Khi Nào Thì Cơ Thể Cần Truyền Dịch?
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, nhiều người có xu hướng tự ý đến các cửa hàng thuốc để truyền dịch khi cơ thể mệt mỏi, cảm sốt. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp ốm sốt cũng có thể truyền dịch được. Nếu không có sự chẩn đoán của bác sĩ mà tự ý truyền dịch có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm .
Theo TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm châm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể dùng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.
Hiện có khoảng trên 20 loại được chia thành 3 nhóm cơ bản. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể gồm glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo, vitamin. Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu. Nhóm đặc biệt huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
TS cho hay, để biết được bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, truyền bao nhiêu, loại nào thì cần phải khám nghiệm máu và khám tim, phổi, đo mạch... Nếu một trong các chỉ số này thấp hơn chỉ số bình thường cho phép thì bác sĩ mới chỉ định truyền dịch phù hợp để bù đắp. Trong quá trình truyền dịch, bác sĩ phải theo dõi sát bệnh nhân để giám sát diễn biến truyền và mức độ tiến triển bệnh.
Việc truyền dịch cần được thực hiện theo đúng quy trình, vì nếu truyền dịch nhiều hơn thì tình trạng cần thì có thể gây phù phổi, suy tim... Ngoài ra, bổ sung không đúng các chất cần truyền cũng gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Cụ thể, nếu người bệnh mất điện giải mà truyền đường sẽ khiến bệnh nặng hơn, nếu bệnh nhân thừa natri mà truyền nước muối sẽ làm teo não, trẻ nhỏ sốt do viêm phổi hay bị bệnh tim sẽ phải hạn chế truyền dịch. Nếu lạm dụng truyền dịch sẽ khiến tim bị quá tải gây các tai biến nguy hiểm khác.
TS Nguyễn Tiến Dũng cũng cho biết, người bệnh chỉ nên truyền dịch khi đã sốt quá cao, nôn nhiều gây mất nước, hoặc các bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp... không thể ăn uống được. Người bệnh cũng nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi truyền dịch để tránh tai biến.
Nếu bệnh nhẹ, cơ thể mất nước nhưng vẫn còn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống, hạn chế truyền dịch. Ngoài ra, khi truyền dịch, người bệnh cần lưu ý những điểm sau: Người bệnh không nên tự ý truyền dịch tại nhà mà không có kết quả khám hay xét nghiệm; cần có bác sĩ thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh nhân khi truyền dịch, khi truyền nên cho dịch chảy chậm; Trong trường hợp ăn uống được nên bổ sung các thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa... sẽ an toàn hơn truyền dịch; Khi truyền dịch, nếu có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm... thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý kịp thời; Chỉ nên truyền dịch tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện và khả năng xử lý tại biến khi truyền.
Từ khóa » Truyền Nước Cho Người ốm
-
Khi Nào Cơ Thể Cần Truyền Nước Và Các Loại Dịch Truyền Phổ Biến?
-
Truyền Dịch (đạm) Có Tác Dụng Gì Với Cơ Thể? | Vinmec
-
Truyền Nước Biển: Tuyệt đối đừng Lạm Dụng! - Hello Bacsi
-
Truyền Nước Biển Nhiều Có Hại Không | BvNTP
-
Cứ ốm, Sốt, Mệt Mỏi Là Truyền Dịch - Đừng để Chết Vì Thiếu Hiểu Biết
-
Truyền Nước Có Tác Dụng Gì? Truyền Nước Có Tốt Không?
-
Khi Nào Cơ Thể Cần Truyền Nước Biển? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Truyền Dịch Tại Nhà Và Những điều Cần Biết
-
Khi Nào Thì Cần Truyền Dịch Vào Cơ Thể? - VnExpress Sức Khỏe
-
Bị Suy Nhược Cơ Thể Có Nên Truyền Nước (Đạm) Không?
-
Có Nên Truyền Nước Biển Tại Nhà Hay Không?
-
Người Gầy Có Nên Truyền Nước Biển Không? Rủi Ro Không?
-
Khi Nào Thì Cơ Thể Cần Truyền Dịch