Khí Hậu – Wikipedia Tiếng Việt

Phân loại các vùng khí hậu trên thế giới

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa. Sơ đồ phân loại khí hậu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay do ông Wladimir Koeppen phát triển.

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài.[1] Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm,[2] nhưng có thể khác tùy theo mục đích sử dụng. Khí hậu cũng bao gồm các số liệu thống kê theo ngày hoặc năm khác nhau. Từ điển thuật ngữ của Nhóm hội thảo đa quốc gia về biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) định nghĩa như sau:

Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm. Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO). Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió. Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu.[3]

Phân biệt với thời tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Sự khác nhau giữa Khí hậu và Thời tiết thường được tóm tắt qua thành ngữ "khí hậu là những gì bạn mong đợi, thời tiết là những gì bạn nhận được".[4] Trong lịch sử có một số yếu tố không đổi (hoặc chỉ thay đổi rất nhỏ theo thời gian) để xác định khí hậu như tọa độ địa lý, độ cao, tỉ lệ giữa đất và nước, và các đại dương và vùng núi lân cận. Cũng có các yếu tố quyết định khác sinh động hơn: Ví dụ, dòng hải lưu trong các đại dương đã làm cho phía Bắc Đại Tây Dương ấm lên 5 °C (9 °F) so với các vùng vịnh các đại dương khác.[5] Các dòng hải lưu cũng phân phối lại nhiệt độ giữa đất liền và nước trên một khu vực. Mật độ các loài thực vật cũng cho thấy sự ảnh hưởng của sự hấp thu năng lượng mặt trời,[6] sự duy trì nước lượng mưa trên cấp khu vực. Sự thay đổi của lượng khí nhà kính quyết định đến số lượng năng lượng mặt trời vào hành tinh, dẫn tới sự ấm lên hay lạnh đi trên toàn cầu. Ngoài ra, cũng có các yếu tố phức tạp khác để xác định khí hậu, nhưng có thỏa thuận chung là các phác thảo mở rộng được hiểu, ít nhất là trong phạm vi các biến đổi khí hậu trong lịch sử.[7]

Phân loại khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Xem chi tiết: Phân loại khí hậu

Có nhiều cách để phân loại các kiểu khí hậu theo các cơ chế tương tự nhau. Ban đầu các vùng được định nghĩa ở Hy Lạp cổ đại Ancient Greece để miêu tả thời tiết theo độ cao của một địa điểm. Các phương pháp phân loại khí hậu hiện đại có thể được chia theo các phương pháp "phát sinh, tập trung vào nguyên nhân gây ra khí hậu đó, và các phương pháp "kinh nghiệm" dựa trên những ảnh hưởng của khí hậu. Ví dụ về các phương pháp phân loại theo phát sinh dựa trên tần suất xuất hiện của các kiểu hoặc vị trí của các khối không khí khác nhau bên trong sự sáo trộn thời tiết tổng quát. Ví dụ về các phương pháp kinh nghiệm bao gồm các đới khí hậu được định nghĩa theo khả năng sống của thực vật,[8] bốc hơi nước,[9] hoặc tổng quát hơn là phân loại khí hậu Köppen mà ban đầu được thiết kế để xác định các vùng khí hậu kết hợp với một số quần xã sinh vật nhất định. Một thiếu sót chung của các cơ chế phân loại là chúng tạo các ranh giới rõ rệt giữa các khu vực mà họ xác định, chứ không có sự chuyển đổi dần dần các đặc tính khí hậu như thực chất vốn có của nó.

Biến đổi khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Biến đổi khí hậu và Nóng lên toàn cầu

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Mô hình khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm: Mô hình khí hậu và Khí hậu học

Các mô hình khí hậu sử dụng các phương pháp định lượng để mô phỏng sự tương tác giữa khí quyển,[10] đại dương, bề mặt đất và băng. Chúng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhu từ việc nghiên cứu động lực học của hệ thống thời tiết và khí hậu đến các dự báo khí hậu trong tương lai.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khí quyển
  • Trung tâm dự báo khí hậu
  • Hệ sinh thái
  • Effect of sun angle on climate
  • Hiệu ứng nhà kính

  • Danh sách các nhà khoa học khí hậu
  • Vi khí hậu
  • Bức xạ Mặt Trời
  • Khí hậu biển nhiệt đới
  • Thời tiết

  • Biểu đồ khí hậu

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Climate”. Glossary of Meteorology. American Meteorological Society. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2008.
  2. ^ “Climate averages”. Met Office. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2008.
  3. ^ Intergovernmental Panel on Climate Change. Appendix I: Glossary. Lưu trữ 2017-01-26 tại Wayback Machine Truy cập 2007-06-01.
  4. ^ National Weather Service Office Tucson, Arizona. Main page. Truy cập 2007-06-01
  5. ^ Stefan Rahmstorf. The Thermohaline Ocean Circulation: A Brief Fact Sheet. Truy cập 2008-05-02.
  6. ^ Gertjan de Werk and Karel Mulder. Heat Absorption Cooling For Sustainable Air Conditioning of Households. Lưu trữ 2008-05-27 tại Wayback Machine Truy cập 2008-05-02.
  7. ^ Ledley, T.S. (1999). Sundquist, E.T.; Schwartz, S.E.; Hall, D.K.; Fellows, J.D.; Killeen, T.L. “Climate change and greenhouse gases”. EOS. 80 (39): 453. doi:10.1029/99EO00325. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2008.
  8. ^ United States National Arboretum. USDA Plant Hardiness Zone Map. Lưu trữ 2012-07-04 tại Wayback Machine Retrieved on 2008-03-09
  9. ^ “Thornethwaite Moisture Index”. Glossary of Meteorology. American Meteorological Society. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2008.
  10. ^ Eric Maisonnave. Climate Variability. Retrieved on 2008-05-02. Lưu trữ 2008-06-10 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Khí hậu.
  • The Economics of Climate-based Data & Products for Business & Society Lưu trữ 2011-07-25 tại Wayback Machine NOAA Economics
  • IFAS AgClimate Lưu trữ 2018-03-25 tại Wayback Machine
  • Climate Models and modeling groups Lưu trữ 2012-11-26 tại Archive.today
  • Climate Prediction Project Lưu trữ 2005-11-25 tại Wayback Machine
  • ClimateDiagrams.com Provides climate diagrams for more than 3000 weather stations and different climate periods from all over the world. Users can also create their own diagrams with their own data.
  • WorldClimate
  • ESPERE Climate Encyclopaedia Lưu trữ 2005-09-02 tại Wayback Machine
  • Global Climate Data
  • Climate index and mode information Lưu trữ 2016-11-19 tại Wayback Machine
  • A current view of the Bering Sea Ecosystem and Climate
  • Climate: Data and charts for world and US locations
  • World climates list and articles Lưu trữ 2017-09-14 tại Wayback Machine
  • MIL-HDBK-310, Global Climate Data Lưu trữ 2011-02-14 tại Wayback Machine U.S. Department of Defense Data on natural environmental starting points for engineering analyses to derive environmental design criteria.
  • x
  • t
  • s
Các kiểu khí hậu theo phân loại khí hậu Köppen
Nhóm AXích đạo (Af) Nhiệt đới gió mùa (Am) Nhiệt đới xavan (Aw, As)
Nhóm BSa mạc (BWh, BWk) Bán khô hạn (BSh, BSk)
Nhóm CCận nhiệt đới ẩm (Cfa, Cwa) Đại dương (Cfb, Cwb, Cfc) Địa Trung Hải (Csa, Csb)
Nhóm DLục địa ẩm (Dfa, Dwa, Dfb, Dwb) Cận bắc cực (Dfc, Dwc, Dfd)
Nhóm EVùng cực (ET, EF) Núi cao (ETH)
  • x
  • t
  • s
Các thành phần tự nhiên
Vũ trụ
  • Không gian
  • Thời gian
  • Năng lượng
  • Vật chất
    • các hạt
    • các nguyên tố hóa học
  • Sự thay đổi
Trái Đất
  • Khoa học Trái Đất
  • Lịch sử (địa chất)
  • Cấu trúc Trái Đất
  • Địa chất học
  • Kiến tạo mảng
  • Đại dương
  • Giả thuyết Gaia
  • Tương lai của Trái Đất
Thời tiết
  • Khí tượng học
  • Khí quyển (Trái Đất)
  • Khí hậu
  • Mây
  • Mưa
  • Tuyết
  • Ánh sáng Mặt Trời
  • Thủy triều
  • Gió
    • lốc xoáy
    • xoáy thuận nhiệt đới
  • Bức xạ Mặt Trời
Môi trường tự nhiên
  • Sinh thái học
  • Hệ sinh thái
  • Trường
  • Bức xạ
  • Vùng hoang dã
  • Cháy rừng
Sự sống
  • Nguồn gốc (phát sinh phi sinh học)
  • Lịch sử tiến hóa
  • Sinh quyển
  • Tổ chức sinh học
  • Sinh học (sinh học vũ trụ)
  • Đa dạng sinh học
  • Sinh vật
  • Sinh vật nhân thực
    • hệ thực vật
      • thực vật
    • hệ động vật
      • động vật
    • nấm
    • sinh vật nguyên sinh
  • sinh vật nhân sơ
    • cổ khuẩn
    • vi khuẩn
  • Virus
  • Thể loại Thể loại
  • Thiên nhiên
  • Trang Commons Hình ảnh
  • x
  • t
  • s
Toàn cầu hóa
  • Sách
  • Chỉ số
  • Tạp chí
  • Danh sách
  • Tổ chức
  • Nghiên cứu
  • Thuật ngữ
  • Nhà văn
Phương diện
  • Toàn cầu hóa thay thế
  • Chống lại toàn cầu hóa
  • Chống lại sự bá quyền toàn cầu hóa
  • Toàn cầu hóa văn hóa
  • Phi toàn cầu hóa
  • Toàn cầu hóa dân chủ
  • Toàn cầu hóa kinh tế
  • Hệ thống tài chính toàn cầu
  • Chính quyền toàn cầu
  • Y tế toàn cầu
  • Lịch sử toàn cầu hóa
  • Chính trị toàn cầu
  • Toàn cầu hóa thương mại
  • Nhân lực toàn cầu
Khái niệm
  • Trao đổi Colombo
  • Công đoàn
  • Xã hội tiêu dùng
  • Chủ nghĩa thế giới
  • Dân chủ hóa
  • Kinh tế
    • Phát triển
    • Tăng trưởng
  • Toàn cầu
    • Công dân
    • Thành phố
    • Chung toàn cầu
    • giới quyền lực
    • Công lý
  • Globalism
  • Globality
  • Bản địa hóa
  • Quốc tế
    • Phát triển
    • Tài chính
    • bất bình đẳng
  • Chủ nghĩa tự do mới
  • Mundialization
    • democratic
  • Những ranh giới hành tinh
  • siêu quốc gia
  • Nén thời gian-không gian
  • Chủ nghĩa xuyên quốc gia
  • Thế giới
    • Công dân
    • Kinh tế
Vấn đề liên quan
  • Khí hậu
    • Biến đổi khí hậu
    • công lý
  • Hỗ trợ phát triển
  • Bất bình đẳng kinh tế
  • Ngôn ngữ bị đe dọa
  • Công bằng thương mại
  • Toàn cầu
    • Toàn cầu hóa và dịch bệnh
    • Chia sẻ kỹ thuật số toàn cầu
    • Bất bình đẳng
    • labor arbitrage
    • Ấm lên toàn cầu
    • Nạn khan hiếm nước
  • Các loài xâm lấn
  • Nhân quyền
  • Dòng tài chính bất hợp pháp
  • Giải quyết tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước
  • Phân công quốc tế mới về lao động
  • Phân chia Bắc-Nam
  • Offshoring
  • Quá tải dân số
    • xu hướng
  • Cuộc đua xuống đáy
    • Giả thuyết thiên đường ô nhiễm
  • Tội phạm xuyên quốc gia
  • Tây hóa
  • Chiến tranh thế giới
Học thuyết liên quan
  • Tích lũy tư bản
  • Phụ thuộc
  • Sự phát triển
  • Hệ thống Trái Đất
  • Hiện đại hóa
    • sinh thái
  • Tích lũy nguyên thủy
  • Biến đổi xã hội
  • Lịch sử thế giới
  • hệ thống thế giới
Học giả
  • Samir Amin
  • Arjun Appadurai
  • K. Anthony Appiah
  • Giovanni Arrighi
  • Jean Baudrillard
  • Zygmunt Bauman
  • Ulrich Beck
  • Walden Bello
  • Jagdish Bhagwati
  • Manuel Castells
  • Noam Chomsky
  • Alfred Crosby
  • Andre G. Frank
  • Thomas Friedman
  • Anthony Giddens
  • Michael Hardt
  • David Harvey
  • David Held
  • Paul Hirst
  • Paul James
  • Ibn Khaldun
  • Naomi Klein
  • Antonio Negri
  • Jeffrey Sachs
  • Saskia Sassen
  • John R. Saul
  • Vandana Shiva
  • Joseph Stiglitz
  • John Urry
  • Immanuel Wallerstein
  • Cổng thông tin Chủ đề
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons

Từ khóa » Khí Hậu Là Các Hiện Tượng Khí Tượng