Khí Phế Thũng Là Gì, Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu điển Hình Của Bệnh
Có thể bạn quan tâm
1. Bác sĩ giải đáp: Khí phế thũng là gì?
Khí phế thũng thực chất là một dạng bệnh ở phổi, cùng với các dạng khác đường gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên nhân chủ yếu gây khí phế thũng là do hút thuốc lá, ngoài ra cũng do yếu tố khác kết hợp.
Tổn thương túi phổi trong bệnh khí phế thũng
Ở người mắc bệnh khí phế thũng, các túi phổi ngày càng bị tổn thương nặng, đặc biệt là các bức tường bên trong túi bị suy yếu rồi vỡ ra. Cuối cùng tạo nên không gian trong các túi phổi dồn lại, làm giảm diện tích bề mặt, giảm hoạt động hô hấp cung cấp oxy vào máu.
Bệnh phế thũng khiến bạn không thể sử dụng hoàn toàn phổi để hô hấp bình thường, nghĩa là luôn có một phần không khí mắc kẹt ở bên trong không thể ra ngoài và không khí giàu oxy cũng không thể vào trong với lượng tối đa. Tổn thương trong khí phế thũng không thể phục hồi hoàn toàn, việc điều trị chỉ có thể làm chậm tiến triển của bệnh nên phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng.
2. Nguyên nhân gây bệnh khí phế thũng điển hình
Nguyên nhân chính dẫn đến khí phế thũng là do tiếp xúc thường xuyên, kéo dài với khí độc trong môi trường như:
-
Khói thuốc lá.
-
Khói cần sa.
-
Bụi và khói hóa chất.
-
Ô nhiễm không khí.
Nguyên nhân chính gây khí phế thũng là khói thuốc lá
Đôi khi, khí phế thũng xảy ra ở do thiếu hụt di truyền liên quan đến protein bảo vệ cấu trúc trong phổi song đa phần có liên quan đến chất lượng không khí hoặc khói thuốc lá.
3. Nhận diện triệu chứng của khí phế thũng
Triệu chứng điển hình của khí phế thũng là tình trạng khó thở, nhất là lúc làm việc nặng, mệt mỏi hoặc đi lên cầu thang. Khi bệnh nặng hơn, tình trạng khó thở có thể xuất hiện kể cả khi đang nằm hoặc mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp như: viêm phế quản, áp xe phổi,…
Thiếu oxy nghiêm trọng do khí phế thũng sẽ khiến cơ thể tím tái, biến dạng lồng ngực,… Nặng hơn gây ra gan to, phù, nổi tĩnh mạch cổ,…
Dựa trên triệu chứng lâm sàng chưa thể chẩn đoán chính xác chứng khí phế thũng, cần kết hợp với chẩn đoán cận lâm sàng với các phương pháp như:
-
Xét nghiệm máu ngoại vi.
-
Chụp cắt lớp vi tính.
-
Chụp cộng hưởng từ MRI.
-
Chụp X-quang phổi.
-
Đo chức năng hô hấp.
Nhìn chung, khí phế thũng sẽ ngày càng nghiêm trọng khi tổn thương trong phổi ngày càng nhiều, biến chứng có thể gặp như: suy hô hấp, tâm phế mạn tính, tràn khí màng phổi, tắc nghẽn động mạch phổi,… Do đó, phát hiện sớm và điều trị tích cực là rất quan trọng trong kiểm soát khí phế thũng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Chẩn đoán hình ảnh có vai trò chính trong bệnh khí phế thũng
4. Khí phế thũng có liên quan gì với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng đường thở bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, dẫn đến suy giảm hô hấp, khó thở. Thực tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chia thành 2 loại, trong đó có khí phế thũng, cụ thể gồm:
Viêm phế quản mạn tính
Khi lớp niêm mạc của ống phế quản bị viêm, khiến lớp lót tế bào bị sưng tấy, tiết và chứa nhiều chất nhầy. Đây chính là nguyên nhân khiến đường thở bị thu hẹp.
Khí phế thũng
Khí phế thũng do tổn thương các túi khí trong khí khiến hoạt động trao đổi khí suy giảm, quá trình thải bỏ CO2 và hấp thu O2 trở nên khó khăn hơn. Vì thế mà người bệnh cũng cảm thấy khó thở, song dạng khó thở này khác với viêm phế quản mạn tính.
Hai dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có mối liên hệ mật thiết với nhau, đa phần người bị khí phế thũng cũng bị viêm phế quản mạn tính. Hai tình trạng này cùng xảy ra gây khó thở nghiêm trọng. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra khí phế thũng nói riêng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chủ yếu do thuốc lá, ngoài ra cũng do môi trường không khí ô nhiễm, nhiều khí độc.
Khí phế thũng là một dạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Triệu chứng của khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính khá giống nhau, tuy nhiên khi chẩn đoán hình ảnh sẽ thấy vị trí tổn thương là khác nhau. Vì thế kết quả chẩn đoán có giá trị rất cao để điều trị đúng bệnh và hiệu quả.
5. Những phương pháp để điều trị khí phế thũng
Thực tế hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn cho căn bệnh khí phế thũng bởi tổn thương các túi khí là không thể phục hồi. Việc điều trị cho bệnh nhân chủ yếu là kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng bệnh xấu đi.
Cụ thể các phương pháp điều trị khí phế thũng hiện nay gồm:
-
Ngưng hút thuốc lá ngay lập tức và hoàn toàn, kể cả hút thuốc lá thụ động bởi đây là nguyên nhân chính gây tổn thương túi khí phổi.
-
Uống thuốc giảm triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng như: thuốc giãn phế quản, thuốc kháng sinh, thuốc steroid,…
-
Liệu pháp thở phục hồi phổi, bổ sung oxy hoặc trị liệu dinh dưỡng tùy theo tình trạng bệnh.
-
Phẫu thuật giảm thể tích phổi để loại bỏ các phần túi phổi tổn thương và hoạt động không hiệu quả, giúp người bệnh cải thiện được chứng khó thở.
Với người bị khí phế thũng, việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp là rất quan trọng bởi nếu vi khuẩn, virus xâm nhập vào phổi, nguy cơ biến chứng rất cao. Ngoài ra, người bệnh nên cải thiện môi trường sống, tránh xa các chất gây ô nhiễm môi trường và khí độc hại. Ngoài ra, tập thể dục hàng ngày, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng là cần thiết để cải thiện chức năng phổi cũng như sức khỏe chung.
Không thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh khí phế thũng
Nắm được khí phế thũng là gì sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của lá phổi. Tránh xa khói thuốc lá và khí độc là điều quan trọng để ngăn ngừa khí phế thũng.
Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác.
Từ khóa » Thung Là Gì
-
Từ điển Tiếng Việt "thung" - Là Gì?
-
Thung Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Tra Từ: Thung - Từ điển Hán Nôm
-
Thủng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Thung Là Gì - Nghĩa Của Từ Thung
-
Thung Lũng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thúng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thùng Là Gì, Nghĩa Của Từ Thùng | Từ điển Việt
-
Nghĩa Của Từ Thưng - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Từ Thung Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
VỀ NGUỒN !: Thung - Huyên Là Gì ?
-
'thưng' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Tại Sao Thế Giới Lại Sử Dụng đơn Vị "Thùng Dầu"? - Petrolimex
-
"Thùng" Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt