Khi Kể Về Cuộc đời Tnú Cho Dân Làng Xô Man Nghe, Cụ Mết Dặn Dò

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

Yêu cầu:

-   Học sinh phải biết huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.

-   Học sinh có thể có những cảm nhận vè kiến giải theo những cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản.

Những ý chính cần đạt:

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: (0,5 điểm)

-   Nguyễn Trung Thành là văn gắn bó sâu sắc với Tây Nguyên, thường viết về những sự tích anh hùng kết tinh cho vẻ đẹp của thời đại.

-   “Rừng xà nu”  được viết trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ ác liệt, được xem như một bi “Hịch tướng sĩ” thời chống Mĩ ca ngợi vẻ đẹp kiên cường, bất khuất, bất diệt của đồng bào Tây Nguyên nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung; tác phẩm còn khái quát được chân lí thời đại.

2. Giải thích câu nói của cụ Mết và ý kiến của Đỗ Kim Hồi: (0,5 điểm)

-   Câu nói của cụ Mết khái quát chân lí của thời đại: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống trả lại bạo lực phản cách mạng. Đó là con đường duy nhất, tất yếu để giải phóng cá nhân và dân tộc ra khỏi đau thương.

-  Đỗ Kim Hồi nhấn mạnh câu nói của cụ Mết đã tổng kết ngắn gọn, chính xác về cuộc đời Tnú từ đau thương đến chiến thắng, thiết tha vì qua Tnú để nhắn nhủ với dân làng về con đường đấu tranh một cách tự giác để thoát khỏi bi kịch và giải phóng dân tộc.

3. Phân tích câu chuyện về cuộc đời Tnú: (3,0 điểm)

Học sinh có nhiều cách để cảm nhận về cuộc đời Tnú nhưng cần bám sát câu nói của cụ Mết để triển khai vấn đề. Dưới đây là gợi ý:

-  Tnú kết tinh những phẩm chất anh hùng của người Xô Man: Giác ngộ cách mạng từ sớm, gan góc, dũng cảm, tuyệt đối trung thành với cách mạng; kiên cường, bất khuất và bất diệt; trái tim giàu yêu thương.

-  Số phận Tnú đại diện cho số phận cộng đồng Xô Man: Tnú thừa sức mạnh thể chất, tinh thần nhưng vẫn rơi vào bi  kịch đau thương, bởi khi giặc kéo về làng anh chưa kịp cầm giáo mác. Tnú không bảo vệ được những thứ quý giá nhất: Làng bị giặc đốt phá, vợ con bị sát hại, Tnú bị bắt trói và cháy cả mười đầu ngón tay. Dân làng Xô Man trước đau thương của Tnú đã dũng cảm đứng lên cầm giáo, mác tiêu diệt quân thù, cứu sống Tnú.

-  Sau biến cố đau thương, Tnú cầm súng lên đường chiến đấu. Bằng đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt anh đã lập được chiến công.

-  Nghệ thuật: Trần thuật linh hoạt, đậm chất sử thi, chi tiết mang màu sắc huyền thoại, ngôn ngữ, giọng điệu khi thiết tha, trầm trũng, khi hào hùng, ngợi ca.

4. Bình luận ý kiến của nhà nghiên cứu: (1,0 điểm)

Học sinh có thể đồng tình hay không đồng tình với ý kiến, có thể đưa ra quan điểm riêng nhưng hợp lí thì chấp nhận. Dưới đây là những ý tham khảo:

-  Ý kiến đã nhận định một cách chính xác về mối quan hệ giữa chân lí thời đại và cuộc đời Tnú, phù hợp với dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Chân lí mà cụ Mết khái quát là từ con đường đời của Tnú-tiêu biểu cho người dân Xô man, và con đường đấu tranh của dân làng Xô Man.

-  Ý kiến đã chú ý nhấn mạnh tính triết lí, cô đúc mà rất giản dị trong lời cụ Mết, đồng thời nói lên được niềm ước mong, tự hào, tin tưởng của già làng, trưởng bản với các thế hệ về một con đường đấu tranh của dân làng – đấu tranh tự giác một cách kiên cường và bất khuất, bất diệt.

 

Từ khóa » Cuộc đời Tnú