Khi Mua ô Tô Mới, Phải đóng Những Loại Thuế Nào? - Luật Sư X

Hiện nay, khi mua xe ô tô mới tại thị trường Việt Nam ngoài số tiền mua ô tô, người tiêu dùng còn phải chuẩn bị trả thêm các khoản không nhỏ cho các loại thuế, phí, để chiếc xe có thể hợp pháp lăn bánh thậm chí lên đến vài trăm triệu đồng cho một chiếc xe ô tô mới. Vậy khi mua ô tô mới phải đóng những loại thuế nào là câu hỏi nhiều bạn đọc quan tâm và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 293/2016/TT-BTC

Khi mua ô tô mới phải đóng những loại thuế nào?

Theo quy định hiện hành, một chiếc xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam đang phải chịu 8 loại thuế và phí khác nhau. Trong khi đó, xe ô tô lắp ráp trong nước không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng vẫn còn 7 loại thuế và phí khác.

Cụ thể, một chiếc xe ô muốn lăn bánh trên đường sẽ phải chịu các khoản thuế và phí sau:

– Thuế nhập khẩu (Áp dụng cho xe ô tô nhập khẩu, không áp dụng xe lắp ráp trong nước): Các dòng xe đến từ Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đang phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao từ 56% đến 74% giá trị xe.

– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đây là loại thuế có mục đích điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng, tăng ngân sách Nhà nước và hạn chế nhập siêu… Tất cả các mẫu xe dù được sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải nộp thuế này. Tùy từng chủng loại, dung tích xi lanh và công nghệ sử dụng, mỗi loại xe có mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau. Trong đó mức thuế thấp nhất dành cho ô tô dưới 9 chỗ chạy bằng điện là 15% giá trị xe, ngược lại, mức thuế cao nhất mà xe ô tô dưới 9 chỗ phải chịu lên tới 130% giá trị xe đối với động cơ dung tích từ 5.000 đến 6.000 phân khối.

– Thuế giá trị gia tăng là 10% giá trị xe cho tất cả các dòng xe. Đây là loại thuế áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá tại Việt Nam, không chỉ riêng ô tô.

– Phí trước bạ: Phí trước bạ xe ô tô đăng ký lần đầu là 10% giá trị xe, tùy từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh tăng mức lệ phí trước bạ này. Hiện nay, Hà Nội có mức thu lệ phí trước bạ đối với xe đăng ký lần đầu là 12%, TP Hồ Chí Minh là 10%.

– Phí kiểm định: Kiểm định ô tô là quá trình kiểm tra chất lượng và độ an toàn của một chiếc xe có đáp ứng tiêu chí lưu thông an toàn trên đường hay không. Với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 50.000 đồng.

– Phí bảo trì đường bộ: Phí bảo trì đường bộ là loại phí mà các chủ phương tiện giao thông phải nộp để góp phần bảo trì, nâng cấp đường bộ phục vụ các phương tiện chung tham gia lưu thông. Theo nội dung Thông tư 133/2014/TT-BTC, mức phí bảo trì đường bộ cho xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân khoảng 130.000 đồng/tháng trong khi đó đối với tên Công ty sẽ là 180.000 đồng/tháng.

Khi mua ô tô mới, phải đóng những loại thuế nào?
Khi mua ô tô mới, phải đóng những loại thuế nào?

– Phí cấp biển ô tô: Đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ, phí cấp mới biển số ô tô được áp dụng khác nhau theo từng địa phương, trong đó mức phí cao nhất là 20 triệu đồng (Áp dụng cho khu vực 1 của Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) và thấp nhất là 200 nghìn đồng.

– Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc: Đối với xe dưới 6 chỗ không kinh doanh vận tải, mức phí là 437.000 đồng/năm. Còn đối với xe từ 6-11 chỗ không kinh doanh vận tải, mức phí bảo hiểm là 794.000 đồng/năm.

Như vậy, một chiếc xe ô tô nhập khẩu lăn bánh tại Việt Nam sẽ cần đến 8 loại loại thuế là: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT và phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, phí cấp biển ô tô và bảo hiểm trách nhiệm dân sự… Xe lắp ráp trong nước không phải chịu thuế nhập khẩu. Ngoài ra, mỗi chiếc xe lưu thông trên cầu đường có thu phí thì cũng phải trả phí theo quy định của chủ đầu tư. Một loại thuế nữa mà chủ phương tiện phải trả trực tiếp vào giá xăng, dầu là: Theo quy định hiện hành, xăng, dầu đang chịu 3 sắc thuế gồm thuế nhập khẩu (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) và thuế giá trị gia tăng (10%), cùng với thuế bảo vệ môi trường là 3.800 – 4.000 đồng/lít.

Nếu thời gian tới, đề án thu phí xe ô tô vào nội đô của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được phê duyệt thì ngoài các loại thuế và phí trên, mỗi chiếc xe khi vào trung tâm hai thành phố lớn của cả nước sẽ phải chịu thêm một khoản phí nữa.

Phí bảo trì đường bộ là gì?

Phí bảo trì đường bộ là tên gọi khác của phí sử dụng đường bộ, là một loại phí mà các chủ phương tiện giao thông phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông.

Sau khi chủ phương tiện nộp phí bảo trì đường bộ, xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước. Trên tem sẽ ghi rõ ngày hết hạn để chủ xe nộp phí lần tiếp theo.

Lưu ý, cần phân biệt giữa phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường để tránh nhầm lần. Phí cầu đường là một loại chi phí được thể hiện dưới dạng cước vé đường bộ mà các chủ phương tiện nộp trực tiếp tại các BOT trên các con đường. Phí cầu đường là phí mà Nhà nước thu để bù lại chi phí bỏ ra để làm đường, thu phí trực tiếp mỗi lần đi bằng trạm thu BOT. Chính vì thế, phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường là hai loại phí hoàn toàn khác nhau.

Nộp phí bảo trì đường bộ ở đâu?

Phí đường bộ sẽ được đóng theo năm dương lịch hoặc tháng hoặc theo chu kì đăng kiểm của xe. Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 293/2016/TT-BTC, tổ chức thu phí bảo trì đường bộ gồm:

– Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương: Thu phí đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.

– Các đơn vị đăng kiểm: Thu phí đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng).

Như vậy, đối xe ô tô thông thường, nơi nộp phí bảo trì đường bộ là tại các đơn vị đăng kiểm. Do đó, bạn có thể đến trạm đăng kiểm xe cơ giới nơi gần nhất để nộp loại phí này. Sau khi đóng, chủ phương tiện sẽ được đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
  • Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
  • Hướng dẫn thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh năm 2022
  • Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu mới năm 2022
  • Mẫu đơn xin miễn giảm thuế thu nhập cá nhân mới năm 2022

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khi mua ô tô mới, phải đóng những loại thuế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách soạn thảo công văn tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thuế trước bạ ô tô là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phí và Lệ phí năm 2015, thuế hay lệ phí trước bạ là một loại phí được ấn định mà cá nhân, tổ chức bắt buộc phải nộp cho cơ quan nhà nước phục vụ cho việc quản lý, cung cấp dịch vụ công do nhà nước quy định. Khoản phí này được áp dụng cho một số đối tượng được quy định tại Điều 3 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/1/2022, thay thế Nghị định 140/2016/NĐ-CP.Theo đó, thuế trước bạ ô tô hay lệ phí trước bạ là loại phí bắt buộc mà người mua bán/chuyển nhượng xe ô tô cần nộp cho cơ quan nhà nước nếu muốn đưa phương tiện vào sử dụng.

Thuế trước bạ ô tô khi mua mới tính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ, lệ phí trước bạ ô tô được tính như sau:Thuế trước bạ phải nộp=Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí theo tỷ lệ (%)

Mức thuế trước bạ khi mua ô tô cũ?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, lệ phí trước bạ ô tô cũ được tính theo công thức sau:Thuế trước bạ phải nộp=Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí theo tỷ lệ 2%

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Các Loại Thuế Phí Khi Mua ô Tô