Khi Báo Chí Góp Tiếng Nói, Dấn Thân Vì Trách Nhiệm Xã Hội!
Có thể bạn quan tâm
Cùng với đó qua các tác phẩm, tác giả đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng và trách nhiệm xã hội cao cả, kỹ năng nghề nghiệp tinh thông, tạo được hiệu quả xã hội rộng khắp.
Sao để người dân nghèo trên khắp cả nước bớt khổ, bớt nghèo?
Dành cả “thập kỷ” kỳ công theo đuổi, thu thập thông tin, với những chuyến đi thực tế sâu vào các "vùng lõi nghèo" của cả nước để ghi nhận thực trạng, từ đó phân tích, "mổ xẻ" các mâu thuẫn, bất cập để tìm ra lời giải cho "vấn đề cố hữu" bấy lâu nay liên quan đến đất nông lâm trường.
Tại Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI, tác phẩm với loạt 05 bài:"Giải phóng" đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần "cuộc cách mạng" quyết liệt hơn của nhóm tác giả Báo điện tử VietnamPlus đã xuất sắc đoạt giải A.
Nhà báo Võ Mạnh Hùng (đại diện nhóm tác giả) cho biết: Đây là loạt bài đã theo đuổi 10 năm. Trước đó năm 2012 tác giả cũng đã viết về vấn đề này với những bất cập trong quản lý đất nông lâm trường quốc doanh. Tuy nhiên, loạt bài năm 2012 vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết.
"Sở dĩ đây là loạt bài 10 năm bởi trước đó năm 2012, tôi đã có loạt bài về bất cập trong quản lý đất nông lâm trường quốc doanh, nhưng thực tình mà nói, vẫn còn rất nhiều vấn đề đang dang dở, mà tôi luôn nghĩ rằng cần phải làm tốt hơn. Sau đó, qua nhiều chuyến đi thực tế tìm hiểu về các vấn đề khác nhau, tôi vẫn âm thầm tìm hiểu và nghe rất nhiều người dân chia sẻ, nhắn nhủ bằng những câu chuyện nghèo khi họ thiếu đất ở, thiếu tư liệu sản xuất, dẫn tới nhiều người cũng bởi cám cảnh quá đã "bỏ xứ mà đi"; trong khi một phần rất lớn các nông lâm trường, công ty lâm nghiệp 1, 2 thành viên quản lý, sử dụng quá nhiều đất nhưng lại bỏ hoang, không hoặc rất kém hiệu quả”, nhà báo Võ Mạnh Hùng chia sẻ.
Luôn trăn trở và nhận ra rằng, một lớp thế hệ người nghèo hiện tại và có thể rất nhiều lớp lớp thế hệ của tương lai sẽ lại nghèo bởi những lỗ hổng của Luật, những chính sách không còn phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là từ sự bế tắc, bất cập trong chính cách quản lý, sử dụng đất hiện tại, nhà báo Võ Mạnh Hùng luôn đau đáu câu hỏi: Liệu có giải pháp nào để giải quyết, để giúp hàng vạn hộ dân nghèo trên khắp cả nước bớt khổ, bớt nghèo?
Nhờ "bắt đúng mạch" của những vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất đai nông lâm trường sau hơn 30 năm đổi mới, loạt 5 bài "Giải phóng" đất nông lâm trường: Đã đến lúc cần "cuộc cách mạng" quyết liệt hơn” được đăng tải ngay trước Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, kiến nghị của các đại biểu quốc hội, của các nhà hoạch định chính sách với rất nhiều giải pháp cấp bách.
"Đến nay, hiệu lực xã hội từ loạt bài đã phần nào khẳng định được giá trị của nó và với tôi đó cũng là niềm vui, hạnh phúc mà nghề nghiệp mang lại. Đó là hạnh phúc khi được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thay đổi một chính sách nào đó, giúp người dân thoát nghèo, bớt nghèo, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn…
Điều đặc biệt sau khi loạt bài đăng tải, rất nhiều người dân đã gọi điện cảm ơn, mặc dù báo chí chỉ đóng góp một phần tiếng nói nhỏ thôi, nhưng loạt bài đã truyền tải tiếng nói của người dân, tâm tư nguyện vọng của người dân qua đó lan tỏa ý nguyện, mong mỏi của họ góp phần đưa chính sách vào luật và đang hướng tới việc sửa đổi, đó là thành công của loạt bài này", nhà báo Võ Mạnh Hùng tâm sự.
Những cây rừng thỏa sức vươn lên, sinh trưởng và phát triển!
Còn với loạt bài phóng sự điều tra dài kỳ "Phá rừng pơ mu cổ thụ, "moi ruột" vườn quốc gia trên nóc nhà Đông Dương", nhóm phóng viên Báo NTNN/Dân Việt hướng tới một mục đích chân thành nhất, quyết liệt nhất: Bảo tồn rừng đặc dụng quý hiếm của Việt Nam, chống lại các dấu hiệu tiêu cực, bất minh, bảo kê, vô lối trong tàn sát rừng bảo tồn.
Loạt bài vinh dự nhận Giải B Giải Báo chí Quốc gia năm 2021 thể loại Phóng sự, Phóng sự Điều tra trên Báo in.
Nhà báo Hoàng Văn Chiên - tác giả loạt bài chia sẻ: Điều an ủi nhất là sau khi chứng kiến thảm sát rừng pơ mu cổ thụ trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, phóng viên trực tiếp viết "Thư gửi Chủ tịch UBND Lào Cai, đồng chí Trịnh Xuân Trường" để chống lại các văn bản chống chế nói rằng "dân phá pơ mu về làm củi, làm nhà, chứ không buôn bán thương mại", thì cơ quan chức năng đã không im lặng "khó hiểu" nữa.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã thật sự vào cuộc, đối thoại với phóng viên trên tinh thần xây dựng đã tạo ra một bước ngoặt cho "cuộc chiến". Công an tỉnh Lào Cai bí mật điều tra, trắng đêm mật phục đã bắt giữ các đường dây, 4 cán bộ kiểm lâm đã bị đình chỉ công tác.
Lãnh đạo Cục Kiểm lâm (Bộ NNPTNT) lên hiện trường điều tra. Cục Kiểm lâm có văn bản hỏa tốc về vấn đề các bài báo trên nêu ra ngay sau khi bài 1 trong loạt bài đăng tải được ít giờ. Cùng ngày, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai cũng ra văn bản chỉ đạo và nhiều lần sau đó đã có các văn bản chỉ đạo liên quan đến vụ việc.
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, với loạt bài điều tra, UBND tỉnh Lào Cai đã nhanh chóng vào cuộc, chỉ đạo các bên liên quan kiểm tra, phát hiện, tịch thu, xử lý hàng trăm khúc gỗ pơ mu bị khai thác và buôn bán trái phép. Đặc biệt, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành một chỉ thị về bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng, buôn bán gỗ trái phép!
Các đại biểu Quốc hội đồng loạt lên tiếng. Nhiều tờ báo cũng vào cuộc, lên tiếng, phỏng vấn phóng viên thực hiện loạt bài trên. Một tổ chức quốc tế mời nhóm phóng viên đi trao đổi nghiệp vụ và bàn kế sách tránh được các bi kịch của rừng bảo tồn tương tự.
“Từ đó đến nay, rừng ở Lào Cai, đặc biệt là rừng đặc dụng, phòng hộ được bảo vệ nghiêm ngặt hơn bao giờ hết. Đã hơn 1 năm, những cây rừng thỏa sức vươn lên, sinh trưởng và phát triển mà không phải lo lắng mình sẽ bị chặt hạ, cứ đổ bất cứ lúc nào!”, nhà báo Hoàng Văn Chiên chia sẻ.
Bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh mở!
Nhà báo Phan Hải Đăng (Phan Đăng) – Báo Công an nhân dân, Liên chi hội nhà báo Bộ Công an, tác giả đọat giải B Loạt 2 kỳ: Phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Võ Tiến Trung.
Loạt bài đề cập về vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh mở, bối cảnh rất nhiều biến động.
"Với tinh thần chung hai thượng tướng đã phân tích rất kỹ lưỡng về những biến động quốc tế và cả những vấn đề trong khu vực, để chúng ta luôn luôn có nhưng kịch bản, những phương án bảo vệ bằng được an ninh quốc gia của mình trong thế kỷ 21 đầy phức tạp", nhà báo Phan Đăng chia sẻ.
Cũng theo nhà báo Phan Đăng, khi Báo An ninh thế giới giữa và cuối tháng đăng bài phỏng vấn 2 kỳ đã nhận được rất nhiều phản hồi, là những phản hồi của độc giả, của những người ở trong lĩnh vực an ninh là công an, quân đội, có cả những phản hồi của các nhà nghiên cứu…
"Nhìn chung các phản hồi khá là tích cực, mọi người đánh giá thông qua phân tích của 2 vị thượng tướng là những người rất am hiểu về lịch vực quân sự ở Việt Nam, họ có được cái nhìn, có được sự tham khảo về vấn đề luôn luôn nóng bỏng đối với bất cứ quốc gia nào. Bởi vì nó ảnh hưởng tới sự tồn vong của các quốc gia đó là an ninh, kể cả an ninh truyền thống lẫn an ninh phi truyền thống", nhà báo Phan Đăng cho hay.
Minh Chí
Từ khóa » Gỗ Pơ Mu
-
Bắt Giữ Một Xe Chở Gỗ Quý Pơ Mu Tại Thị Xã Sa Pa
-
Đắk Lắk: Hàng Chục Cây Gỗ Pơ Mu Quý Hiếm Bị Khai Thác Trái Phép
-
Thanh âm Vang Vọng Giữa đại Ngàn
-
Bảo Tồn Bản Sắc Văn Hoá DTTS Trong Thời Hội Nhập: Những "ngọn ...
-
Kiểm Lâm “bó Tay” Trước Nạn Lâm Tặc Gùi Gỗ Pơ Mu Ra Khỏi Rừng
-
Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Bắt ô Tô Chở Gỗ Pơ Pu Trái Phép ở Sa Pa
-
Gỗ Pơ Mu Là Gì? Gỗ Pơ Mu Có Tốt Không?
-
Bản Thơm Ngọc Chiến
-
Trồng Cây Không Chỉ Gây Rừng...
-
Bí ẩn Những Ngôi Nhà Mái Gỗ Của Người Mông Tây Bắc
-
'Báu Vật' Nghìn Tuổi ở Thanh Hóa
-
Những Ngôi Nhà Sàn Cổ, Mái Gỗ Thơm Nức Mùi Pơ Mu
-
Làng Cổ Của Dân Tộc Thái Nghệ An Giữa Khu Bảo Tồn Pù Hoạt 300 ...
-
Vụ 'Chủ Tịch Xã Bắt Gỗ Lậu Về Biếu Cán Bộ': Xử Phạt Tù Dưới Khung