Khi Nào Cần Bổ Sung Vitamin B3 Và Liều Dùng Khuyến Cáo

1. Khi nào cần bổ sung Vitamin B3?

Mỗi cơ thể chúng ta hàng ngày đều cần một lượng Niacin nhất định từ thực phẩm hoặc chế phẩm bổ sung để đảm bảo hoạt động sống bình thường và một sức khỏe tốt. Hầu hết chúng ta đều nhận được lượng Niacin cơ thể cần khi thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đa dạng và đầy đủ dưỡng chất.

a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/giai-dap-cong-dung-cua-vitamin-b3-voi-co-the-la-gi-s51-n20550'  title ='bổ sung vitamin B3'bổ sung vitamin B3/a

Vitamin B3 rất quan trọng với sự phát triển của cơ thể

Trong điều trị bệnh, vitamin B3 có thể được kê trong loại thuốc bổ sung để điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và tăng tốc độ phục hồi tổn thương. Thực tế vitamin B3 đang được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, bệnh tim mạch, bệnh Pellagra, bệnh tiểu đường,…

Ngoài có trong chế phẩm dinh dưỡng, vitamin B3 còn được sử dụng là thành phần hoạt chất tốt trong nhiều loại mỹ phẩm. Hàm lượng khuyến cáo hàng ngày với lượng vitamin B3 cơ thể cần cung cấp không xét tới vitamin B3 có trong mỹ phẩm bôi ngoài da. Vì thế bạn không cần phải lo lắng dùng mỹ phẩm chứa vitamin B3 khiến cơ thể bạn dư thừa loại dưỡng chất này.

2. Hướng dẫn bổ sung vitamin B3 đúng cách

Với người khỏe mạnh, vitamin B3 cung cấp từ thực phẩm đã đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Vì thế, bổ sung vitamin B3 từ chế phẩm thường chỉ định trong các trường hợp thiếu hụt vitamin B3 tự nhiên hoặc giảm hấp thu, dùng để ngăn ngừa đau tim để người cholesterol trong máu cao, hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe.

Vitamin B3 được dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh

Vitamin B3 được dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định uống thuốc vitamin B3 cũng như uống theo liều lượng bao nhiêu.

2.1. Liều bổ sung vitamin B3 với người lớn

Tùy theo nhu cầu bổ sung mà áp dụng liều lượng vitamin phù hợp như sau:

Với các đối tượng cần bổ sung dinh dưỡng

- Nữ giới trên 19 tuổi: 14mg mỗi ngày

- Nam giới trên 19 tuổi: 16mg mỗi ngày.

- Phụ nữ mang thai: 18mg mỗi ngày.

- Phụ nữ đang cho con bú: 17mg mỗi ngày.

Có thể bổ sung vitamin B3 dưới dạng uống 50mg mỗi 12 giờ hoặc 100mg mỗi ngày.

Với các đối tượng cần bổ sung vitamin B3 để hạn chế tăng lipid máu

Dạng phóng thích nhanh: Bổ sung vitamin B3 đường uống với hàm lượng 250mg mỗi lần mỗi ngày. Điều chỉnh tăng khoảng cách thời gian giữa các liều và hàm lượng liều bổ sung để duy trì khi đã bổ sung đủ lượng cơ bản.

Dạng phóng thích kéo dài: Dùng liều đầu 500mg vitamin B3 mỗi ngày trước khi đi ngủ, sau đó thay đổi tăng liều tùy vào khả năng dung nạp của cơ thể. Lưu ý chỉ bổ sung tối đa 1 - 2 g vi chất này mỗi ngày.

2.2. Liều bổ sung vitamin B3 với trẻ nhỏ

Liều dùng vitamin B3 cho trẻ sẽ chia theo độ tuổi như sau:

- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bổ sung mỗi ngày 2 mg vitamin B3.

- Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi, bổ sung cho trẻ 3mg vitamin B3 mỗi ngày qua đường uống.

- Trẻ từ 1 - 4 tuổi cần nhiều vitamin B3 hơn các giai đoạn trước, cần nạp vào 6mg mỗi ngày.

- Trẻ từ 4 - 9 tuổi: Trẻ lúc này cần lượng vitamin B3 là 8mg mỗi ngày.

- Trẻ từ 9 - 14 tuổi, bạn cần cho trẻ uống mỗi ngày 12 mg vitamin B3.

- Trẻ từ 14 tuổi trở lên, bé gái sẽ cần bổ sung 14mg mỗi ngày, còn bé trai cần 16mg mỗi ngày.

Trẻ nhỏ có nhu cầu vitamin B3 thấp hơn người trưởng thành

Trẻ nhỏ có nhu cầu vitamin B3 thấp hơn người trưởng thành

Chế phẩm cung cấp vitamin B3 hiện nay gồm những dạng như viên nang, viên nén hoặc dung dịch tiêm. Với dạng viên uống, bạn có thể sử dụng kèm theo thức ăn hoặc sau khi ăn đều được. Lưu ý không được nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc vì có thể làm giảm lượng chất trong thuốc, hãy nuốt nguyên viên cùng nước.

Đối với dung dịch uống vitamin B3, cần lưu ý đo đúng liều lượng được bác sĩ khuyến cáo bằng muỗng đo hoặc cốc đo đặc biệt.

3. Một số lưu ý cần biết khi bổ sung vitamin B3

Để bổ sung vitamin B3 hiệu quả, dưới đây là một số lưu ý bạn cần nhớ:

3.1. Bảo quản vitamin B3 đúng cách

Vitamin B3 cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng ổn định, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh độ ẩm cao. Vì thế, tuyệt đối không thể thuốc ở phòng tắm hoặc trong ngăn đá tủ lạnh.

Khi không sử dụng nữa, tránh vứt vitamin B3 vào toilet hoặc ống dẫn nước, điều này có thể gây nhiều hệ lụy môi trường và nguồn nước.

 Vitamin B3 cần được bảo quản nơi thoáng mát

Vitamin B3 cần được bảo quản nơi thoáng mát

3.2. Tác dụng phụ khi bổ sung vitamin B3

vitamin B3 từ nguồn thực phẩm thường không gây tác dụng phụ nguy hiểm nào cho sức khỏe, tuy nhiên dạng chế phẩm có thể khiến bạn đối mặt với một số vấn đề như:

- Tiêu chảy.

- Tim đập nhanh.

- Nước tiểu và phân sậm màu.

- Mất vị giác.

- Ngất xỉu, choáng váng.

- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.

- Chảy máu hoặc thường có vết bầm tím bất thường.

- Nổi mẩn theo từng khu vực hoặc toàn cơ thể, ngứa, phát ban.

- Đau cơ, yếu cơ thường xuyên không rõ nguyên nhân.

- Khàn giọng, phù mặt, khô môi, họng, tay chân,…

3.3. Tương tác thuốc với vitamin B3

Vitamin B3 có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gia tăng nguy cơ và mức độ tác dụng phụ, do đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ với những loại thuốc đáng sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây tương tác khi dùng chung với vitamin B3.

- Kháng sinh nhóm Tetracyclin.

- Thuốc chống đông máu.

- Aspirin.

- Thuốc chẹn thụ thể alpha - vitamin B3.

- Phenytoin và acid valproic.

- Thuốc điều trị tiểu đường.

- Thuốc trị lao,...

Ngoài thuốc, sử dụng rượu và thuốc lá cũng gây ảnh hưởng, làm giảm hiệu quả sử dụng vitamin B3.

 Vitamin B3 có thể tương tác với 1 số thuốc điều trị

Vitamin B3 có thể tương tác với 1 số thuốc điều trị

3.4. Nếu quên 1 liều vitamin B3 có nên bổ sung sau đó không?

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, nếu quên dùng 1 liều bổ sung vitamin B3, hãy bổ sung nó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên khi thời điểm này gần với lần uống tiếp theo thì nên bỏ qua, vẫn uống vitamin B3 theo liều như kế hoạch.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn đọc biết bổ sung vitamin B3 đúng cách và tăng cường sức khỏe bản thân với loại vi chất quan trọng này.

Từ khóa » Tác Dụng Phụ 3b