Khi Nào Thì Cần Thực Hiện Tổng Phân Tích Nước Tiểu
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là quá trình kiểm tra sự hiện diện, nồng độ các chất trong nước tiểu. Bao gồm: quan sát đại thể ( xem màu của nước tiểu ), xét nghiệm nước tiểu bằng que nhúng. Sau đó so sánh màu sắc biến đổi trên que với bảng màu chuẩn, phân tích các thông số có trong nước tiểu.
Bình thường, tỷ trọng và pH nước tiểu có giá trị cụ thể. Còn các chất bất thường trong nước tiểu có nồng độ rất thấp. Không thể phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường. Nhưng khi phát hiện được, chúng là những chất bất thường trong nước tiểu, có thể cho thấy bạn đang có bệnh.
Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt các lưu ý như: tránh ăn các thực phẩm làm nước tiểu đổi màu, không tập thế dục quá sức. Tuyệt đối không xét nghiệm khi đang hoặc gần bắt đầu chu kì kinh nguyệt. Ngoài ra cần thông báo cho bác sĩ loại thuốc đang uống.
Khi nào thì thực hiện tổng phân tích nước tiểu
Thực hiện tổng phân tích nước tiểu được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, nhiễm ceton, đái nhạt, bệnh gan, mật, thận, bệnh viêm đường tiết niệu, đái máu, phát hiện sớm ngộ độc thai nghén.
Các trường hợp thường được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu:
Kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn.
Chẩn đoán bệnh.
Theo dõi tình trang sức khỏe.
Ý nghĩa 10 chỉ số trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu:
1.Glucose (GLU)
Chỉ số bình thường: < 0.84 mmol/l.
Glucose là một loại đường trong máu, không có trong nước tiểu hoặc có nhưng rất ít. Khi glucose xuất hiện trong nước tiểu, có thể bạn đã mắc bệnh đái tháo đường do đường huyết tăng cao. Đường sẽ bắt đầu được bào tiết ra nước tiểu. Glucose cũng có thể tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh. Một vài trường hợp khác xuất hiện ở phụ nữ mang thai.
Sự xuất hiện của glucose trong nước tiểu sau khi ăn nhiều thức ăn ngọt là một điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường lần xét nghiệm thứ 2 cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có các dấu hiệu kèm theo như: mệt mỏi, thường xuyên khát nước, tụt cân.. Bạn nên tiến hành xét nghiệm thêm đánh giá dung nạp glucose để có được kết quả chính xác.
2. Billirubin ( BIL)
Kết quả bình thường : Âm tính.
Billirubin có nguồn gốc từ sự thoái hóa của hồng cầu và thải ra khỏi cơ thể qua phân. Bình thường, Billirubin không có trong nước tiểu nên cho kết quả âm tính. Khi gan bị tổn thương do xơ gan, bệnh lý gan, vàng da tắc mật ( dòng chảy của mật từ túi mật bị tắc nghẽ), viêm gan do virus hoặc do ngộ độc thuốc, Billirubin sẽ xuất hiện trong nước tiểu.
3. Kentone (KET)
Kết quả bình thường: Âm tính.
Khi cơ thể đang trong tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng đái tháo đường, tiêu chảy mất nước, nôn mửa, chất Kentone sẽ được thải qua đường nước tiểu. Khi phát hiện lượng Kenton kèm theo các dấu hiệu ăn không ngon, mệt mỏi, bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ hơn.
4. Tỷ trọng ( Specific gravity – SG)
Kết quả chỉ số bình thường: 1.015 – 1.025
Chỉ số đánh giá mức độ loãng hay cô đặc của nước tiểu do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước. Bên cạnh đó còn báo hiệu tình trạng bệnh của bạn:
Nếu lượng nước tiểu bình thường nhưng tỉ trọng giảm thì là dấu hiệu của bệnh huyết áp. Lượng nước tiểu và cả tỉ trọng đều tăng thì là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Còn trong trường hợp tình trạng giảm tỉ trọng kéo dài thì rất có khả năng cô đặc nước tiểu của thận, thường gặp trong suy thận mạn.
5. Hồng cầu ( Blood – BLD)
Kết quả bình thường: Âm tính.
Hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu báo hiệu bạn đã mắc các bệnh: ung thư thận, bàng quang, sỏi thận, sỏi tiền liệt tuyến, viêm cầu thận, xung huyết thận thụ động, hội chứng K Wilson, hội chứng thận hư, thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn thận, nhiễm trùng niệu, nhiễm khuẩn nước tiểu, nhiễm khuẩn nước tiểu không có triệu chứng, xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp, cao huyết áp có tan huyết ngoại mạch thận, tan huyết nội mạch có tiêu hemoglobin.
>> Xét nghiệm viêm gan B tại Đà Nẵng
6. pH
Kết quả chỉ số bình thường: 4.8 – 7.4
Nồng độ pH trong nước tiểu tăng do nhiễm khuẩn thận, pH trong nước tiểu giảm do nhiễm ceton. Có thể do đái tháo đường, tiêu chảy, mất nước.
Độ pH giúp đánh giá độ acid hoặc bazơ có trong nước nước tiểu.
pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh.
pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ).
pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.
7. Protein ( PRO – Đạm)
Kết quả khi tổng phân tích nước tiểu cho chỉ số bình thường: < 0.1 g/L
Khi xét nghiệm cho ra kết quả Protein > 0.1 g/L, đó là dấu hiệu liên quan đến các bệnh như viêm thận cấp, bệnh thận do đái tháo đường, bệnh viêm cầu thận cùng vớ đó là hội chứng suy tim, bệnh K Wilson, bệnh cao huyết áp ác tính, hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang, viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, bệnh cao huyết áp lành tính, và cùng với đó là viêm nội tâm mạc bán cấp.
Phụ nữ có thai có protein trong nước tiểu lên 0.1 g/L, đây là dấu hiệu thai phụ bị thiếu nước,mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận,… Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng đái tháo đường.
>> Xét nghiệm phát hiện ma túy trong nước tiểu
8. Urobilinogen ( UBG)
Kết quả chỉ số bình thường: < 16.9 µmol/L
Đây là chất tạo thành từ sự thoái hóa của bilrubin, thông thường chất này được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Khi kết quả xét nghiệm dương tính với Urobilinogen, bạn có thể bị xơ gan, bệnh lý gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, thậm chí còn có thể mắc hiện tượng huỷ tế bào gan, bệnh tắc ống mật chủ, K đầu tụy, và bệnh suy tim xung huyết có vàng da.
9. Nitrite (NIT)
Kết quả chỉ số bình thường: Âm tính
Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu nitrite dương tính trong nước tiểu là tình trạng bị nhiễm trùng đường niệu.
10. Bạch cầu ( LEU – Tế bào bạch cầu)
Kết quả chỉ số bình thường: Âm tính
Lượng bạch cầu xuất hiện trong nước tiểu biểu hiện cho các chứng bệnh nhiễm khuẩn: nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng không có triệu chứng.
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu ở Đà Nẵng
Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng thực hiện xét tổng phân tích nước tiểu với 10 thông số, bên cạnh đó phòng khám còn cung cấp các gói khám xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu như: gói khám tổng quát 1, gói khám tổng quát 2, gói khám tổng quát 3 với chi phí phải chăng.
Địa chỉ: 97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng.
Hotline: 091.555.1519 – 0236. 3616006.
Từ khóa » Xét Nghiệm Nước Tiểu Bằng Que Nhúng
-
Vì Sao Phải Kiểm Tra Nước Tiểu Khi Mắc Bệnh Thận | Vinmec
-
Cách Lấy Nước Tiểu đúng Cách để Thực Hiện Xét Nghiệm | Vinmec
-
Nguyên Lý Test Nhanh Nước Tiểu (Test Nước Tiểu 10 Thông Số)
-
[PDF] Que Thử Dùng Cho Phân Tích Nước Tiểu
-
Ý Nghĩa Lâm Sàng Của 14 Thông Số Phân Tích Nước Tiểu | Medlatec
-
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ QUE NƯỚC TIỂU
-
Mục đích Của Việc Xét Nghiệm Nước Tiểu - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Ý NGHĨA CỦA CÁC THÔNG SỐ NƯỚC TIỂU
-
Phương Pháp Xét Nghiệm Nước Tiểu Có Giúp Chẩn đoán Bệnh Chính ...
-
Phương Pháp Xét Nghiệm Nước Tiểu
-
XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA
-
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA
-
Tổng Phân Tích Nước Tiểu Bao Gồm Những Xét Nghiệm Gì? - YouMed
-
Xét Nghiệm Sinh Hóa Nước Tiểu | Khám Bệnh ở Đà Nẵng