Khi Nào Nên Tiêm Huyết Thanh Kháng độc Tố Uấn Ván (SAT)?
Có thể bạn quan tâm
Bệnh uốn ván (tetanus) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ toàn thân. Thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hoặc xây xát chảy máu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn. Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và/hoặc các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho nha bào uốn ván phát triển.
Bệnh uốn ván (nguồn: internet).
Huyết thanh kháng độc tố uốn ván SAT không phải là một loại vắc xin. Đây là một loại sinh phẩm y tế trong thành phần có chứa kháng thể đặc hiệu kháng độc tố uốn ván. SAT được dùng để điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh uốn ván (khi đã có triệu chứng) và dự phòng uốn ván trong các trường hợp bị các vết thương hay súc vật cắn.
Chỉ định dùng SAT:
Dự phòng: Người bị vết thương có nguy cơ nhiễm nha bào vi trùng uốn ván, người bị vết thương mà đã được tiêm phòng vacxin uốn ván trước đó hơn 10 năm, người bị vết thương có chế độ tiêm phòng vacxin uốn ván không đầy đủ hoặc không chắc chắn
Điều trị: cho bệnh nhân bị bệnh uốn ván (khi đã có triệu chứng bệnh).
Liều dùng dự phòng:
Liều thông thường huyết thanh kháng uốn ván ở người lớn và trẻ em để dự phòng sau khi bị thương là 1500 UI (đơn vị quốc tế), tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương.
Tăng liều gấp đôi đối với vết thương dễ gây uốn ván hoặc người có trọng lượng quá cao hoặc thời điểm tiêm chậm trễ không tiêm sớm (Quá 24h sau khi bị vết thương).
Chống chỉ định:
Những người có tiền sử dị ứng với huyết thanh kháng uốn ván nguồn gốc từ ngựa. Những trường hợp này nên dùng huyết thanh kháng uốn ván có nguồn gốc từ người.
Phụ nữ đang mang thai.
Lưu ý
SAT có nguồn gốc huyết thanh nên dễ gây dị ứng và sốc phản vệ. Khi bị súc vật cắn hoặc có vết thương, nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn tiêm SAT và điều trị hợp lý. Không nên tự ý tiêm SAT tại nhà.
Bác sỹ Hoàng Mạnh Vững – Khoa cấp cứu
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Là Gì
-
Đối Tượng Nào Nên Tiêm Vắc Xin Uốn Ván? | Vinmec
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Có Tác Dụng Trong Bao Lâu? | Vinmec
-
Vắc Xin VAT Là Gì Và Những Ai Nên Tiêm Vắc Xin VAT?
-
Bệnh Uốn Ván: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa - VNVC
-
Vắc Xin VAT (Việt Nam) Phòng Bệnh Uốn Ván - VNVC
-
BỆNH UỐN VÁN - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Uốn Ván
-
Uốn Ván: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Phòng Ngừa Uốn Ván Khi Bị Thương
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Và Những điều Cần Biết - YouMed
-
Mẹ Bầu Tiêm Uốn Ván Mũi 2 Muộn Có Sao Không? - Hello Bacsi
-
Uốn Ván - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Lợi ích Của Việc Tiêm Vắc Xin Uốn Ván Cho Các Em Gái
-
Tiêm Phòng Uốn Ván ở Trạm Y Tế Phường: Những điều Nên Biết