Khí Chất - Ngôi Nhà Trái Tim

NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
NGÔI NHÀ TRÁI TIMHãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
Trang ChínhTrang Chính Latest imagesLatest images Tìm kiếmTìm kiếm
Tìm kiếm
Display results as : Số bài Chủ đề
Advanced Search Advanced Search
Đăng kýĐăng ký Đăng NhậpĐăng Nhập
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học nhân cách
Khí chấtGo down
Tác giảThông điệp
peterduynguyenAdminpeterduynguyenTổng số bài gửi : 143Join date : 18/04/2010Khí chất Empty
Bài gửiTiêu đề: Khí chất Khí chất Icon_minitimeSat May 08, 2010 9:20 pm
KHÍ CHẤT- Pt. Nguyễn Ngọc Duy -1. Khái niệm Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân mang tính ổn định và độc đáo. Nó quy định sắc thái diễn biến tâm lý trong hoạt động tâm lý của con người. Trong các đặc điểm tâm lí để phân biệt người này với người khác thì khí chất có tầm quan trọng nhất. Từ xưa người ta đã nhận thấy có những khác biệt cá nhân rõ rệt trong những đặc điểm bên ngoài của hành vi. Ví dụ như có người thì nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở, dễ thích nghi có người thì lại chậm chạp, khép kín khó thích nghi; có người thì bình thản, ung dung; có người thì lại luôn tất bật, vội vàng. Những đặc điểm của khí chất chỉ thuần túy là các biểu hiện bên ngoài của hành vi và ta không thể đánh giá về mặt đạo đức của con người thông qua các đặc điểm này được. Khí chất chỉ phản ánh sắc thái hoạt động tâm lí của con người về mặt cường độ, tốc độ, nhịp độ của những động tác, cử chỉ... mà thôi. Khí chất không định trước giá trị đạo đức và giá trị xã hội của cá nhân. Người có khí chất khác nhau có thể có chung một giá trị đạo đức. Hoặc những người có khí chất như nhau thì lại có những giá trị đạo đức và xã hội rất giống nhau. Khí chất không định trước những nét tính cách mà chỉ có quan hệ chặc chẽ với tính cách. Khí chất không định trước trình độ của năng lực Như vậy không một thuộc tính nào của nhân cách lại do khí chất tiền định. Nhưng sự thể hiện của tất các thuộc tính của nhân cách điều bị phụ thuộc vào khí chất trong những mức độ nhất định.2. Một vài nét về lịch sử nghiên cứu khí chất Hypocrat một bác sĩ người Hy Lạp (460 – 356 TCN) là người đầu tiên phát hiện ra các loại khí chất của con người. Theo ông thì trong cơ thể người có bốn chất lỏng: máu, chất nhờn, mật vàng, mật đen. Và tùy thuộc vào tỉ lệ và mối quan hệ của các chất dịch này mà con người có những hành vi khác nhau. Sau đó, Galen (130 – 250) bác sĩ người La Mã đã hoàn thiện học thuyết của Hypocrat qua việc phân chia khí chất thành bốn kiểu cơ bản dựa vào các chất dịch chiếm ưu thế a. Xăngganh (kiểu linh hoạt)b. Kiểu phlêmatic (kiểu trầm)c. Kiểu côlêric (kiểu nóng)d. Kiểu Mêlangcôlic (kiểu ưu tư)Khoa học phát triển đã gạt bỏ ý kiến cho rằng khí chất phụ thuộc vào quan hệ và tỉ lệ của các chất dịch trong cơ thể. Tuy nhiên cách chia bốn kiểu khí chất trên là khá chính xác về mặt tâm lý. Nên cách chia này vẫn còn giữ được giá trị cho đến ngày nay. Và cho đến hiện nay thì thuyết thần kinh học của Páplốp đã cho ta một cái nhìn khoa học về khí chất. Theo ông thì cơ sở sinh lý của khí chất là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao hay là kiểu hệ thần kinh. Và căn cứ vào ba thuộc tính cơ bản: cường độ, tính linh hoạt, tính câng bằng của hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế mà Páplốp xếp thành bốn kiểu thần kinh cơ bản tương ứng với bốn kiểu khí chất.3. Các kiểu khí chất điển hìnha. Kiểu linh hoạt (kiểu xăngghanh: mạnh, cân bằng, linh hoạt)Ưu điểm: hoạt bát, vui vẻ, yêu đời, ham hiểu biết, nhận thức nhanh, hướng ngoại, cởi mở, dễ thích nghi với môi trường mới. Nhược điểm: Thiếu sâu sắc, tình cảm dễ thay đổi, thiếu kiên định, hấp tấp, làm việc tùy hứng, dễ nản, nhận thức nhanh nhưng hay quên, không làm được các việc thầm lặng, tỉ mỉ, thích ba hoa. Cách giáo dục: Đưa học sinh vào các nhiệm vụ, hoạt động mang tính kiên trì, tỉ mỉ và mang tính kiềm chế cao. Đồng thời phải thường xuyên đôn đốc, động viên để các em hoàn thành nhiệm vụ được giao.b. Kiểu trầm (kiểu Phlêmatic: mạnh, cần bằng, không linh hoạt) Ưu điểm: ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, sâu sắc, chính chắn, luôn bình tĩnh, hay do dự trong việc đưa ra quyết định Nhược điểm: ít giao tiếp, sức ỳ tư duy cao, thích nghi với môi trường mới chậm Cách giáo dục: Đưa học sinh vào các hoạt động mang tính linh hoạt, sôi nổi. Ngoài ra, giáo viên có thể đưa ra các tình huống và yêu cầu học sinh phải giải quyết nhanh.c. Kiểu nóng (kiểu Côlêric: mạnh, không cân bằng)Ưu điểm: nhanh nhẹn, hăng hái, sôi nổi, nhiệt tình, phản ứng nhanh. Nhược điểm: “dễ bốc, dễ xẹp”, hay cáu gắt, cục cằn, dễ bị kích thích, kiềm chế kém, hấp tấp, dễ vô tổ chức. Cách giáo dục: Đưa học sinh vào các hoạt động mang tính kiềm chế, tỉ mỉ và kỉ luật cao.d. Kiểu ưu tư (kiểu Mêlangcôle: thần kinh suy yếu)Ưu điểm: dịu dàng, suy nghĩ sâu, trí tưởng tượng phong phú, tình cảm bền vững. Nhược điểm: rụt rè, thầm lặng, ít cởi mở, phản ứng chậm, khó thích nghi với môi trường mới, dễ bi quan, đa sầu, đa cảm. Cách giáo dục: Đưa học sinh vào các hoạt động mang tính linh hoạt, sôi nổi và đòi hỏi sự giao tiếp cao. Ngoài ra, giáo viên có thể đưa ra các yêu cầu và nhiệm vụ theo trình tự từ dễ đến khó để học sinh kiểu này có thể hoàn thành tốt, giúp học sinh tự tin hơn. hsbc
LikeDislike
Về Đầu Trang Go down
Khí chấtVề Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Similar topics-
» ĐÔI NÉT VỀ KHÍ CHẤT» Nhà nghỉ chặt chém mùa thi đại học» LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHÍ CHẤT» PHÂN LOẠI KHÍ CHẤT» KHÍ CHẤT THEO HỌC THUYẾT SINH LÝ VÀ TÂM LÝ
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học nhân cách-
Chuyển đến: Chọn Diễn Đàn||--THÔNG TIN CHUNG| |--Thông báo| |--HƯỚNG DẪN| |--Thắc mắc và góp ý|--NGÔI NHÀ TRÁI TIM CLUB| |--Thông báo từ CLUB| |--Tìm hiểu về CLUB| |--THỬ TÀI ỨNG XỬ| |--Chuyên mục "HAI TUẦN MỘT GÓC NHÌN"| |--Gia đình ta cùng thảo luận| | |--Bồ công anh| | |--Cầu vồng| | |--New heart| | |--Full house| | |--Bốn phương| | |--Sản phẩm của ngôi nhà trái tim| | | |--Nhật ký hoạt động| |--Thắc mắc - góp ý| |--Sinh nhật hồng| |--THÀNH VIÊN TỰ BẠCH| |--Thành viên "tám"| |--Danh sách thành viên| |--TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC| |--Kiến thức chuyên ngành| | |--Tâm lý học| | | |--Tâm lý học đại cương| | | |--Tâm lý học giao tiếp| | | |--Tâm lý học nhận thức| | | |--Tâm lý học nhân cách| | | |--Tâm lý học phát triển| | | |--Tâm bệnh học phát triển| | | |--Tâm lý học sư phạm| | | |--Tâm lý học sáng tạo| | | |--Tâm lý học trị liệu| | | |--Tâm lý học tham vấn| | | |--Tâm lý học xã hội| | | |--Tâm lý học thần kinh| | | |--Tâm lý học nhân văn| | | |--Phân tâm học| | | |--Tâm lý học dân tộc| | | |--Tâm lý học hoạt động| | | |--Tâm lý học tội phạm| | | |--Tâm lý học kinh doanh| | | |--Tâm lý học tôn giáo| | | |--Trắc nghiệm tâm lý| | | |--Dòng chảy tâm lý| | | | | |--Giáo dục học| | | |--Giáo dục học đại cương| | | |--Tổ chức hoạt động dạy học| | | |--Tổ chức hoạt động giáo dục| | | |--Lý luận và Phương pháp dạy học Giáo dục học| | | |--Lý luận và Phương pháp dạy học Tâm lý học học| | | |--Giáo dục học phổ thông| | | |--Giáo dục học tiểu học| | | |--Giáo dục học mầm non| | | |--Ứng dụng CNTT trong dạy học| | | |--Dòng chảy giáo dục| | | | | |--Các chuyên ngành khác có liên quan| | | |--Nghề nghiệp| | |--Hỏi đáp, tìm hiểu, thảo luận về ngành tâm lý - giáo dục| | |--Chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp| | |--Địa chỉ văn phòng tham vấn| | | |--Thư viện| | |--Sách| | |--Tài liệu| | |--Test tâm lý| | | |--Thông tin toạ đàm, hội thảo tâm lý - giáo dục| |--TÂM LÝ - GIÁO DỤC VÀ CUỘC SỐNG| |--Tâm sự| |--Những vấn đề của giới trẻ| | |--Tình bạn - tình yêu| | |--Nghệ thuật sống| | | |--Những vấn đề gia đình| |--Những vấn đề về giáo dục| |--Những vấn đề xã hội| |--Phòng tham vấn trực tuyến| |--Thư giãn |--Giải trí - vui cười |--Thế giới Music |--photos |--các trang wed liên kết
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Từ khóa » Ví Dụ Về Các Kiểu Khí Chất