Khí Quản – Wikipedia Tiếng Việt

Khí quảnTrachea
Tiến hành đoạn văn.
Chi tiết
Phát âm/trəˈkə, ˈtrkɪə/[1]
Một phần củaĐường hô hấp
Động mạchnhánh khí quản của động mạch giáp dưới
Tĩnh mạchTĩnh mạch cánh tay đầu, tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch bán đơn phụ
Định danh
LatinhTrachea
MeSHD014132
TAA06.3.01.001
FMA7394
Thuật ngữ giải phẫu[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Khí quản (tiếng Anh: trachea) là một ống dẫn khí hình lăng trụ, nối tiếp từ dưới thanh quản (larynx) ngang mức đốt sống cổ 6, với hệ phế quản của phổi (lungs). Ở đoạn cuối nó phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính (primary bronchi): phải và trái, ở ngang mức đốt sống ngực 4 hoặc 5. Nó thuộc hệ hô hấp dưới (lower respiratory tract), có nhiệm vụ dẫn không khí vào ra.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài chức năng dẫn khí, khí quản còn có các chức năng quan trọng khác:

  • Cho không khí đi qua và làm sạch không khí.
  • Điều hòa lượng không khí đi vào phổi.
  • Làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.

Khí quản và phế quản cấu tạo bằng những vòng sụn, nhờ đó đường dẫn khí luôn rộng mở không khí lưu thông dễ dàng. Ở các phế quản nhỏ, có hệ thống cơ trơn (cơ reissessen), các cơ này có thể co giãn dưới tác dụng của hệ thần kinh tự động làm thay đổi khẩu kính của đường dẫn khí để điều hòa lượng không khí đi vào phổi, thần kinh giao cảm làm giãn cơ, thần kinh phó giao cảm làm co cơ. Khi lớp cơ trơn này co thắt sẽ gây cơn khó thở.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ống sụn khí quản dài khoảng 11–13 cm, có hình ống tròn, phía sau hơi bẹt, đường kính 1,8 cm. Gồm 16 - 20 vòng sụn hình chữ C, nối với nhau bằng các dây chằng vòng, tạo nên sự liên kết đàn hồi. Sụn khí quản có tác dụng chống đỡ duy trì đường hô hấp luôn trong trạng thái mở để quá trình hô hấp được tiến hành bình thường. Khoảng hở phía sau các sụn được đóng kín bằng các cơ trơn khí quản, tạo nên thành màng.

Mặt trong khí quản có niêm mạc che phủ. Lớp này có chứa các hạch tổ chức limphô riêng rẽ và được lợp bởi một lớp biểu mô rung có khả năng chuyển động từ trong ra ngoài.

Dưới niêm mạc là tấm dưới niêm mạc được tạo bởi tổ chức liên kết, bên trong có nhiều sợi chun, tuyến, các mạch máu, bạch mạch và thần kinh.

Nhìn vào trong lòng, ở nơi phân đôi của khí quản nổi gờ lên ở giữa, gọi là cựa khí quản. Nhìn từ trên xuống, cựa khí quản hơi lệch sang bên trái.

Liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Khí quản dài 15 cm, ở người lớn đường kính khoảng 1,2 cm, di động dễ và có 2 phần: phần cổ và phần ngực.

  • Phần cổ nằm trên đường giữa, nông.
    • Phía trước: từ nông vào sâu gồm có da, tổ chức dưới da, mạc nông, lá nông mạc cổ, lá trước khí quản. Eo tuyến giáp che phủ các vòng sụn 2, 3 và 4. Dưới đó là tĩnh mạch giáp dưới, động mạch giáp dưới cùng và tuyến ức ở trẻ em.
    • Phía sau: là thực quản và thần kinh thanh quản quặt ngược. (nằm trong góc giữa khí quản và thực quản).
    • Hai bên là bao cảnh và các thành phần của nó, thuỳ bên tuyến giáp.

Khi có chỉ định, người ta thường mở khí quản bằng cách cắt đứt vài vòng sụn đầu tiên của nó. Tuy thế cũng có thể mở khí quản ở các vòng sụn dưới eo tuyến giáp ngay trên hõm ức, hay có thể đơn giản hơn là mở vào dây chằng nhẫn giáp trong những trường hợp không đủ điều kiện.

  • Phần ngực nằm trong trung thất trên, đoạn cuối hơi lệch sang phải vì có cung động mạch chủ tựa vào bên trái.
    • Phía sau: thực quản nằm hơi lệch sang trái và đám rối thực quản.
    • Phía trước: có cung động mạch chủ, động mạch cảnh chung trái, thân tay đầu, rồi đến tĩnh mạch cánh tay đầu trái, tuyến ức.
    • Bên phải: là thần kinh lang thang, cung tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch chủ trên.
    • Bên trái: phần trái cung động mạch chủ, động mạch cảnh chung trái và thần kinh quặt ngược thanh quản trái.
    • Dưới chỗ phân chia là nhóm nốt bạch huyết khí - phế quản

Phôi học

[sửa | sửa mã nguồn]

Mô học

[sửa | sửa mã nguồn]

Mạch máu và thần kinh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khí quản được nuôi dưỡng bởi các nhánh khí quản của động mạch giáp dưới, thân giáp cổ và động mạch giáp trên, động mạch phế quản.
  • Chi phối phế quản là các nhánh thần kinh từ các hạch giao cảm cổ và các thần kinh thanh quản quặt ngược phải và trái.

Các bệnh về khí quản

[sửa | sửa mã nguồn]

Viêm khí quản (Tracheitis)

[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể do virus hay vi khuẩn gây ra, hoặc bị kích thích từ hạt bụi siêu nhỏ, khí độc. Nó thường xảy ra cùng lúc với viêm thanh quản (Laryngitis), lúc đó gọi là viêm thanh khí quản (Laryngotracheitis).

Viêm thanh khí phế quản (croup)

[sửa | sửa mã nguồn]

Viêm thanh quản phế quản cấp là tình trạng viêm phù nề cấp tính vùng hạ thanh môn (chỗ hẹp nhất dưới 2 dây thanh). Lứa tuổi thường mắc phải bệnh này là dưới 5 tuổi, do đường thở hẹp nên khi viêm nhiễm gây phù nề làm cho đường dẫn khí càng trở nên chít hẹp hơn, gây nên triệu chứng khó thở.

Triệu chứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Những trẻ bị viêm thanh khí phế quản cấp thường khởi đầu bằng những triệu chứng của cảm như ho, sổ mũi, sốt nhẹ, sau đó 1 – 3 ngày bắt đầu có triệu chứng khàn giọng, khó thở, thở rít, nhất là vào lúc thời tiết trở lạnh như giữa đêm.

Khí quản nhân tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 2011, một nhóm các bác sĩ phẫu thuật dẫn đầu bởi Giáo sư Paolo Macchiarini ở Bệnh viện trường đại học Karolinska, Stockholm, Thụy Điển thực hiện ca phẫu thuật ghép khí quản nhân tạo (được cấy tế bào gốc của bệnh nhân vào) lần đầu tiên trên giới trên người có tên Reykjavik (36 tuổi, người Ai-xơ-len).

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khí quản. Khí quản.
  • Hạch bạch huyết khí quản. Hạch bạch huyết khí quản.
  • Phần vành của thanh quản và phần trên của khí quản. Phần vành của thanh quản và phần trên của khí quản.
  • Mặt cắt ngang kính hiển vi của khí quản con người. Mặt cắt ngang kính hiển vi của khí quản con người.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trachea | Definition of Trachea by Lexico”. Lexico Dictionaries | English (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2019.
  • Sách Giải phẫu học- Đại học Y Dược Huế
  • Sách Mô học - Đại học Y Dược Huế
  • Sách Bệnh học - Đại học Y Dược Huế
  • x
  • t
  • s
Các hệ cơ quan trong cơ thể heo
Vận động
Bộ xương
Khối xương sọXương trán, xương sàng, xương bướm, xương chẩm, xương đỉnh, xương thái dương
Khối xương mặtxương lá mía, xương hàm dưới, xương lệ, xương mũi, xương xoăn mũi dưới, xương gò má, xương hàm trên, xương khẩu cái
Xương thân mìnhCột sống, sụn sườn, xương ức, xương sườn, xương sống
Xương chi trênXương đòn, xương vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương quay, xương trụ, xương cổ tay, khớp vai
Xương chi dướiXương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác, xương bàn chân, khớp hông
Hệ cơ
Cơ xương, cơ trơn, cơ tim
Cơ đầu mặt cổCơ vùng đầu, cơ vùng cổ
Cơ thân mìnhCơ thành ngực, cơ thành bụng, cơ hoành
Cơ tứ chiCơ chi trên, cơ chi dưới
Tuần hoàn
TimTâm thất, tâm nhĩ, nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, van tim
Mạch máu
Động mạchĐộng mạch chủ, động mạch đầu mặt cổ
Tĩnh mạch 
Mao mạch 
MáuHuyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
Vòng tuần hoànVòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ
Miễn dịch
Bạch cầuBạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa a-xit, bạch cầu mô-nô, bạch cầu lim-phô (tế bào B, tế bào T)
Cơ chếThực bào, tiết kháng thể, phá hủy tế bào nhiễm
Bạch huyết
Phân hệphân hệ lớn, phân hệ nhỏ
Đường dẫn bạch huyếtống bạch huyết, mạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết
Bạch huyết
Hô hấp
Đường dẫn khíMũi, thanh quản, khí quản, phế quản
PhổiHai lá phổi, phế nang
Hô hấpSự thở, sự trao đổi khí
Tiêu hóa
Ống tiêu hóaMiệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn
Tuyến tiêu hóaTuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy, gan
Bài tiết
Hệ tiết niệuThận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo
Hệ bài tiết mồ hôiDa, tuyến mồ hôi
Hệ bài tiết Carbon dioxide (CO2)Mũi, đường dẫn khí, phổi
Vỏ bọc
DaLớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da
Cấu trúc đi kèmLông - tóc, móng, chỉ tay và vân tay
Thần kinh
Thần kinh trung ươngNão (trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não), tủy sống
Thần kinh ngoại biênDây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch thần kinh
Phân loạiHệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng (phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm)
Giác quan
Mắt  • thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới)
Tai  • thính giác (tai ngoài, tai giữa, tai trong)
Mũi  • khứu giác (lông niêm mạc)
Lưỡi  • vị giác (gai vị giác)
Da  • xúc giác (thụ quan)
Nội tiết
Nội tiết nãoVùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên
Nội tiết ngựcTuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức
Nội tiết bụngTuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục (buồng trứng (ở nữ), tinh hoàn (ở nam))
Sinh dục
Cơ quan sinh dục namTinh hoàn, tinh trùng, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu
Cơ quan sinh dục nữBuồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm vật, cửa mình
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb11978593f (data)
  • GND: 4134946-5
  • LCCN: sh85136401
  • NDL: 00565765
  • NKC: ph136830
  • TA98: A06.3.01.001

Từ khóa » Sụn Thanh Quản Gồm