Khẩu Xà Tâm Phật Là Gì? - Phong Thủy Tam Nguyên
Có thể bạn quan tâm
Có lẽ trong chúng ta đều đã từng nghe qua câu thành ngữ “Khẩu xà tâm Phật”. Đây là câu nói dùng để ám chỉ những người thường buông những lời nói cay nghiệt, nặng nề, miệng luôn chua ngoa, hay chửi mắng… có vẻ như ác độc, ghê gớm đối với người khác nhưng thực chất họ lại là người hiền lành, tốt bụng, tâm tính tốt đẹp. Chẳng qua có thể do thói quen hoặc tính cách họ nóng nảy, “thẳng như ruột ngựa” nhưng không hề có ý xấu, nói ra mà không toan tính, để bụng. Thực chất câu thành ngữ “Khẩu xà tâm Phật” mới chỉ xuất hiện gần đây, khi mọi người thường nhầm lẫn với câu nói gốc “Khẩu Phật tâm xà" với ý nghĩa trái ngược lại.
Khẩu xà tâm Phật là gì?
Đây là một câu thành ngữ, gồm nhiều từ Hán Việt ghép lại với nhau:
- “Khẩu” có nghĩa là miệng, là lời ăn tiếng nói
- “Xà” có nghĩa là con rắn
- “Tâm” là tâm địa, tính tình của con người
- “Phật” là Đức Phật
Từ trước tới nay trong quan niệm dân gian Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, linh vật rắn luôn bị coi như là biểu tượng của sự ghê gớm, độc ác, với chiếc lưỡi dài và luôn thở phì phì khi tấn công đối thủ hoặc săn bắt con mồi. “Khẩu xà” ở đây có nghĩa là ác khẩu, được ví như miệng lưỡi của con rắn độc, không nói ra được lời hay ho, tốt đẹp, mà đem tới sự ghê rợn, khó chịu cho người nghe.
Chính vì thế, “Khẩu xà tâm Phật” nghĩa là miệng lưỡi buông ra những lời độc ác, thế nhưng tâm hồn nhân hậu như Đức Phật, sống có tâm tính tốt.
>>> Xem thêm: Vì sao khi lễ Phật phải chắp tay?
Người “Khẩu xà tâm Phật” có thực sự tốt?
Đó thực sự là quan điểm sai lầm. Để bao che, bảo vệ cho sự ích kỷ, một số người thường có thói quen nói xấu, khẩu nghiệp với những lời ác khẩu, làm tổn thương tới tinh thần của người khác.
Nhiều người mỗi khi bực bội, tức giận liền mắng chửi người khác… rồi họ được người thân thiết nhận xét rằng “Tuy nó nói cay nghiệt vậy thôi nhưng tâm tính nó tốt. Nó là kiểu người “khẩu xà, tâm Phật ấy mà”. Thế nhưng điều này hoàn toàn sai. Theo như lời Đức Phật răn dạy, ác khẩu (hay được gọi là ác ngữ chính là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu). Điều này gây ra sự hối hận cho con người trong cuộc sống khi nói ra bởi gây ảnh hưởng và làm tổn thương tới người khác.
Phật từng khuyên dạy: “Khẩu nghiệp chính là cái nghiệp nặng nhất của đời người, gánh cả đời cũng không thể hết”.
Những người gọi là ác khẩu, tức là miệng nói ra làm đối phương đau khổ. Ác ngữ là những lời mắng chửi người khác thậm tệ… Ác khẩu không phải là do cái miệng mà chính là lời lẽ của bản thân ác, là do tâm ác mà ra.
Đó là do họ có ý ác nhưng mới chỉ dừng lại ở tâm ác thôi, chứ chưa dám có hành động ác độc. Bởi khi cái tâm của bản thân ác thì mới nói ra được những lời độc ác. Còn nếu cái tâm, cái ý nghĩ của mình không ác thì chẳng bao giờ nói ra những lời ác nghiệt được. Tâm đã thành Phật rồi thì không bao giờ nghĩ ác, nói ác. Vì thế, câu “Khẩu xà tâm Phật” bản chất là có ý ác nhưng họ vẫn chưa dám làm, hành động. Câu thành ngữ trên do người đời nói chứ không có kinh Phật nào nói vậy. Tâm tính tốt nhưng miệng không hiền thì phú quý, vinh hoa có bao nhiêu cũng tiêu tán hết. Đừng có ai biện minh cho những lời nói đầy xấu xa, cay nghiệt của mình. Bởi dù là có “khẩu xà Tâm Phật” đi chăng nữa thì bạn cũng đã khiến người khác phải đau khổ, tổn thương. Mà thực sự, người có tâm tính tốt đẹp chắc chắn không bao giờ buông ra những lời nặng nề với người khác. Một khi họ đã suy nghĩ tới đối phương một cách thật lòng, thì điều họ nói và điều họ nghĩ sẽ luôn đồng nhất, nghĩ thế nào mới nói như vậy. Lời nói ra như thế nào thì bạn chính là người như thế đấy.
Bớt nghe, bớt nói, bớt nhìn
Để tâm thanh tịnh để mình bình an!
Chẳng có một lý do chính đáng nào để ngụy biện cho thói xấu khẩu nghiệp cả, phải chăng đó chính là sự ích kỷ của bản thân, không dám thừa nhận rằng bản thân mình xấu rồi vin vào câu nói “Khẩu xà tâm Phật” như một sự thanh minh đáng hổ thẹn với lương tâm: "Tôi không có ác ý, chỉ là khẩu xà tâm Phật mà thôi". Thực ra đằng sau mỗi cái miệng độc đoán, đều là một trái tim cũng độc ác không kém. Thứ vũ khí gây ra vết thương sâu và khó lành nhất trên đời này chính là lời nói. Lời nói khó nghe lúc nào cũng gây ra sự thương tổn nặng nề hơn bất kỳ nắm đấm hay lưỡi dao nào. Những lời đánh giá nói ra tưởng chừng nhẹ bẫng nhưng lại khiến đối phương khi nghe chịu tổn thương rất nhiều. Không biết rằng từ bao giờ, “khẩu xà tâm Phật" trở thành cái cớ cho việc ăn nói vô duyên, ác độc, không biết uy nghĩ, làm tổn thương tới người khác.
Đạo lý nhân quả trong Phật giáo cho rằng, một hành động, một lời nói hay một suy nghĩ, ý niệm của bản thân, dù là thiện hay bất thiện đều mang tới kết quả nhất định của nó. Những hành động, lời nói, ý nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần, kết quả hiện hành càng rõ ràng hơn và chi phối, tác động mạnh mẽ tới cá nhân đó trong mọi khía cạnh của đời sống hằng ngày. Do vậy, những người thường buông ra những lời nói ác độc, thô thiển để mắng nhiếc, chửi rủa người khác thì chính bản thân người ấy đã thể hiện tâm tính kém văn minh, lối sống thiếu đạo đức, nhân văn. Lâu dần sẽ tự bản thân hạ thấp hình ảnh của chính mình, khiến người xung quanh rời xa. Nói về vấn đề quả báo tạo nên từ ác khẩu, trong Kinh Tứ thập nhị chương có câu chuyện, giữa lòng hồ nước đen kịt có con thú trăm đầu nổi lên, người ta mới bèn hỏi Đức Phật tại sao có con thú trăm đầu, quả báo gì. Phật bảo rằng, con thú trăm đầu đó trước chửi một vị tì kheo (người khất thực) là bò, con chó, đồ khỉ… gán vào vị tì kheo cả trăm con vật khác nhau. Chính vì thế mà kiếp sau trở thành con thú trăm đầu y như lời ông đã nguyền rủa. Vì vậy, những người cho rằng mình thuộc kiểu người “khẩu xà tâm Phật” thực chất trong tâm cũng chẳng hề tốt đẹp. Bởi vì thật sự người có tâm của Phật sẽ không bao giờ làm tổn thương tới kẻ khác. Đa phần những người tự cho rằng mình là người khẩu xà tâm Phật thường nói chuyện khó nghe, nhưng luôn có một lý do tốt đẹp, tuy vô lý nhưng lại thuyết phục: "Vì tôi muốn tốt cho bạn".
Ngày nhỏ, bố mẹ thường mắng vì quá yêu bạn, không muốn bạn mắc phải những sai lầm; khi tới trường, thầy cô mắng bạn là bởi vì mong tương lai của bạn sẽ tốt đẹp hơn; lớn lên nhiều người gièm pha bạn vì chưa có nghề nghiệp ổn định, thất bại trong cuộc sống là vì muốn tốt cho bạn, hy vọng bạn mau chóng ổn định, phát triển.
Nói tóm lại, những lời nói ấy gây ra tổn thương kia luôn có lý do cho mình. Bởi mọi người muốn mình tốt lên nên mới nói chuyện thẳng thắn, phê bình nặng lời. Họ cứ lấy cái cớ muốn tốt cho bạn mà không ngừng đả kích, mỉa mai, sau rồi lại nói do họ có lòng tốt nên mới nói vậy. Những người này không thèm quan tâm tới cảm xúc, tinh thần của bạn mà cứ thế buông ra những lời chỉ trích đầy cay nghiệt, đó chẳng qua là vì sự ích kỷ cá nhân, không đặt mình vòa hoàn cảnh của đối phương để suy nghĩ.
Đó cũng là do bản tính con người. Người sống vốn ích kỷ, làm bất cứ việc gì cũng chỉ nghĩ tới bản thân mình trước, nói chuyện cũng chỉ là để mình vui vẻ, thoải mái đã, sau rồi mới quan tâm tới cảm xúc cá nhân của đối phương. Khi bạn thật lòng suy nghĩ tới người khác thì những lời bạn nói ra và những điều bạn suy nghĩ đều sẽ đồng nhất, lời nói cũng dễ chịu.
Nếu ai đã dám nhận mình là người có “tâm của Đức Phật” thì tại sao lại cứ nói ra những lời khó nghe gây tổn thương cho người khác? Nếu như đã không có ý ác độc thì nên nói những lời tử tế.
Đầu tiên, hãy nuôi dưỡng một tấm lòng bao dung, rộng mở, biết yêu thương, đồng cảm, biết sẻ chia và suy nghĩ tới người khác.
Cuối cùng, khi đánh giá người khác, cần đặt mình vào vị trí của đối phương và căn nhắc thử xem họ sẽ cảm thấy như thế nào? Đôi khi người nói thì vô tình mà người nghe thì có ý. Bạn cảm thấy mình không có ý ác nhưng biết đâu khi người ta nghe xong lại cảm thấy khó chịu và tổn thương. Cho nên khi bạn buông ra những lời đánh giá người khác, bạn cần thử đặt mình vào vị trí của người ta trước tiên. Nếu cảm thấy nghe xong mình sẽ buồn bực, tức giận và khó chịu thì cũng đừng để người khác phải chịu đựng những cảm nhận đó.
Tóm lại, những lời nói ác độc, cay nghiệt sẽ khiến người nghe bị thương tổn, cũng sẽ vạch trần mặt tối tăm trong sâu thẳm tâm hồn bạn. Do đó, hãy học cách ăn nói khéo léo hơn, để trở thành một người dễ mến trong suy nghĩ của những người xung quanh và giúp cho thế giới này là một thế giới đầy sự thân thiện nhé!
>>> Xem thêm: Chân thiện mỹ là gì? Ý nghĩa của chân thiện mỹ trong đạo Phật
Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!
Hotline: 1900.2292
Địa chỉ:
- Văn phòng Thành phố Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội, Việt Nam
- Văn phòng Thành phố Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Văn phòng Thành phố Đà Nẵng: Số 134, Đường Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Từ khóa » Khẩu Xà Tâm Phật Là J
-
Con Người Nói "khẩu Xà Tâm Phật" Chỉ Là Sự Biện Hộ - 24H
-
Khẩu Xà Tâm Phật Là Gì? - Diễn Đàn Chia Sẻ
-
Khẩu Phật Tâm Xà - Wiktionary Tiếng Việt
-
Làm Gì Có Cái Gọi Là "khẩu Xà Tâm Phật", đã Phun Ra Nọc Rắn Thì Chắc ...
-
Khẩu Xà Tâm Phật Là Gì ? Có Người Khẩu Xà Tâm Phật Không? - Vnhoi
-
Giải Nghĩa Của Câu Thành Ngữ Khẩu Xà Tâm Phật - Mai Anh - HOC247
-
Bạn Tin Chăng Câu Nói: Khẩu Xà , Tâm Phật ? - .vn
-
Sai Lầm Khi Quan Niệm “khẩu Xà Tâm Phật” | Giác Ngộ Online
-
“Khẩu Phật Tâm Xà” - Gõ Tiếng Việt
-
Đừng Bảo "khẩu Xà Tâm Phật" Vẫn Là Người Tốt, Trong đạo ... - SOHA
-
Nếu Cho Rằng Khẩu Xà Tâm Phật Vẫn Là Người Tốt Thì Bạn đã Sai Rồi
-
Phật Khẩu Xà Tâm Từ Hán Việt Nghĩa Là Gì? - Từ điển Số
-
Khẩu Phật Tâm Xà | Tech12h
-
“Khẩu Xà Tâm Phật” Tiếng Anh Nói Thế Nào?