Viên Uống Bổ Sung Vitamin 3B: Thành Phần, Tác Dụng Và Chống Chỉ ...
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Vitamin 3B là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM – Việt Nam. Thuốc được sử dụng trong trường hợp thiếu hụt vitamin B và điều trị các vấn đề về hệ thần kinh như viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm đa dây thần kinh, suy nhược thần kinh, đau dây thần kinh tọa,…
- Tên thuốc: Vitamin 3B
- Phân nhóm: Khoáng chất và vitamin
- Dạng bào chế: Viên nang mềm
Những thông tin cần biết về thuốc Vitamin 3B
1. Thành phần
Vitamin 3B là sự kết hợp giữa 3 loại vitamin sau:
- Vitamin B1
- Vitamin B12
- Vitamin B6
2. Chỉ định
Vitamin 3B được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Thiếu vitamin nhóm B do chế độ ăn không đáp ứng đủ
- Trẻ em chậm lớn
- Bổ sung vitamin cho cơ thể
- Hỗ trợ chứng năng gan mật
- Cải thiện vị giác
- Nâng cao sức khỏe, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh
- Giảm căng thẳng và mệt mỏi
- Điều trị các vấn đề về hệ thần kinh như viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm đa dây thần kinh, suy nhược thần kinh, đau dây thần kinh tọa,…
- Bệnh zona
- Đau nửa đầu và các vấn đề do rối loạn tuần hoàn
- Hồi phục thể trạng sau khi điều trị bệnh hoặc làm việc quá sức
Vitamin 3B có thể được sử dụng với những mục đích không được đề cập trong bài viết. Vui lòng trao đổi với bác sĩ để biết tác dụng đầy đủ của thuốc.
3. Chống chỉ định
Vitamin 3B chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Tiền sử dị ứng với các thành phần trong thuốc (Đặc biệt là Vitamin B1, B6 và B12)
- U ác tính (Thuốc có thể khiến khối u ác tính tiến triển nhanh chóng)
- Hen suyễn
- Eczema (Chàm)
Hoạt động của thuốc có thể ảnh hưởng đến một số vấn đề sức khỏe. Do đó, bạn nên trình bày với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng bệnh lý để được cân nhắc về việc sử dụng thuốc.
Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi sử dụng Vitamin 3B, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc khác phù hợp hơn.
4. Dạng bào chế – quy cách
- Dạng bào chế: Viên nang mềm
- Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên
5. Cách dùng – liều lượng
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi cách dùng hay tăng giảm liều.
Cách dùng:
- Uống thuốc trực tiếp với nước lọc
- Có thể uống vào bất cứ thời điểm nào
Chỉ nên dùng thuốc với nước lọc. Sử dụng cùng với những thức uống khác (nước ép, nước ngọt, sữa) có thể làm giảm mức độ hấp thu và khiến tác dụng của thuốc suy giảm.
Ngoài ra, bạn nên nuốt trọn viên thuốc khi uống. Tình trạng bẻ, nghiền hay hòa tan thuốc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động và gây ra những phản ứng không mong muốn.
Liều dùng:
Liều dùng thuốc phụ thuốc vào mục đích sử dụng, triệu chứng cụ thể, độ tuổi và tình trạng của từng trường hợp. Vì vậy, bạn nên gặp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.
Thông tin được đề cập trong bài viết chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế!
Liều dùng thông thường:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 1 viên/ lần, ngày sử dụng 2 lần
- Trẻ em: Dùng 1 viên/ lần/ ngày
Nếu nhận thấy liều dùng không đáp ứng được các triệu chứng, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng.
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.
Trong trường hợp nhận thấy thuốc có dấu hiệu biến chất và hư hại, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Dùng thuốc trong những trạng thái này có thể làm giảm tác dụng điều trị hoặc làm phát sinh những tình huống rủi ro.
Tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc trao đổi với dược sĩ để xử lý thuốc đúng cách.
7. Giá thành
Vitamin B3 được bán với giá dao động từ 50 – 70.000 đồng/ Hộp 10 vỉ x 10 viên. Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Vitamin 3B
1. Thận trọng
Không sử dụng Vitamin 3B cho bệnh nhân thiếu hụt vitamin B12 chưa được chẩn đoán. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng Vitamin 3B. Thuốc có thể gây ra hội chứng lệ thuốc thuốc ở trẻ sơ sinh.
Vitamin B6 có trong thuốc có thể ức chế quá trình tiết sữa do ngăn chặn tác động của prolactin. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không được khuyến khích sử dụng loại thuốc này. Trong trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho trẻ bú để sử dụng Vitamin 3B trong quá trình điều trị.
Thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng tự nhiên ở trẻ nhỏ. Do đó, bạn không nên sử dụng thuốc cho trẻ khi không có yêu cầu từ bác sĩ.
2. Tác dụng phụ
Vitamin 3B là sự kết hợp của ba loại vitamin. Do đó khi sử dụng, bạn có nguy cơ cao gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.
Khi phát sinh tác dụng ngoại ý, cần thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tác dụng phụ của Vitamin 3B.
Tác dụng phụ của Vitamin B1:
- Phản ứng quá mẫn
- Cảm giác kim châm
- Nổi mề đay
- Ngứa
- Đổ mồ hôi
- Yếu sức
- Xuất huyết tiêu hóa
- Hạ huyết áp thoáng qua
- Suy hô hấp
- Mất ngủ
- Nôn mửa
- Nghẹn cổ họng
- Phù mạch
- Phù phổi
Tác dụng phụ của Vitamin B6
- Làm triến triển bệnh thần kinh ngoại vi
Tác dụng phụ của Vitamin B12
- Phản ứng phản vệ
- Sốt
- Phản ứng da dạng trứng cá
- Đỏ da
- Ngứa
- Nổi mề đay
Ngoài ra khi sử dụng Vitamin 3B, nước tiểu có thể có màu hồng. Hiện tượng này là do kết hợp giữa vitamin B1, B6 và B12.
Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không được đề cập trong bài viết. Trong trường hợp này, cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
3. Tương tác thuốc
Vitamin 3B có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau. Phản ứng này có thể làm thuốc thay đổi hoạt động, khiến tác dụng điều trị suy giảm hoặc làm phát sinh những triệu chứng nguy hiểm.
Vitamin 3B có khả năng tương tác với những loại thuốc sau:
- Thuốc ức chế thần kinh cơ: Vitamin B1 làm tăng tác dụng của nhóm thuốc này.
- Levodopa: Vitamin B6 làm giảm hiệu quả của Levodopa.
- Altretamin: Vitamin B6 làm giảm hoạt tính của thuốc Altretamin.
- Phenobarbital và Phenyltoin: Vitamin B6 làm giảm nồng độ hai loại thuốc này trong huyết thanh.
- Isoniazid, Hydralazin, Penicillamin, thuốc tránh thai đường uống: Làm tăng tác dụng của vitamin B6.
- Neomycin, Acid aminosalicylic, Colchicin, thuốc đối kháng histamine H2: Làm giảm mức độ hấp thu của vitamin B12.
- Cloramphenicol: Làm giảm hiệu quả của Vitamin B12.
Để chủ động phòng ngừa tương tác, bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng.
Nếu nhận thấy có tương tác xảy ra, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều hoặc yêu cầu bạn ngưng dùng thuốc để phòng ngừa hiện tượng này.
4. Xử lý khi dùng thiếu/ quá liều
Khi dùng thiếu một liều, bạn nên bổ sung khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua và dùng liều sau theo kế hoạch. Dùng gấp đôi để bù liều có thể dẫn đến tình trạng quá liều.
Trong trường hợp dùng quá liều, Vitamin 3B có thể làm tiến triển bệnh thần kinh giác quan. Liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy mình dùng quá liều lượng khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm
- Methycobal là thuốc gì? Cách dùng và thận trọng
- Tardyferon B9: Công dụng, cách dùng và lưu ý
Từ khóa » Tác Dụng Phụ 3b
-
Vitamin 3b Có Tác Dụng Phụ Không? Những Lưu ý Khi Bổ Sung Vitamin ...
-
Vitamin 3B Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Vitamin 3B Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Tác Dụng Phụ đáng Sợ Của Thuốc Bổ 3B - Báo Mới
-
Cảnh Báo: Thuốc Bổ 3B Có Thể Gây Ra Tác Dụng Phụ Nguy Hiểm
-
Vitamin 3B Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Thuốc Bổ 3B Cho Người Dùng
-
Khi Nào Cần Bổ Sung Vitamin 3B Và Những điều Cần Lưu ý Cho Người ...
-
Vitamin 3B Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Liều Dùng Và Cách Dùng
-
Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc 3B
-
Vitamin 3B Uống Lúc Nào để Có Hiệu Quả Cao?
-
Vitamin 3B Có Tác Dụng Gì đối Với Sức Khỏe?
-
Khi Nào Cần Bổ Sung Vitamin B3 Và Liều Dùng Khuyến Cáo
-
Vitamin 3B Tốt Cho Hệ Thần Kinh Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng