Khi Nào được áp Dụng Lẽ Công Bằng Trong Xét Xử?
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Nhà nước & Pháp luật
- Khi nào được áp dụng lẽ công bằng trong xét xử?
Nội dung bài viết [Ẩn]
- Quan niệm về lẽ công bằng
- Trường hợp áp dụng lẽ công bằng
- Việc áp dụng Lẽ công bằng cũng hết sức hạn chế. Theo đó, Tòa án chỉ áp dụng Lẽ công bằng trong trường hợp không có tập quán và cũng không thể áp dụng được nguyên tắc tương tự pháp luật (khoản 2 Điều 6 BLDS).
Lẽ công bằng có thể được hiểu là sự bình đẳng, mặc dù cuộc tranh luận về luật pháp và lẽ công bằng, cho đến nay vẫn chưa có hồi kết, nhưng có một thực tế là, quan niệm về lẽ công bằng đã được nhiều Quốc gia nhìn nhận và áp dụng trong thực tiễn xét xử của Tòa án.
Bài viết được thực hiện bởi: Trần Hồng Sơn – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Quan niệm về lẽ công bằng
Khái niệm “Lẽ công bằng” có nguồn gốc từ chữ equitas trong tiếng La tinh, có nghĩa là sự bình đẳng. Nhưng khi trở thành tiếng Pháp (équité) và tiếng Anh (equity) thì lại mang ý nghĩa là Lẽ công bằng.
Cũng như vấn đề nguồn gốc của luật pháp, ý niệm về Lẽ công bằng đã được nhiều triết gia, học giả trên thế giới đề cập từ rất sớm, và cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về Lẽ công bằng.
Trong tác phẩm “Nền luân lý lớn” Aristote cho rằng: “Lẽ công bằng là một nền công lý tốt hơn, nó sửa sai nền công lý bằng pháp luật trong trường hợp đặc biệt, khi nền công lý bằng pháp luật này dẫn đến những kết quả bất công vì những câu chữ tổng quát của một đạo luật không dự liệu tất cả”.
Như vậy, Lẽ công bằng theo quan niệm của Aristote có chiều hướng gần với các nguyên lý của Luật tự nhiên, và sự tồn tại của nó bên cạnh hệ thống pháp luật thành văn là để khắc phục những bất cập mà hệ thống pháp luật này (do tính cách tổng quát của nó) không thể nào thực hiện được.
Chẳng hạn, pháp luật thành văn quy định, trộm cắp là hành vi tội phạm thì quy định đó bao giờ cũng mang tính cách tổng quát và được áp dụng chung cho bất kỳ ai thực hiện hành vi trộm cắp, mà không phân biệt trường hợp nào là trộm cắp với ý chí gian xảo, và trường hợp nào trộm cắp là do sự bần cùng, đói khát của con người. Vì vậy, ý niệm về Lẽ công bằng cần phải được áp dụng để khắc phục những sai lầm do tính chất tổng quát đó của luật pháp.
Trường hợp áp dụng lẽ công bằng
Lẽ công bằng thường được áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án trong hai trường hợp: (i) Luật có quy định, nhưng trường hợp vi phạm là một ngoại lệ, (ii) Luật chưa có quy định.
Điển hình cho trường hợp thứ nhất là vụ án cô Ménard ăn cắp bánh mỳ nổi tiếng xảy ra tại nước Pháp vào thế kỷ thứ XIX. Trong cơn túng quẫn và đói khát của cả hai mẹ con, Ménard đã đập vỡ cửa kính của một cửa hiệu để ăn cắp bánh mỳ và bị bắt đưa ra Tòa án. Chánh án Magnaud của Tòa Tiểu Hình Château – Thierry, ngày 4 tháng 3 năm 1898 đã tha bổng Ménard với lập luận trong bản án như sau:
Thật đáng tiếc rằng, trong một xã hội được tổ chức chu đáo, lại có một thành viên của xã hội ấy, mà nhất là một người làm mẹ của một gia đình, có thể thiếu bánh mỳ để ăn mà không phải do lỗi của chính mình. Khi một trường hợp như vậy xảy ra và được xác định rõ như trường hợp của cô Ménard, Thẩm phán có nghĩa vụ phải giải thích một cách nhân đạo những quy định thiếu mềm dẻo của luật pháp; sự bần cùng và đói khát có thể làm cho con người mất đi một phần của tự do ý chí, và cũng có thể, trong một chừng mực nào đó, làm giảm đi nơi người này khái niệm về cái đúng và cái sai; một hành vi thông thường đáng trách cứ, sẽ trở nên không đáng trách khi người vi phạm chỉ hành động vì nhu cầu khẩn thiết, phải tìm cho mình một miếng ăn thuộc nhu yếu phẩm hàng đầu…
Mặc dù sau đó, với quan điểm bảo thủ, toà Thượng thẩm Amiens đã không chấp nhận lập luận trên của Tòa tiểu hình, nhưng cũng nhận định rằng, Ménard không có ý chí gian xảo, nên đã chấp nhận việc tha bổng bị cáo.
Khác với nhiều quốc gia thuộc hệ thống Common Law, nguyên tắc xét xử theo Lẽ công bằng của ta, hiện chỉ được quy định trong BLDS 2015. Điều đó có nghĩa, nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong các quan hệ pháp luật dân sự, còn trong Hình luật thì không có quy định này.
Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198
Việc áp dụng Lẽ công bằng cũng hết sức hạn chế. Theo đó, Tòa án chỉ áp dụng Lẽ công bằng trong trường hợp không có tập quán và cũng không thể áp dụng được nguyên tắc tương tự pháp luật (khoản 2 Điều 6 BLDS).
Ngoài ra để có thể áp dụng được lẽ công bằng trong xét xử thì lẽ công bằng đó phải phù hợp với tính chất vụ án, và nhận được sự đồng ý, tán thành cho phép áp dụng của các bên để đảm bảo thống nhất không gây ra mâu thuẫn.
Trong vụ kiện tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, nguyên đơn yêu cầu Tòa án hủy “Hợp đồng tặng cho nhà ở” giữa bị đơn với người thứ ba vì cho rằng, bị đơn có tài sản nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà lại đem tài sản đó tặng cho người khác để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
Rõ ràng trong trường hợp này, cả pháp luật và tập quán đều không có quy định nào cấm một người tặng cho tài sản khi bản thân họ chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người khác. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người cho vay tài sản, Thẩm phán có thể dựa vào nguyên tắc Lẽ công bằng cũng như các quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung, để tạo ra một Án lệ với quan điểm pháp lý rằng: Khi một người chưa thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với người khác, thì họ không có quyền tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình cho người thứ ba, để hủy bỏ giao dịch tặng cho nhà ở nói trên. Và, chúng ta có thể nói rằng, trong trường hợp này, Lẽ công bằng đã được tòa án áp dụng để khắc phục những thiếu sót mà trước đó luật pháp đã chưa tiên liệu được.
Dịch vụ tư vấn “Hợp đồng hôn nhân”
- Vụ án “chia tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn” (Quảng Ngãi): hủy bản án sơ thẩm do sai nghiêm trọng cả nội dung và tố tụng
- Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn và thủ tục đơn phương ly hôn
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Thu hồi đất sạt lở tại Quảng Ninh: 'dân' kiện 'quan', vì sao?
Bài viết tiếpCác biện pháp ngăn chặn tội phạm về ma túy
Trần Thu Thủy
Bài viết liên quan
THÊM TỪ TÁC GIẢ
Nhà nước & Pháp luậtVai trò nhà quản trị
Nhà nước & Pháp luậtTổng thư ký Quốc hội - Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhà nước & Pháp luậtNgười Lao Động không đóng bảo hiểm thì sao?
Nhà nước & Pháp luậtLạm dụng chức vụ quyền hạn khác lạm quyền khi thi...
Nhà nước & Pháp luậtLạm quyền là tội gì bị phạt như nào
Kiến thức Dân sựNgười bị loạn thị có đi nghĩa vụ quân sự không?...
Hành chínhQuyết định hành chính là gì? Các loại quyết định hành...
Kiến thức Dân sựXuất khẩu lao động singapore 2022 có nên hay không?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm
Trả lời.5 năm trước Thông tin người gửi Bình luậnNHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp...
21/06/2020Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước
02/12/2019Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự...
01/01/2020Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng...
14/04/2020TIN TỨC NÓNG
Hiến phápPháp luật chủ nô
Kiến thức Doanh nghiệpCác giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố...
Sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?...
Bài viết mới
Pháp luật chủ nô
Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường
Sự cần thiết của quản trị
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Tư vấn qua Mail Chỉ đường Liên hệ 024 66 527 527 0.14130 sec| 1015.898 kbTừ khóa » Khi Nào Lẽ Công Bằng được áp Dụng
-
Áp Dụng Lẽ Công Bằng Trong Pháp Luật Tố Tụng Việt Nam Hiện Nay ...
-
Lẽ Công Bằng Là Gì? Điều Kiện áp Dụng Lẽ Công Bằng Và Các Yếu Tố ...
-
Áp Dụng Lẽ Công Bằng để Giải Quyết Tranh Chấp Dân Sự
-
Lẽ Công Bằng Là Gì? Áp Dụng Lẽ Công Bằng để Giải Quyết Tranh Chấp ...
-
Tổng Hợp 04 Bản án Tòa án áp Dụng Lẽ Công Bằng để Giải Quyết
-
Áp Dụng Lẽ Công Bằng Trong Giải Quyết Tranh Chấp Dân Sự - Án Lệ
-
Một Số Vấn đề Về áp Dụng án Lệ, Tập Quán Và Lẽ Công Bằng ở Việt ...
-
Áp Dụng Chế định “Lẽ Công Bằng” Theo Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015
-
Tòa án Và Nguyên Tắc Xét Xử Theo Lẽ Công Bằng
-
Cơ Chế Nào để áp Dụng “lẽ Công Bằng”?
-
Xử án Bằng Lẽ Công Bằng - Liên đoàn Luật Sư Việt Nam
-
Án Lệ ở Việt Nam - Ánh Sáng Luật
-
TỔNG HỢP 20 BẢN ÁN ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG ĐỂ GIẢI QUYẾT ...
-
Phải Làm Gì Trong Trường Hợp Không Thể áp Dụng Tương Tự Pháp Luật?