Khi áp Dụng Khoản 3 Điều 29 BLHS, Có Bắt Buộc Phải Khởi Tố
Có thể bạn quan tâm
Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
- Trang chủ
- Hỏi đáp
- Hỏi đáp pháp luật
- Hình sự
- Dân sự
- Hôn nhân gia đình
- Hành chính
- Thương mại
- Lao động
- Đất đai
- Các lĩnh vực khác
- Hành vi cố ý gây thương tích
- Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
- Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì?
- Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi
- Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm
- Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
- Điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
- Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
- “Bệnh hiểm nghèo” quy định điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
- Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
Người gửi: tahuuhuymocchau@gmail.com Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?Câu trả lời
Khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”. Với quy định này, hiện đang có 02 quan điểm chính: - Quan điểm thứ nhất cho rằng trong quá trình thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, nếu người thực hiện hành vi phạm tội có đủ điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành một số hoạt động điều tra rồi mới ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can với căn cứ “được miễn trách nhiệm hình sự”. Như vậy mới đúng trình tự, thủ tục mà BLTTHS năm 2015 quy định (đối chiếu với quy định tại các Điều 143 và 157 BLTTHS năm 2015). - Quan điểm thứ hai cho rằng trong trường hợp này, chỉ cần ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự với lý do “thuộc diện được miễn trách nhiệm hình sự” chứ không cần phải làm các bước như quan điểm thứ nhất bởi lẽ sẽ giảm bớt thủ tục, thời gian, kinh phí… cho các cơ quan tiến hành tố tụng, phù hợp với chủ trương “cải cách, giảm bớt thủ tục hành chính” hiện nay. Ngoài ra, còn có một lý do quan trọng nữa là sẽ có lợi cho người thực hiện hành vi phạm tội vì trong lý lịch của họ sẽ không có “án tích”. Đây là tư tưởng nhân văn, tiến bộ đã được Hiến định. Ngoài hai quan điểm trên, còn có quan điểm cho rằng để việc miễn trách nhiệm hình sự thực hiện đúng quy định của pháp luật mà vẫn có lợi cho người phạm tội, chỉ cần ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra nhưng không khởi tố bị can, sau đó ra quyết định đình chỉ vụ án. Đây cũng là một cách để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Về cơ bản, việc vận dụng quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện hành vi phạm tội cần được thực hiện linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và đặc thù của từng vụ việc, từng nơi, và quan trọng nhất là sự thống nhất quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về đường lối giải quyết vụ án. Trên cơ sở đó, cần có cách thức giải quyết và áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 hợp lý, hợp tình và đúng quy định của pháp luật, tránh áp dụng tràn lan, tùy tiện… Hay nói cách khác, việc áp dụng quy định này cần linh hoạt, đúng pháp luật, tránh cứng nhắc, hình thức, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Vụ 14, VKSND tối cao In bài viếtCác câu hỏi khác
STT | Câu hỏi | Ngày hỏi | Câu trả lời |
---|---|---|---|
1 | Xác định tính hợp pháp của di chúc bằng miệng | 20/05/2020 | |
2 | Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người | 20/05/2020 | |
3 | Thẩm quyền ban hành Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư | 20/05/2020 | |
4 | Đăng ký khai sinh quá hạn cho con khi chưa đăng ký kết hôn | 20/05/2020 | |
5 | Vận chuyển trái phép chất ma túy 54000 viên ma túy tổng hợp thì bị phạm vào Điều nào và khoản nào Bộ luật Hình sự? | 20/05/2020 | |
6 | Có bắt buộc các vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải có Bản yêu cầu điều tra không? | 20/05/2020 | |
7 | Có bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can hay không? | 20/05/2020 | |
8 | Các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau | 20/05/2020 | |
9 | Xử phạt công trình chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC đã đi vào hoạt động | 20/05/2020 | |
10 | Xe may | 20/05/2020 |
Từ khóa » đi Tù Khoản 3
-
KHOẢN 3 TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH QUY ĐỊNH MỨC PHẠT ...
-
Cố ý Gây Thương Tích Khoản 3 Điều 134 Bộ Luật Hình Sự
-
Hành Vi Cố ý Gây Thương Tích - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Tội Cố ý Gây Thương Tích Sẽ Bị Xử Phạt, Hình Phạt Như Thế Nào ?
-
Hình Phạt Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy Theo Luật Hình Sự ?
-
Khoản 3 điều 134 Tội Cố ý Gây Thương Tích - Luật Trần Và Liên Danh
-
Thực Hiện Hành Vi Cố ý Gây Thương Tích Với Tỷ Lệ Tổn Thương Cơ Thể Là ...
-
Cố ý Gây Thương Tích Là Gì? Mức Phạt Với Tội Cố ý Gây Thương Tích
-
Khoản 2 Tội đánh Bạc đi Tù Bao Lâu? Có được Hưởng án Treo Không?
-
Hà Nội, Ngày 1 Tháng 2 Năm 1990 - Bộ Tư Pháp
-
Cần Hướng Dẫn áp Dụng, Sửa đổi Điều 134 Bộ Luật Hình Sự
-
Tội Cố ý Gây Thương Tích Bộ Luật Hình Sự Quy định Hình Phạt Như Thế ...
-
Hành Vi Cố ý Gây Thương Tích đi Tù Bao Nhiêu Năm? - Luật L24H
-
Gây Lộn, đánh Nhau Gây Thương Tích Bao Nhiêu % Thì Bị đi Tù?