Vắc Xin VAT Là Gì Và Những Ai Nên Tiêm Vắc Xin VAT?
Có thể bạn quan tâm
1. Bệnh uốn ván - nguy cơ tử vong cao
Uốn ván là loại bệnh cấp tính do trực khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Sau khi nhiễm khuẩn, trong điều kiện yếm khí tại vết thương, trực khuẩn phát triển nhanh chóng. Độc tố Clostridium Tetani sau khi xâm nhập vào máu sẽ tấn công trực tiếp đến hệ thần kinh. Người bệnh vì thế sẽ xuất hiện các triệu chứng co cứng cơ cục bộ hoặc toàn thân, gây nên những cơn co giật nguy hiểm.
Trực khuẩn uốn ván thường có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 21 ngày. Thời gian ủ bệnh cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn, độ rộng vết thương, vị trí vết thương và điều kiện yếm khí ở vết thương. Uốn ván toàn thể nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao và thường gặp hơn nhiều so với uốn ván cục bộ.
Người bệnh uốn ván thường tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật hoặc ngừng tim do những cơn co giật. Việc can thiệp hồi sức cấp cứu càng sớm, khả năng cứu sống bệnh nhân càng cao.
Tiêm phòng vắc xin là cách phòng bệnh uốn ván hiệu quả nhất
Hiện nay, người dân đã có thể chủ động phòng ngừa uốn ván bằng việc tiêm phòng vắc xin để tạo hệ miễn dịch chống lại trực khuẩn gây bệnh. Vắc xin phòng bệnh uốn ván VAT là một trong những loại vắc xin ngừa uốn ván được sử dụng tại Việt Nam.
2. Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin VAT
Vắc xin phòng bệnh uốn ván VAT là hoạt chất có xuất xứ từ Việt Nam, một liều tiêm 0,5 ml chứa:
-
Giải độc tố uốn ván tinh chế: ≥ 40 dvqt.
-
AlPO4: ≤ 3mg.
-
Merthiolate: ≤ 0,05 mg.
Tác dụng của vắc xin
Vắc xin này chứa giải độc tố uốn ván hấp phụ, có khả năng tạo miễn dịch chủ động với kháng nguyên uốn ván khi tạo kích thích cho hệ miễn dịch cơ thể sản xuất kháng độc tố riêng biệt. Đây là vắc xin phòng ngừa, không được chỉ định sử dụng trong điều trị uốn ván.
Bảo quản
Vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C, tránh ánh sáng, tránh ẩm, không bảo quản ở ngăn đá hoặc bên ngoài môi trường. Nếu vắc xin bị đông đá, loại bỏ không sử dụng.
Vắc xin VAT tiêm qua đường bắp sâu
Cách dùng
-
Lắc tan đều trước khi tiêm.
-
Tiêm bắp sâu với liều 0,5ml.
-
Tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch.
Liều dùng
Để đảm bảo liều dùng vắc xin phù hợp, hãy thực hiện theo lời khuyên của chuyên viên y tế. Dưới đây là thông tin về liều dùng loại vắc xin này do nhà sản xuất cung cấp:
Người lớn
- Tiêm vắc xin VAT nhằm chủ động tạo miễn dịch ngăn ngừa bệnh.
Liều tiêm cơ bản gồm 3 mũi tiêm, mỗi mũi với liều lượng 0,5ml tiêm qua đường tiêm bắp sâu, tiêm tại các thời điểm sau:
-
Mũi tiêm 1: Tiêm tại thời điểm chỉ định.
-
Mũi tiêm 2: Tiêm sau mũi tiêm thứ nhất ít nhất 4 - 8 tuần.
-
Mũi tiêm 3: Tiêm sau mũi tiêm thứ 2 ít nhất 6 - 12 tháng.
Tiêm liều tăng cường qua đường tiêm bắp sâu 0,5ml sau mỗi 10 năm kể từ khi kết thúc liều tiêm cơ bản. Với phụ nữ mang thai lần đầu, nếu trước đó chưa được tiêm phòng uốn ván thì cần được tiêm 2 mũi vắc xin trước khi sinh. Mỗi mũi tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần và cần đảm bảo mũi đầu tiên khi thai 20 tuần trở đi và liều thứ 2 cách ngày dự sinh ít nhất 4 tuần. Sau đó tiêm nhắc lại 3 mũi theo lịch chủng ngừa. Cần đảm bảo tiêm mũi đầu tiên khi thai nhi đạt ít nhất 3 tháng tuổi, liều thứ 2 cách ngày sinh dự tính ít nhất 4 tuần.
Có thể tiêm để dự phòng phơi nhiễm uốn ván
Trẻ em
Với trẻ em cũng cần được tiêm 3 mũi cơ bản qua đường tiêm bắp vào thời điểm tháng 2, 3, 4 sau sinh: 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib).
Thời điểm đủ 18 tháng tuổi: tiêm nhắc lại uốn ván bằng vắc-xin DPT (bạch hầu, uốn ván, ho gà).
Sau 5 - 10 năm cần tiêm mũi nhắc lại vắc xin uốn ván.
3. Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin VAT
Vắc xin uốn ván VAT có thể gây một số phản ứng nhẹ tại vị trí tiêm như: sưng đỏ, đau, chảy máu nhẹ,… Ngoài ra, cơ thể sau khi tiêm vắc xin có thể bị: ngứa, chóng mặt, phát ban, sốt, khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, đau khớp, mệt mỏi,…
Các tác dụng phụ này không thường gặp, không phải ai sau khi tiêm vắc xin VAT cũng gặp phải.
Tác dụng phụ thường không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và sẽ tự hết trong vòng 1 vài ngày sau tiêm.
Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của bạn cũng ảnh hưởng đến tác dụng cũng như những triệu chứng gặp phải khi tiêm vắc xin. Do đó, hãy báo cho bác sỹ tình trạng sức khỏe đang gặp phải để được kiểm tra và dời ngày tiêm nếu cần thiết.
Thận trọng khi tiêm VAT cho phụ nữ mang thai
4. Tiêm vắc xin VAT ở đâu an toàn, uy tín?
Một trong những địa chỉ tiêm chủng uy tín, được đánh giá cao là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. MEDLATEC đã triển khai tiêm vắc xin từ ngày 15/9/2019 vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (cả thứ bảy, chủ nhật)
Danh mục tiêm chủng tại MEDLATEC
- Vắc xin phòng bệnh uốn ván (VAT);
- Vắc xin phòng sởi, quai bị, Rubella;
- Huyết thanh kháng độc tố uốn ván;
- Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung;
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan B (người lớn);
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan B (trẻ em);
- Vắc xin phòng bệnh não Nhật Bản;
- Vắc xin phòng bệnh cúm;
- Vắc-xin Pentaxim
Bên cạnh đó, MEDLATEC còn tư vấn miễn phí cho gia đình, người được tiêm về các bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh bệnh, tư vấn miễn phí về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc-xin và những phản ứng có thể gặp sau tiêm.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với MEDLATEC để được giải đáp.
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Là Gì
-
Đối Tượng Nào Nên Tiêm Vắc Xin Uốn Ván? | Vinmec
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Có Tác Dụng Trong Bao Lâu? | Vinmec
-
Bệnh Uốn Ván: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa - VNVC
-
Vắc Xin VAT (Việt Nam) Phòng Bệnh Uốn Ván - VNVC
-
BỆNH UỐN VÁN - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Uốn Ván
-
Uốn Ván: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Phòng Ngừa Uốn Ván Khi Bị Thương
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Và Những điều Cần Biết - YouMed
-
Mẹ Bầu Tiêm Uốn Ván Mũi 2 Muộn Có Sao Không? - Hello Bacsi
-
Uốn Ván - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Khi Nào Nên Tiêm Huyết Thanh Kháng độc Tố Uấn Ván (SAT)?
-
Lợi ích Của Việc Tiêm Vắc Xin Uốn Ván Cho Các Em Gái
-
Tiêm Phòng Uốn Ván ở Trạm Y Tế Phường: Những điều Nên Biết