang tư tưởng truyền thống, cũng khó mà cùng thừa nhận cách thuyên thích nhảy vọt về giáo lý mà Đại Thiên nói này, thậm chí còn phản bác là: “Dư sở dụ. vô tri, do dự tha linh nhập, đạo thành từ tiếng than, lời ngươi phi Phật giáo”.

Do từ tư tưởng Đại Thiên lúc đó hơi phóng khoáng, phần nhiều người ủng hộ Đại Thiên là tăng đoàn trẻ trung, bởi vị họ là nhiều người hơn, nên gọi đó là Đại chúng bộ, tiếng Phạn là Mahāsāṃghika. Số tăng đoàn ủng hộ tư tưởng truyền thống thì hơi bảo thủ, phần nhiều là trưởng lão thuộc Thượng tọa bộ, nên gọi họ là Thượng tọa bộ, tiếng phạn là Theravāda.

Nhưng từ dị nghị “năm việc của Đại Thiên”, dẫn đến khiến cho mọi người phân phái căn bản hai phái Thượng tọa bộ. Việc này chỉ có ghi lại trong tư liệu Bắc truyền, ngoài 3 bản dịch này ra, trong Đại Tì-bà-sa luận, quyển 99 ghi: “Đại Thiên hỏi vua, trong giới kinh nói: ‘sẽ dục diệt tịnh, nên theo ý nhiều người’. Vua dần lệnh hai vị tăng khác ở bên mình đến nói rằng bậc hiền thánh tuy nhiều tuổi già nhưng ít vị Tăng ủng hộ, Đại Thiên tuy ít tuổi nhưng nhiều người theo...Lúc đó vẫn chưa ngớt tranh luận ở Kê viên.

Sau do kiến giải khác nhau mà chia ra hai phái, một là Thượng tọa bộ, hai là Đại chúng bộ”. Trong Ấn Độ Phật Giáo Sử (印度佛教史) của Tāranātha cũng có ghi thuật liên quan đến “Năm việc của Đại Thiên”. Như căn cứ ghi lại trong bộ Đảo Sử (岛史), Đại sử (大史) của Nam truyền và Luận Sự Chú Tự (论事注序) của ngài Giác Âm, nguyên nhân phân phái hai phái căn bản là vì tỉ-khưu Bạt-kì thảo luận về “Mười điều phi pháp”.

Nội dung 10 điều là: 1. Ăn muối gừng để dành qua đêm vẫn được; 2. ăn xong, nhận được thức ăn khác vẫn được; 3. ăn xong, rời khỏi chỗ rồi ngồi ăn lại vẫn được; 4. Ăn xong, đến nơi khác ăn thêm vẫn được; 5. dùng sữa, đường trộn uống ngoài bữa ăn chính vẫn được; 6. uống rượu tự chế biến từ trái cây vẫn được; 7. tùy ý làm tọa cụ lớn nhỏ vừa vẫn được; 8. làm việc mà lúc còn ở thế tục đã làm vẫn được; 9, yết-ma rồi lại tiếp vẫn được; 10. nhận và cất vàng tiền vẫn được. Nội dung 10 điều này, họ chủ yếu là bất đồng quan điểm việc duy trì khía cạnh giới luật, từ đó dẫn đến tổ chức “700 người kiết tập” (七百人结集) trong thành Tì-xá-li. Kết quả kiết tập và thẩm định này, đại biểu cho tỉ khưu ở phương đông phái bảo thủ, chủ trương 10 việc là phi pháp. Đại biểu tỉ khưu ở phương tây là phái phóng khoáng, cho rằng 10 việc là hợp pháp. Thế là lần lượt tách ra Thượng tọa bộ đại biểu tỉ-khưu phương đông và Đại chúng bộ là đại biểu tỉ-khưu phương tây.

Về quan điểm phân phái căn bản Phật giáo, do từ bất đồng việc ghi lại tư liệu Nam truyền và Bắc truyền, trải qua nghiên cứu của các học giả thì việc ghi lại bất đồng hai phái này, phần nhiều là chú trọng đến tư liệu Nam truyền. hÌnh thành này, không những nguyên nhân phân phái bất đồng về các quan điểm, mà trên thời gian phân phái mà Nam Bắc truyền ghi lại cũng khoảng cách hơn 100 năm. Nhưng bất luận là năm việc của đại thiên cũng tốt, mà còn mười điều phi pháp cũng tốt, tồn tại giáo nghĩa mà Phật thuyết của căn bản hai bộ phái cũng đồng dạng phân phái căn bản.

V. TÌNH HUỐNG GỐC NGỌN PHÂN PHÁI

Bộ phái Phật giáo bắt đầu tách ra hai bộ căn bản, tùy theo thời gian và không gian mà bất đồng. Trong 2 phái căn bản, vấn đề về giáo nghĩa và giới luật mà 2 phái chủ trương còn xuất hiện bất đồng về kiến giải, rồi dẫn tới trong 2 phái phát sinh tách nữa. Tình huống này cũng phát triển hướng đi trước từ 1 thành 2, 2 thành 3. Như vậy, từ trên một nhánh gốc cây lớn mà tách ra nhiều cành nhánh, rồi hình thành phân phái ngọn nguồn. Theo quan điểm Luận này, thì từ thời gian tách ra 18 phái này, phân phái ngọn nguồn bắt đầu từ khoảng 200 năm đến 400 năm sau khi Phật diệt độ, ước chừng khoảng hơn 200 năm.

Trước hết là do Đại chúng bộ trong vòng 200 năm tách ra 3 bộ: 1, Nhất thiết bộ; 2, Thuyết xuất thế bộ; 3, Kê dẫn bộ. Lần cuối cũng khoảng trong vòng 200 năm, từ trong Đại chúng bộ lại tách ra 2 bộ: Đa văn bộ, Thuyết giả bộ. Và từ lúc cuối 200 năm, có một vị ngoại đạo đi tu, tên là Đại Thiên thuộc trong Đại chúng bộ xác thực rõ năm việc (phần trước đã nói về năm việc của Đại Thiên), từ tranh luận này mà tách ra 3 bộ: 1, Chế đa sơn bộ; 2, Tây sơn trụ bộ; 3, Bắc sơn trụ bộ. Như vậy, rồi từ trong 4 bộ thuộc Đại chúng bộ lại phân phái ngọn nguồn 8 bộ.

Lại nữa, khoảng đầu 300 năm, trong Thượng tọa bộ lại ít có người tranh biện, rồi tách ra 2 bộ: 1, Thuyết nhất thiết hữu bộ, còn gọi Thuyết nhân bộ; 2, Căn bản Thượng tọa bộ, đổi thành gọi Tuyết sơn bộ. Trong vòng sau 300 năm, từ trong Thuyết Nhất thiết hữu bộ tách ra 1 bộ, gọi là Độc tử bộ. Rồi trong vòng 300 năm sau nữa, từ trong Độc tử bộ tách ra 4 bộ: 1, Pháp thượng bộ; 2, Hiền vị bộ; 3, Chánh lượng bộ; 4, Mật lâm sơn bộ. Sau đó, từ trong Nhất thiết hữu bộ lại tách ra 1 bộ nữa, tên Hóa địa bộ. Rồi dựa theo từ trong Hóa địa bộ mà lưu xuất 1 bộ tên là Pháp tạng bộ. Đến cuối 300 năm, từ trong Nhất thiết hữu bộ lại tách ra 1 bộ tên Ẩm quang bộ, còn gọi Thiện tuế bộ. Đến đầu 400 năm, từ Thuyết nhất thiết hữu bộ lại tách ra 1 bộ, tên Kinh lượng bộ, cũng gọi là Thuyết chuyển bộ. Như vậy, 7 bộ phái thuộc Thượng tọa bộ lại phân phái ngọn nguồn trở thành 10 bộ. Phân phái ngọn nguồn của 2 bộ căn bản, cộng thành 18 bộ, từ 2 bộ phái căn bản tăng lên thành 20 bộ. Được biểu hiện (ngắn gọn) sau đây:

Theo trình bày trên, phân phái ngọn nguồn của 2 phái căn bản là được bắt đầu trước hết từ Đại chúng bộ. Tư tưởng Đại chúng bộ một mặt có khuynh hướng rộng rãi, mặt khác ưa chuộng tính linh hoạt khi thuyên thích giáo nghĩa nguyên thủy. Tính cách này cũng có thể thuyết minh về nhiều nguyên nhân khác đã mở đầu khuynh hướng phân phái trong Thượng tọa bộ. Cũng chính từ đó mà tư tưởng Đại chúng bộ cũng thúc đẩy trở thành nguồn cội chủ yếu của tư tưởng Đại thừa về sau.

Theo phân phái ngọn nguồn như đã nêu, tình huống ghi lại trong luận có một số khác biệt với bản La-thập và bản Chân Đế, qua phương pháp đối chiếu thì không tránh khỏi họ nêu lên những chỗ bất đồng. Dựa vào bản Chân Đế ghi lại, đại khái tương đồng với Luận này, nhưng về tên bộ phái và khía cạnh phế lập phân biệt phái thì cũng vốn có nhiều khác nhau. Theo bản Chân Đế, phân phái hai bộ phái căn bản là 116 năm hoặc 60 năm (phần trên có nói đến) sau Phật nhập diệt. Như gọi Kê dận bộ thuộc hệ Đại chúng bộ được gọi là Khôi sơn trụ bộ, gọi Đa văn bộ là Đắc đa văn bộ, gọi Thuyết giả bộ là Phân biệt thuyết bộ, gọi Chế đa sơn bộ là Chi đề sơn bộ, mà không có lập Tây sơn trụ bộ. Do đó trước sau trong trong Đại chúng bộ chỉ có 7 bộ.

Nhưng trong Khuy Cơ sớ, Khuy Cơ cho rằng, nêu lên 3 chỗ sai lầm trong phương pháp dịch về tên gọi bộ phái này của Chân Đế: 1, Kê dận bộ không thể gọi là Khôi sơn trụ bộ, Khuy Cơ nói: “Pháp sư Chân Đế nói: Khôi sơn trụ bộ, lời này không đúng, gốc âm và nghĩa đều không nói vậy”; 2, Chế đa sơn trụ bộ không thể gọi là Chi đề sơn bộ, Khuy Cơ nói: “Chế đa, tức trước kia gọi Chi đề, là sai”; 3, từ trong Đại chúng bộ mà phân phái ra 4 hoặc 5 bộ trở thành 9 bộ, nhưng “Pháp sư Chân Đế cộng thành bảy bộ, đó cũng là sai”.

Theo ghi lại của hệ Thượng tọa bộ, số mục trước sau tuy giống với luận này tổng gồm 11 bộ, nhưng cũng có chỗ khác biệt tên gọi. Như gọi căn bản Thượng tọa bộ là Thượng tọa đệ tử bộ, gọi Độc tử bộ là Khả trụ đệ tử tử bộ, gọi Hiền vị bộ là Hiền thừa bộ, gọi Chánh lượng bộ là Chánh lượng đệ tử bộ, gọi Mật lâm sơn bộ là Mật lâm trụ bộ, gọi Hóa địa bộ là Chánh địa bộ, gọi Pháp tạng bộ là Pháp hộ bộ, gọi Ẩm quang bộ là Thiện tuế bộ hoặc Ẩm quang đệ tử bộ, gọi Kinh lượng bộ là Thuyết độ bộ hoặc Thuyết kinh bộ. Phân phái ngọn nguồn 2 bộ căn bản trở thành 19 bộ.

Theo bản La-thập, trong hệ Đại chúng bộ tuy nêu lên giống với Luận này là gồm có 9 phái, nhưng có khác về tên phái. Như gọi Nhất thiết bộ là Chấp nhất ngữ ngôn bộ, gọi Thuyết xuất thế bộ là Xuất thế gian bộ, gọi Kê dận bộ là Cao-câu-lê (Gokulika), nghĩa là Quật cư, gọi Thuyết giả bộ là Thi thiết hoặc Thi thiết luận, gọi Chế đa sơn bộ là Chi đề ca hoặc Du già. Gọi Tây sơn trụ bộ là A-la-thuyết (Apara-sela Tây sơn) hoặc Phật-bà-đa (Pubba-sela Đông sơn), gọi Bắc sơn trụ bộ là Úc-đa-thi-la.

Gọi Nhất thiết hữu bộ là Tát-bà-đa (Sabbatti) hoặc Nhân luận (Heruvadin), gọi Pháp thượng bộ là Đạt-ma-úc-đa-la (Dharmqttariga), gọi Hiền vị bộ là Bạt-đà-la-úc-ni (Dhadayaniya), gọi Chánh lượng bộ là Di li hoặc Tam di để, gọi Mật lâm sơn bộ là Lục-thành (Sannaharika), gọi Hóa địa bộ là Di-sa-tắc (Mahisaaska), gọi Pháp tạng bộ là Đàm-vô-đức (Dharmagupta), gọi Ẩm quang bộ là Ưu-lê-sa hoặc Ca-diếp-duy (Kasyapuya), gọi Kinh lượng bộ là Tăng-già-lan-đa (Sankranti) hoặc Tu-đa-la-luận (Sautrantika). Và từ căn bản Thượng tọa bộ và Tuyết sơn bộ còn chia 2 bộ, cho nên gốc ngọn Thượng thọa bộ trở thành 12 bộ, gốc ngọn Đại chúng bộ trở thành 9 bộ, gốc ngọn 2 bộ phái căn bản trở thành 12 bộ.

Thông qua đối chiếu 3 bản dịch sẽ thấy quan hệ phân phái ngọn nguồn, khác nhau rất nhiều về tên gọi, trên số mục bộ phái cũng có một số thêm bớt. Đó chỉ là dựa theo 3 bản dịch trên. Ngoài ra, còn thuyết nói có đến phân phái ngọn nguồn gồm có 22 bộ, 24 bộ hoặc 26 bộ, niên đại phân phái và truyền thừa thứ lớp các phái các phái cũng khác nhau rất xa. Thậm chí trong Đại Trí Độ luận, quyển 62 ghi: “Hàng thanh văn nghe pháp vướng tiếng. Phật diệt độ sau năm trăm năm sau, các phái tách ra gồm có năm trăm phái. Từ đó về sau, cầu các pháp làm tướng quyết định, tự chấp vào pháp mà không biết phật là giải thoát, thuyết pháp mà vướng ngữ ngôn”. Theo đoạn trên, nói đến từ 2 phái căn bản rồi tách ra 18 phái, là hơi lưu truyền xa xưa.

VI. DANH NGHĨA VÀ HỌC THUYẾT CHỦ YẾU CÁC BỘ PHÁI

Căn bản trong phân chia 2 bộ, do đó mà lập tên Đại chúng và Thượng tọa. Nay chỉ luận thuật ngắn gọn về học thuyết, nếu muốn tiến thêm một bước để hiểu rõ, có thể tham khảo 2 cuốn sách: Ấn Độ Phật Học Nguyên Lưu Lược Giảng của nhà Phật học Lữ Trừng và Ấn Độ Bộ Phái Phật giáo Triết Học Sử của Giáo sư Lý Thế Kiệt. Căn cứ thứ tự bộ phái mà luận này đã ghi, trước hết vẫn là nói đến học thuyết Đại chúng bộ. Luận này không luận thuật chuyên môn về học thuyết Đại chúng bộ. Cũng từ trong Đại chúng bộ mà phân chia ngọn ngành bộ phái, nhưng các bộ phái vẫn duy trì đồng nghĩa bổn tông, tức là cần phải biểu hiện quan điểm chủ yếu của Thượng tọa bộ.

Đại chúng bộ có những quan điểm tư tưởng sau đây: 1, chủ trương Phật thân vô lậu; 2, phủ định có năm uẩn; 3, hữu thể hiện tại, vô thể quá khứ, vị lai; 4, năm căn lấy xác thịt làm thể; 5, thể sáu thức có thể hoán chuyển một lúc; 6, phiền não và tâm bất tương ưng; 7, tâm tánh bản tịnh; 8; tâm tâm sở pháp đều có thể liễu biệt tự tánh; 9, chủ trương chín loại thuyết nhất thể vô vi; 10, la-hán bất thoái chuyển; 11, các thọ đều khổ, khổ có thể dẫn sanh đường thánh. Những chủ trương này của Đại chúng bộ, cũng xem là dựa trên Thượng tọa bộ mà nêu ra.

Nhất thiết bộ chủ trương pháp thế gian và xuất thế gian đều không thực thể, chỉ là một thứ giả danh mà được danh. Thuyết xuất thế bộ cho rằng pháp thế gian là dựa vào điên đảo mà khởi lên, điên đảo không thật, vì vậy pháp thế gian là một thứ giả danh, chỉ có dựa vào tu đạo mà hoạch đắc pháp thế gian mới là thực hữu, từ đó mà có tên là Thuyết xuất thế bộ. Hai phái này đều dựa trên chủ trương học thuyết Đại chúng bộ rồi lập danh, từ tên gọi phái mà có thể hiểu rõ tư tưởng chủ yếu của chúng.

Tên gọi Kê Dận bộ, dựa theo Khuy Cơ sớ viết, xưa có tiên nhân, ham dục vô độ, thích ăn tạp gà, sau đó sinh trong dòng quý tộc, tên là Kê Dận. Kê Dận là chủng tánh tiên nhân trong Bà-la-môn. Do người chủ phái họ Kê Dận, nên dựa theo chủ phái mà lấy tên Kê Dận bộ. Phái này chỉ hoằng dương A-tì-đạt-ma (Đối pháp), tức là luận điển, mà không hoằng dương Kinh và Luật.

Cho rằng Kinh và Luật đều là học thuyết biến thông làm phương tiện Phật giáo, chỉ có Luận mới là chân thực thuyết đúng. Luận là một loại thuyên thích về Kinh, Luận theo biến hóa thời đại mà biến chuyển trên nền tảng vốn có. Phái này đề xướng những việc ăn, đi, đứng đều có thể theo đó mà thích nghi, không bảo thủ tư tưởng. Tư tưởng này, rõ ràng có phá trừ ý đồ chủ nghĩa giáo điều. Nhìn chung, tư tưởng 3 phái này đều có đặc sắc luận điểm rất rõ ràng, có đủ tính thoáng rộng rất lớn.

Đa văn bộ tương phản với Kê dận bộ. Phái nhấn mạnh cần phải học rộng ba tạng. Người chủ phái đề xướng đa văn, và có đủ uy đức đa văn, cho nên Khuy Cơ nói phái này là “Từ đức thành danh”. Phái cho rằng chỉ có ngũ âm (五音 bản dịch Chân Đế là ngũ minh 五鸣): khổ, vô thường, không, vô ngã, niết-bàn tịch tịnh mà Đức Phật nói, mới là thuyết xuất thế gian, ngoài ra đều là thuyết thế gian, và khẳng định năm việc của Đại Thiên. Quan điểm này có nhiều điểm tương đồng với Nhất thiết hữu bộ. Nhất thiết hữu bộ là một bộ phái chủ yếu trong Thượng tọa bộ, mà năm việc của Đại Thiên là đại biểu cho Đại chúng bộ, từ đó thấy được pháinày có đủ đặc sắc lý luận dung hòa cả Đại chúng bộ và Thượng tọa bộ.

Thuyết giả bộ là hỗn hợp đặc sắc lý luận của Nhất thiết bộ và Thuyết xuất thế bộ. Cho rằng bất luận là pháp thế gian hay là pháp xuất thế gian đều có đủ một mặt giả và một mặt thật, và không đồng ý Nhất thuyết bộ cho rằng quan điểm pháp thế gian và xuất thế gian đều giả, cũng bất đồng ý kiến Thuyết xuất thế bộ cho rằng pháp xuất thế gian là thật, quan điểm tuyệt đối pháp thế gian là giả. Tất nhiên pháp thế gian và xuất thế gian có giả có thật, đều có thể thông qua giả danh, từ đó lập danh là thuyết giả bộ. Điểm đặc sắc lý luận là từ giả có thể thông thật. Bản La-thập gọi tên phái là Thí thiết hoặc Thí thiết luận. Lý luận đặc thù Phái này đúng thực phi thường.

Luận này cho rằng, Chế đa sơn bộ, Tây sơn trụ bộ và Bắc sơn trụ bộ là phân phái sau cùng của Đại chúng bộ. Nguyên nhân phân phái này là có vị Đại Thiên biểu hiện điều mục “Năm việc của Đại Thiên”, rồi dẫn đến không ít tranh luận mà chia 3 phái này. Khuy cơ nói “Chế Đa bộ là chỉ cho Đại Thiên trước kia vị lãnh tụ ngoại đạo, sau bỏ ngoại đạo, quy chánh đạo, bác học đa văn, rồi ở trên núi Chế Đa. Dãy Chế Đa có nhiều ngọn núi, từ đó lập danh”.

Bởi vì Đại Thiên ở trên núi này, nên phái này gọi là Chế đa sơn bộ, tăng đoàn không hợp với Đại Thiên, bèn từ núi Chế đa tới ở Tây sơn nên gọi Tây sơn trụ bộ, từ núi Chế đa tới Bắc sơn nên gọi Bắc sơn trụ bộ. 3 phái này đều lập danh từ chỗ ở. Học thuyết của 3 phái này là “Như vậy ba phái đồng nghĩa bổn tông, các vị bồ-tát không thoát nẽo ác, nuôi nghiệp cúng dường lập thờ xá-lợi (tháp) , không đắc quả vị Phật, a-la-hán vẫn bị dư sở dụ, năm việc này và giống với giáo nghĩa, nhiều sở chấp giống học thuyết Đại chúng bộ”. Thấy được không khí sùng bái chùa tháp lúc đó đã khá lưu hành, và có ẩn tàng chuyển nhượng tư tưởng công đức, cho đến tinh thần từ bi của Bồ-tát là lấy để cứu vớt chúng sinh mà không lìa khỏi đường ác. Những ý nghĩa này, sau đó đều là nền tảng lý luận làm khởi lên tư tưởng Đại thừa.

Luận này ghi việc phân phái của Thượng tọa bộ là kế thừa từ Đại chúng bộ rồi sau đó mà khởi lên. Tư tưởng chủ yếu của những phái này, được Lữ Trừng tổng kết gồm có 10 điểm: 1, phủ định thể thực hữu hai đời (quá khứ, vị lai); 2, cho rằng không tất cả pháp đều thực có; 3, phủ định có năm ấm; 4, hiện quán là đốn đắc; 5, chủ trương a-la-hán bất thoái; 6, phiền não và tâm bất tương ưng (Phật giáo Nam phương có lúc cũng nói về tương ưng); 7, chủ trương tâm tánh bản tịnh (Phật giáo Nam phương cho rằng tâm tánh không nhất định tịnh); 8, phủ định vị lai thọ báo hữu thể nghiệm; 9, các phái thuộc Thượng tọa bộ không nhất chí quan điểm Đức Phật không phải như Tăng đoàn, Hóa địa bộ đặc biệt chủ trương Phật cũng là Tăng đoàn, không thể đem Phật cô lập nằm ngoài Tăng đoàn; 10, phủ định có nhân ngã. 10 điểm này so với tư tưởng chủ yếu của Đại chúng bộ như nêu ở trên, sẽ phát hiện có những quan điểm tương tự. Nhưng sau đó trong bộ phái phân chia ngọn ngành từ Thượng tọa bộ, nên nhiều bộ phái có quan điểm nguyên hữu từ căn bản từ Thượng tọa bộ, rồi phát triển ra những phân nhánh nào đó.

Nhất là trong đó có Nhất thiết hữu bộ, theo đó mà lần lượt phát triển lớn mạnh. Lý luận phái này sau đó hầu như phát triển trở thành thay thế quan điểm cho Đại chúng bộ. Đồng thời trong hệ Thượng tọa bộ, chỉ có tư liệu của phái này khá giử gìn hoàn chỉnh sau đó. Cho nên muốn hiểu rõ tư tưởng Thượng tọa bộ, phải đọc nhiều nội dung ở trong tư liệu phái này. Chẳng qua, phái này rốt ráo là một chi phần của Thượng tọa bộ, nên trên lý luận không thể phản ánh toàn diện tư tưởng đúng đắn của Thượng tọa bộ.

Phái này cho rằng tất cả pháp đều là thực có, nên gọi là Nhất thiết hữu bộ. Khuy Cơ nói: “Nhất thiết hữu, Nhất thiết có hai, một là hữu vi, hai là vô vi. Hữu có ba đời, vô vi cách đời, nên thể đều có, gọi Nhất thiết hữu, vì nói nên nghĩa thuyết phái này đều sinh cho nên nó phân biệt nhiều. Từ đó lập tên gọi, tên là Thuyết nhất thiết hữu bộ”. Rõ ràng khác thường phái này dựa vào quan điểm nhận thức về pháp khác để lập tên phái. Từ tên gọi phái mà biết tư tưởng căn bản của phái tức là chủ trương tam thế thực hữu, pháp thể hằng hữu. Quan điểm của phái cũng có nhiều khác thường. Luận này cũng khá nói đến Phái, quan điểm của Luận sư Hữu bộ có ghi rõ ràng (ghi lại có 44 loại, do khuôn khổ bài viết, nên ở đây không nêu ra mồn một). Đương nhiên, điều này và tác giả luận này là thuộc quan hệ rất nhiều đến học thuyết của phái này.

Tuyết sơn bộ là do vốn từ Thượng tọa bộ rồi chuyển tên gọi khác. Khuy Cơ sớ ghi: “Đệ tử Thượng tọa bộ vốn hoằng kinh giáo, Khởi thuyết nhân bộ (tức là Nhất thiết hữu bộ) hoằng rộng Đối pháp (Luận). Đã thông nghĩa lý lại rời khỏi thượng tọa bộ. Thuyết nhân lúc đó dần phát triển, còn Thượng tọa bộ bị chậm lại. Thuyết nhân dựa trụ xứ củ, Thượng tọa bộ chuyển nhập Tuyết sơn, theo trụ xứ mà lấy tên, gọi Tuyết sơn bộ”.

Từ sau khi Nhất thiết hữu bộ tách ra từ Thượng tọa bộ, Nhất thiết hữu bộ nghiêng về hoằng truyền luận, thế lực phát triển vượt trên gốc Thượng tọa bộ, nên gốc Thượng tọa bộ cũng chuyển nhập Tuyết sơn bộ. Điều này đại khái là Nhất thiết hữu bộ hoạch đắc từ trong hệ Thượng tọa bộ, nhưng có một nguyên nhân sâu xa nên rất ảnh hưởng. Dựa theo lời Giáo sư Lý Thế Kiệt (李世杰), Tuyết sơn nêu ra ở đây có thể là nước Nepal hiện nay. Trong luận ghi học thuyết chủ yếu của Tuyết sơn bộ gồm có 5 điểm: 1, Bồ-tát như là dị sanh (phàm phu); 2, bồ-tát ở trong bào thai mà không khởi tham ái; 3, ngoại đạo không thể đắc 5 loại thần thông; 4, Đức Phật không có trụ phạm hạnh; 5, cũng thừa nhận năm việc của Đại Thiên. Trong 5 điểm này, thì điểm 2 và điểm 5 vốn pha trộn nhiều, mang sắc thái lý luận của Đại chúng bộ.

Độc tử bộ tách ra từ Nhất thiết hữu bộ. Nam truyền gọi phái này là Bạt kì bộ, Bắc truyền gọi Độc tử bộ. Bản Chân Đế và trong Tây Tạng truyền đều gọi Khả trụ tử đệ tử bộ. Độc tử là họ của chủ phái, dựa vào chủ phái mà lấy tên phái. Đặc thù trong lý luận, cho rằng bổ-đặc-già-la là thực có, chia niết-bàn ra ba loại: học, vô học, câu phi. Đem tất cả pháp mà Đức Phật nói chia ra năm loại: pháp hiện tại, pháp quá khứ, pháp vị lai, pháp vô vi, pháp bất khả thuyết. Luận về tu đạo, có lập khuynh tâm thứ 12 gọi là hành hướng, thuyết tâm thứ 13 gọi là trụ quả; điều này và thuyết khuynh tâm thứ 15 của Nhất thiết hữu bộ là hành hướng, tâm thứ 16 (8 nhẫn + 8 trí) mới gọi bất đồng trụ quả. Hành hướng (行向) là chỉ cho từ quả tu-đà-hoàn cho đến quả a-la-hán, trụ quả là chỉ cho chứng đắc quả a-la-hán.

Sau đó, Độc tử bộ chia ra bốn bộ: Pháp thượng bộ, Hiền vị bộ, Chánh lượng bộ, Mật lâm sơn bộ. Nguyên nhân tách phái là do từ bất đồng kiến giải trong bài tụng “Đã giải thoát vẫn đọa, đọa do vẫn còn tham, được cái vui an hỷ, từ hạnh vui đến vui”. Khuy Cơ sớ ghi chấp nghĩa (执义) gồm có 4 loại:

1, A-la-hán có khác nhau về thoái, trụ, tiến. 2 câu đầu giải thích về thoái, câu 3 giải thích về trụ, câu cuối giải thích về tiến. Đó là quan điểm Pháp thượng bộ.

2, Có khác về vô học Tam thừa. 2 câu đầu giải thích về a-la-hán, câu 3 giải thích về độc giác, câu cuối giải thích về Phật. Đó là quan điểm của Hiền vị bộ.

3, Trong 4 quả có 6 hạng người: 1, người giải thoát, tức là quả tu-đà-hoàn (đã giải thoát); 2, người đều bị (sẽ đọa), tức là hướng quả thứ 2; 3, người quả nhất lai (vẫn còn); 4, người thế gian (đọa do tham); 5, người không trở lại (được sở lạc an hỷ); 6, a-la-hán (từ hạnh vui đến vui). Đó là quan điểm Chánh lượng bộ.

4, 6 loại vô học, thoái nghĩ được trụ, kham nhẫn bất động: 1, hạng người thứ 1 là “vẫn đọa”; 2, hạng người thứ 2 là “đã giải thoát”; 3, hạng người thứ 3 là “đọa do tham”; 4, hạng người thứ 4 là “vẫn còn”; 5, hạng người thứ 5 là “được cái vui an hỷ”; 6, hạng người thứ 6 là “theo làm cái vui theo đó mà vui”. Đó là quan điểm Mật lâm sơn bộ.

Do từ nêu lên giải thích bất đồng trong bốn phái về bài tụng này, từ đó cũng chia 4 phái. Khuy Cơ sớ có ghi nguyên nhân tách ra của 4 phái này, sớ ghi: “Hoặc có bốn phái này giải thích khác nhau, và chuộng về Xá-lợi-phất A-tì-đạt-ma mà ít chuyên chuyên về nghĩa. Dồi dào văn nghĩa, sau viết các luận. Còn theo tôn chỉ mà trước luận nghĩa kinh, dần chia ra bộ phái”. Trong sớ cho rằng cũng do từ giải thích bất đồng nội dung Xá-lợi-phất A-tì-đạt-ma luận mà họ phân phái.

Pháp thượng bộ là dựa vào tên chủ phái rồi lấy tên. Khuy cơ sớ ghi: “Hữu pháp cao vời, nên gọi Pháp thượng, hoặc có pháp xuất thế vượt trên mọi người, nên gọi Pháp thượng”. Thấy được, vị chủ phái phải là một vị cao đức vượt trên người. Hiền vị bộ là từ lai lịch mà lấy tên. Hiền là danh tự của chủ phái, vị nghĩa là có con cháu. Chủ phái này là con cháu của a-la-hán Hiền, cho nên gọi là Hiền vị bộ. Khuy Cơ sớ ghi tên gọi Chánh lượng bộ: “San định quyền hành, nên gọi là lượng. Lượng không tà lầm, nên gọi là chánh. Lập phái này, nghĩa pháp rất sâu, rõ định rõ tà, tự xưng là chánh. Từ chỗ lập pháp, lên tên sáng phái”.

Rõ ràng, phái này cũng từ trên nhận thức từ Đối pháp khác để lập tên phái. Mật lâm sơn bộ là từ chỗ ở mà lấy tên, bởi vì nơi chốn của chủ phái ở, gần đó một rừng rậm sum suê, gốc đó nên lấy tên Mật lâm sơn bộ. Do từ thiếu khuyết văn hiến, nên những lý luận của 4 phái này đến nay vẫn khó khảo rõ. Cứ thuyết, chỉ có tư tưởng Chánh lương bộ là được ghi lại trong các kinh luận, nhưng hạn hẹp nhiều nghĩa từ. Luận này và Luận sư Thế Hữu cũng không có tiến hành ghi thuật về đồng nghĩa bổn tông hoặc đồng nghĩa dị tông về 4 phái này.

Hóa địa bộ là tách ra từ trong Nhất thiết hữu bộ, rồi sau đó kế thừa từ Độc tử bộ. Chủ phái của phái là một vị vua. Vua thống trị đất nước và dẫn dắt nhân dân trong nước, sau khi xuất gia, các đệ tử sùng ngưỡng phong cách lúc làm vua của vua mà chăm lo nhân dân, cho nên lấy tên Hóa địa bộ. Chân Đế gọi là Chánh địa bộ, tức là dựa vào lãnh thổ đất nước mà lấy tên này, trong Văn-thù Vấn kinh gọi là Đại bất khả khí bộ, nhưng Khuy Cơ lại không tán đồng tên gọi này.

Quan điểm chính của phái là: 1, pháp quá khứ và vị lai là không, pháp hiện tại và vô vi là có; 2, hiện quán một lúc tứ đế; 3, lúc ngũ không phải là tâm, cũng không phải tâm sở; 4, ngoại đạo không thể đắc năm loại thần thông; 5, phủ định thân trung ấm; 6, quả tu-đà-hoàn có lùi, quả a-la-hán không lùi; 7, pháp vô vi gồm có 9 loại; 8, Phật ở trong Tăng đoàn, Tăng đoàn cũng có thể hoạch đắc quả báo lớn; 9, Phật và hàng Độc giác, Thanh văn cùng một đạo giải thoát; 10, tất cả hành đều là sát-na diệt.

Theo trên, không những trong Luận ghi lại tư tưởng chia bộ của phái, mà những quan điểm này cũng là nghĩa thuyết bổn tông của phái. Dị nghĩa mạt tông cho rằng pháp quá khứ và vị lai có thực thể, tương phản với đồng nghĩa bổn tông thừa nhận có trong có, đồng thời có chứa đựng tư tưởng thức căn bản. phái chủ trương quan điểm nghiệp là do lấy tư duy làm thể, và tồn tại quan điểm cúng dường chùa sẽ hoạch đắc ít quả báo. Thấy được, Luận bảo tồn khá toàn diện về tư tưởng của phái.

Pháp tạng bộ còn gọi là Pháp mật bộ. Khuy Cơ nói ý nghĩa hai chữ tạng (藏) và mật (密) là là giống nhau, lấy tên người là lập tên phái là Pháp tạng bộ. chủ phái cho rằng tất cả phật pháp gồm có 5 tạng: kinh, luật, luận, chú, bồ-tát. Quan điểm này không phù hợp với ý gốc của Hóa địa bộ, cho nên mới tách ra từ Hóa địa bộ, rồi lần lượt thờ ngài Mục-kiền-liên làm thầy, để duy trì quan điểm năm tạng của mình.

Ngoài ra, phái còn có 3 quan điểm và bất đồng với quan điểm với Hóa địa bộ là: 1, cho rằng Đức Phật tuy là trong hàng Tăng đoàn nhưng quả báo của Đức Phật hoạch đắc là quả báo lớn so với Tăng đoàn đạt được; 2, người cúng dường tháp sẽ hoạch đắc quả báo lớn; 3, Đức Phật và hàng Độc giác, Thanh văn tuy nhiên là cùng một giải thoát, nhưng con đường thánh thì khác nhau. Đồng thời, họ thừa nhận ngoại đạo không thể đắc 5 loại thần thông, và cho rằng thân a-la-hán đều là vô lậu. Trong luận này nói đến nhiều quan điểm của phái tương đồng với Đại chúng bộ. Dựa điều này, thấy được phái này ngoài lý luận đặc sắc của mình, còn có pha trộn một số tư tưởng nào đó của Đại chúng bộ.

Phân phái lần thứ 3 của Nhất thiết hữu bộ là Ẩm quang bộ, cũng gọi là Thiện tuế bộ. Khuy Cơ sớ ghi: “Ẩm Quang, tên Ca-diếp-ba, dòng Bà-la-môn. Xưa có vị tiên, thân có ánh sáng, soi rọi khắp cả, đều hiện bày khắp, không gì ngăn che, hay uống ánh sáng, nên gọi Ẩm quang. Chủ phái này tộc H'Mông, có tên Ẩm Quang.

Người chủ phái này, thân có ánh sáng, uống nuốt ánh sáng, nên tên Ẩm Quang. Chủ phái lúc nhỏ, tính hiền có đức, nên lập tên phái, gọi là Thiện tuế, lúc nhỏ vị này có đầy đủ hạnh hiền, nên có tên là Ẩm quang, hay còn gọi là Thiện tuế”. Theo 3 điểm trên, thuyết minh nguyên do chủ phái tên Ẩm quang. Phái này dựa vào dòng tộc của chủ phái mà lập tên phái, Thiện tuế bộ là dựa theo tên mà lập tên phái. Học thuyết chính của phái là: 1, cho rằng lúc chưa dứt phiền não thì phiền não có thực thể, lúc biến tri giải thoát, phiền não đã đoạn thì thực thể cũng không; 2, nghiệp quả không có trước mắt, quá khứ có thể, nếu nghiệp báo trước mắt, nghiệp đã quá khứ thì thực thể sẽ không; 3, các hành (nghiệp) đều lấy quá khứ làm nhân, mà không lấy vị lai làm nhân; 4, tất cả hành đều là sát-na diệt; 5, pháp hữu học có quả chín muồi, quan điểm này giống với Pháp tạng bộ. Trong 5 điểm này, điểm 1 và điểm 3 bất đồng với Nhất thiết hữu bộ, điểm 4 bất đồng với Độc tử bộ.

Phân phái sau cuối của Nhất thiết hữu bộ là Kinh lượng bộ, còn gọi là Thuyết chuyển bộ, bản Chân Đế gọi là Thuyết độ bộ. Phái này lấy kinh điển làm cốt lõi, mà không lấy luật hoặc luận làm chính yếu. Tức là tất cả thực hành đều lấy kinh làm chuẩn, lấy kinh làm chứng, cho nên phái này tự xưng lấy ngài Khánh Hỷ (Nan-đà) làm thầy. Bởi vì ngài Nan-đà lúc kiết tập lần thứ nhất, ngài chuyên hoằng kinh tạng. Từ đó thấy được phái này và Kê dận bộ cũng có chỗ bất đồng về hoằng luận tạng.

Về tam tạng thì phái này cũng không như Đa văn bộ, và phái này còn gọi Thuyết chuyển bộ. Khuy Cơ sớ ghi: “Luận sư phái Thuyết chuyển bộ nói có chủng tử, tuy chủng tử hiện tại tương tục, chuyển tới đời sau, nên nói thuyết chuyển”. Đương nhiên, chủng tử thuyết này bất đồng với chủng tử mà duy thức sau đó nói đến. Nhưng trong chủng tử này trở thành có công năng tương tục, và nêu ra quan điểm chủng tử có thể từ đời này chuyển tới đời sau. Tư tưởng chủng tử duy thức Đại thừa sau đó cũng ảnh hưởng qua phái này.

Lại nữa, chữ ‘chư uẩn’ (诸蕴) mà trong phái nói đến cũng khá liên quan đến chữ ‘chủng tử’. Phái này cho rằng chúng sinh có hành vi hữu lậu, ắt hẳn không thể dứt phiền não, cũng hàng phục phiền não, nhưng cũng không thể tách rời uẩn thể (蕴体) để tìm cầu một cõi niết-bàn khác nằm ở ngoài uẩn thể, nên phái này chủ trương có “thắng nghĩa bổ-đặc-già-la” (胜义补特伽罗). Đó cũng là quan điểm phái nói đến “Trong vị sinh khác cũng có pháp thánh”. Rõ ràng tư tưởng này có rất nhiều điểm tương tự với tư tưởng Phật tánh.

Ngoài ra, phái này còn đem cái gọi là ‘chư uẩn’ chia thành hai loại, đó là căn biên uẩn và nhất vị uẩn. Nhất vị uẩn (一味蕴) là chỉ cho từ vô thỉ cho ý thức nhỏ hòa hợp triển chuyển một vị từ vô thỉ đến vị lai, tương đương với bốn uẩn: thọ, tưởng, hành, thức trong năm uẩn. Căn biên uẩn (根边蕴) là căn bản của sở y sinh tử, tương đương với sắc uẩn trong năm uẩn. Nhưng nói tương đối thì nhất vị uẫn vẫn là thuộc từ chỗ đứng thứ bên, do đó tên nó là căn biên uẩn. Theo quan điểm trên, thấy được niên đại phân phái của phái là (dựa theo quan điểm luận này ghi thì phái này xuất hiện đầu 400 năm sau Đức Phật diệt độ). Học thuyết phái tương đối như những phái khác. Những tư tưởng nào đó của phái đã thúc đẩy hưng khởi tư tưởng Đại thừa về sau, nên có ảnh hưởng nhất định.

Thấy được gốc ngọn 18 bộ phái, có được cũng từ học thuyết và đặc điểm để lập tên bộ phái như: Nhất thiết bộ, Thuyết xuất thế bộ, Thuyết giả bộ, Thuyết nhất thiết hữu bộ (Thuyết nhân bộ), Kinh lượng bộ, Chánh lượng bộ. Cũng có dựa vào tên gọi của vị chủ phái hoặc tộc tánh để lập tên gọi phái, như: Kê dận bộ, Độc tử bộ, Hiền vị bộ, Pháp tạng bộ. Cũng có dựa vào đức hạnh của vị chủ phái để lập tên phái như: Đa văn bộ, Pháp thượng bộ, Hóa địa bộ, Ẩm quang bộ. Cũng có dựa vào chỗ ở để lập tên phái như: Chế đa sơn bộ, Tây sơn trụ bộ, Bắc sơn trụ bộ, Tuyết sơn bộ, Mật lâm sơn bộ.

Ngoài ra, từ trong quan điểm, học thuyết, chủ trương của các phái mà nó phản ánh thời kì bộ phái Phật giáo, giáo nghĩa Phật giáo sơ kì hoặc quan điểm khía cạnh giới luật. Bởi vì lúc Phật ở đời, giáo nghĩa mà Ngài tuyên dương là lấy con người làm chủ chốt, xem vô ích khi lý luận về giải thoát đau khổ cho con người, rồi lần lượt hoạch đắc vứt bỏ thái độ không bàn đến nó, sau đó lưu tồn rất nhiều lĩnh vực thảo luận lý luận Phật giáo. Đức Phật nhập diệt không bao lâu, giáo đoàn rời bỏ trung tâm, cũng không có người thẩm định sau cuối việc tranh nghị về giáo nghĩa.

Do đó, “Theo phong tục, dân tình mà giử giới luật” (tùy phương tì-ni 随方毗尼) hoặc tùy theo lưu biến thời gian và không gian của Phật-đà chế định, đã có những tình huống không phù hợp lúc đó. Do vậy, việc phân chia bộ phái cũng trở thành xu thế tất yếu trên sử phật triển Phật giáo Ấn Độ, đồng thời, là tiêu chí tiếp xúc hình thành về đa nguyên hóa Phật giáo.

Cũng từ học thuyết các phái, thì tiêu điểm tranh luận lúc đó, đại khái hầu như cũng không ngoài những phương diện: bất đồng quan điểm về Phật-đà, Bồ-tát, La-hán giữa các phái; 2, tranh biện về pháp thực hữu hoặc phi thức hữu ba đời; 3, tranh luận về những giáo lý như: tứ đế, năm căn, sáu thức, 12 xứ; 4, tâm là tịnh hay nhiễm, nhận thức về tâm và tâm sở pháp; 5, bất đồng việc nghiêng nặng giáo điển ba tạng; 6, thảo luận về thân trung ấm; 7, suy luận Đức Phật là không biểu hiện có phạm hạnh; 8, phân tích về nghiệp quả, phiền não, chánh quả giải thoát; 9, thảo luận về pháp vô vi; 10, quan điểm về ngoại đạo không thể đắc năm loại thần thông.

Những luận đề này, các phái lúc đó chiếm lĩnh lập trường cho mình, rồi Phật giáo sơ kì ngẫu nhiên đổi sang đàm luận tác phong hình nhi thượng học, tự mình nêu ra vô số quan điểm mà cho là chính xác. Có thể nói, trên trình độ rất lớn này, đã thúc đẩy tiến trình về nghĩa lý hóa phương hướng Phật giáo.

KẾT LUẬN

Luận này thuộc trong điển tịch Phật giáo Bắc truyền, luận thuật rất hoàn chỉnh về tình huống phân chia bộ phái sơ kì, sau đó được Huyền Trang dịch xong bản luận. Theo nội dung phần tụng ở cuối Luận, thì có nhiều bản tiếng Phạn Luận này, do đó Huyền Trang đều tham khảo từ những bản tiếng Phạn khác vốn có lúc đó, còn lấy bản La-thập và bản Chân Đế làm nền tảng, rồi tiến hành dịch lại. Thấy được Luận này thể hiện giá trị văn hiến. Đồng thời cần thấy được việc ghi lại trong Luận vẫn còn những uẫn khúc gì đó về vấn đề bộ phái.

Có rất nhiều vấn đề mà luận không có nói đến, hoặc nói không toàn diện lắm, như: ngữ ngôn sử dụng các phái, nguyên nhân cụ thể việc phân phái, luận sư các phái, những khu vực hoằng hóa chính yếu các phái. Những điều này, đều yêu cầu chúng ta từ Luận này mà tiến hành thảo luận tìm tòi. Lại nữa, cũng phải quy thuộc từ lời lẽ của mọi người qua nhiều tư liệu có ghi lại liên quan đến Luận này. Luận này cũng có mang ý vị tính tranh luận quan điểm nào đó. Bài viết này hầu như không liên quan đến tính tránh luận để phán định về đúng và sai, nguyên nhân trong đó đương nhiên quy thuộc từ năng lực kém cỏi của người viết, cũng từ đó mà khó tránh khỏi lời lẽ sai lầm trong tiểu luận này, nên hy vọng mọi người bỏ qua mà chỉ bảo.

Dịch từ: học báo “Phật học viện Mân Nam”, kỳ 1, 2000

*** Pháp sư Định Nguyên: Tiến sĩ văn học Đại học Tokyo Nhật Bản, hiện nay là phó Giáo sư dạy bộ môn triết học trong Đại học Sư phạm Thượng Hải, Giáo thọ sư Phật học viện Singapore, Phật học viện Mân Nam, Phật học viện Hàng Châu, chuyên nghiên cứu văn hiến học Phật giáo, viết nhiều tiểu luận học thuật.

Từ khóa » Dị Bộ Tông Luận Pdf