Khí Thải Là Gì? Một Số Tiêu Chuẩn Khí Thải Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Chuyên gia Thanh Bình xin được giải đáp khái niệm khí thải là gì, một số tiêu chuẩn khí thải phổ biến nhất hiện nay, cũng như các nguồn phát sinh, ảnh hưởng của nó đến đời sống và môi trường. Xin mời quý khách cùng tham khảo để tự trang bị cho mình những thông tin hữu ích nhất!

Mục Lục

Toggle
  • Khí thải là gì?
    • Khí thải CFCs là gì ?
    • Khí thải CO2 là gì ?
    • Khí thải NOX là gì ?
  • Các nguồn phát sinh khí thải chủ yếu hiện nay
    • Khí thải công nghiệp
    • Khí thải từ phương tiện giao thông
    • Khí thải sinh hoạt
    • Khí thải từ hoạt động nông nghiệp
    • Khí thải từ các thiết bị làm lạnh
    • Khí thải từ các lò nhiệt điện
    • Khí thải tự nhiên
  • Các tiêu chuẩn khí thải phổ biến nhất hiện nay
    • Tiêu chuẩn khí thải Euro
    • Tiêu chuẩn khí thải ở Việt Nam
  • Ảnh hưởng của khí thải tới đời sống và môi trường

Khí thải là gì?

Đối với câu hỏi khí thải là gì có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn nhất thì khí thải chính là các thành phần vật chất độc hại dạng khí hoặc hơi được thải ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của con người. Khí thải tiếng Anh là Gas exhaust hoặc Emission.

Cụ thể hơn, đó là khí được phát sinh do sự đốt cháy các nhiên liệu khí tự nhiên, xăng, dầu, hỗn hợp, nhiên liệu diesel, than đá … Theo động cơ, nó được xả vào khí quyển qua ống khí thải, vòi phun hoặc ống xả, thường được phân tán theo chiều gió.

Hiện nay lượng khí thải hàng năm trên thế giới ngày càng tăng cao và có khá nhiều loại khí thải khác nhau, tuy nhiên có 3 loại khí thải phổ biến nhất đó là khí thải CFCs, khí thải CO2 và khí thải NOX. Dưới đây Thanh Bình sẽ chia sẻ chi tiết về 3 loại khí thải này.

Khí thải là gì?
Khí thải là gì?

Khí thải CFCs là gì ?

Khí thải CFCs có tên khoa học đầy đủ là Chlorofluorocarbons, thường được gọi theo tên viết tắt là CFC. Đây chính là một hợp chất hữu cơ bao gồm các thành phần như cacbon, clo và flo.

Đặc tính của khí thải CFCs là có tính ăn mòn, được chia thành nhiều nhóm CFC khác nhau, điển hình như CFC 11, CFCl3 hay CFCl2. Tất cả những loại này đều có chung đặc điểm là có thể làm suy yếu tầng ozone, gây hại cho môi trường.

Khí thải CO2 là gì ?

CO2 là một loại khí thải rất quen thuộc và hầu như ai trong chúng ta cũng biết. Cụ thể, CO2 chính là tên viết tắt của khí cacbonic, loại khí này còn được biết đến với tên gọi khác là cacbon điôxít, điôxít cacbon hay anhiđrít cacbonic. Ngoài ra, trong dạng rắn khí thải CO2 còn được gọi là băng khô.

Sự phát thải khí CO2 phần lớn là do các phản ứng đốt cháy. Nếu ở mức độ cho phép, CO2 không hề gây ảnh hưởng đến môi trường, mọi hoạt động đều diễn ra bình thường. Thế nhưng, nếu hàm lượng CO2 tăng cao sẽ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến khí hậu trên toàn địa cầu.

Khí thải CO2 là gì ?
Khí thải CO2 là gì ?

Khí thải NOX là gì ?

Nếu quý khách đang thắc mắc khí thải NOX là gì thì đây chính là một loại hợp chất oxit nitơ được tạo thành thông qua quá trình đốt khí Nitơ, bao gồm NO và NO2.

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định rằng, khí thải NOX có tính axit rất mạnh nên có thể tạo nên những cơn mưa axit vô cùng nguy hiểm. Nếu hít phải khí NOX với nồng độ rất thấp cũng ảnh hưởng xấu đến phổi, thậm chí trong không khí chỉ cần có 1% NOX sẽ gây chết người trong vài phút.

Các nguồn phát sinh khí thải chủ yếu hiện nay

Nói đến các nguồn phát sinh khí thải có rất nhiều, tuy nhiên trong nội dung bài viết hôm nay Thanh Bình chỉ xin được hé lộ đến quý khách những nguồn chính, sau đây là thông tin chi tiết:

Khí thải công nghiệp

Nguồn phát sinh khí thải đầu tiên là từ ngành công nghiệp. Vậy khí thải công nghiệp là gì? Theo Khoản 6 Điều 3 trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP, khí thải công nghiệp ở Việt Nam là chất thải tồn tại dưới dạng hơi hoặc khí, được phát sinh từ ngành công nghiệp.

Khí thải công nghiệp
Khí thải công nghiệp

Đó có thể là khí thải từ các nhà máy thép, khí thải lò hơi đốt củi, khí thải lò gạch, khí thải từ ngành sản xuất tủ lạnh, luyện kim, khai thác dầu khí … Tóm lại là tất cả các ngành công nghiệp nói chung.

Khí thải từ phương tiện giao thông

Mặc dù lượng khí thải từ phương tiện giao thông không lớn bằng khí thải công nghiệp, tuy nhiên đây cũng là nguồn phát sinh chủ yếu, có tác động rất lớn đến môi trường sống quanh ta.

Các loại khí thải từ các phương tiện giao thông phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Khí thải từ xe máy, khí thải xe ô tô, tàu thuyền, phương tiện hàng không … Trong đó, khí thải ô tô xe máy vẫn là nguồn gây ô nhiễm chính. Nếu như xe máy chủ yếu phát thải khí CO, VOC thì xe tải và xe khách lại xả ra nhiều khí NO2, SO2.

Khí thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh tiếp theo là từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người, đó có thể là khí thải lò đốt rác sinh hoạt, các hoạt động đun nấu bằng than củi, than tổ ong, rơm rạ, cây ngô, nhiên liệu hóa thạch …. Khí được tạo ra trong quá trình đốt rác, đun nấu chủ yếu là khí CO2.

Khí thải từ hoạt động nông nghiệp

Thêm một nguồn phát sinh nữa là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khí thải từ ngành nông nghiệp được phát sinh là do việc đốt rừng làm nương rẫy, đốt rơm rạ, cỏ cây sau mỗi mùa thu hoạch hay phân từ các đàn gia súc gia cầm được xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý nên sẽ chứa các khí độc hại như nitơ, metan, lưu huỳnh, cacbonic …

Khí thải từ hoạt động nông nghiệp
Khí thải từ hoạt động nông nghiệp

Khí thải từ các thiết bị làm lạnh

Khí thải từ máy điều hòa, tủ lạnh, tủ mát, tủ đông nói riêng và các thiết bị làm lạnh nói chung cũng là nguồn phát thải chứa các yếu tố gây hậu họa khôn lường, được nhận định là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Bên cạnh đó, việc sản xuất ra các thiết bị làm lạnh sẽ phát sinh rất nhiều khí CFCs gây độc cho khí quyển.

Khí thải từ các lò nhiệt điện

Tiếp đến là nguồn phát sinh khí thải từ nhà máy nhiệt điện. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam có 20 nhà máy nhiệt điện than, có khả năng tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm, dự kiến lượng tro xỉ, thạch cao xả ra là 15.700 triệu tấn/năm. Khí thải máy phát điện chủ yếu là bụi, SO2, NOx, CO, CO2.

Khí thải tự nhiên

Khí thải tự nhiên có thể kể đến như các hoạt động núi lửa phun trào, cháy rừng, khí từ các mỏ khí tự nhiên thoát ra (thường thấy ở đáy ao, hồ, đáy biển, …).

Khí thải tự nhiên
Khí thải tự nhiên

Các tiêu chuẩn khí thải phổ biến nhất hiện nay

Nắm được những tiêu chuẩn khí thải sẽ giúp chúng ta quản lý và giám sát tốt, ngăn chặn hoặc hạn chế những hậu quả nghiêm trọng do khí thải gây ra. Nội dung tiếp theo trong bài Thanh Bình sẽ phân tích chi tiết về tiêu chuẩn khí thải euro và tiêu chuẩn khí thải ở Việt Nam nhằm giúp quý khách có cái nhìn tổng quan nhất.

Tiêu chuẩn khí thải Euro

Tiêu chuẩn khí thải Euro là gì? Đó là những định mức về nồng độ của những loại khí phát sinh trong quá trình xe hoạt động, cụ thể gồm carbon monoxide (CO), hydrocarbons (HC),nitrogen oxide (NOx) và particulate matter (PM). Tiêu chuẩn khí thải Euro còn được gọi là tiêu chuẩn khí thải Châu Âu, hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 6 phiên bản tiêu chuẩn khí thải Euro được Liên Minh Châu Âu quy định nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường từ xe cộ. Trong đó:

  • Tiêu chuẩn Euro 1 ban hành vào tháng 7/1992.
  • Tiêu chuẩn khí thải Euro 2  ban hành vào tháng 1/1996.
  • Tiêu chuẩn khí thải Euro 3 ban hành vào tháng 1/2000.
  • Tiêu chuẩn khí thải Euro 4 ban hành vào tháng 1/2005.
  • Tiêu chuẩn khí thải Euro 5 ban hành vào tháng 9/2009.
  • Tiêu chuẩn khí thải Euro 6 ban hàng vào tháng 9/2014.

Ở các phiên bản khác nhau, tiêu chuẩn về định mức khí thải cũng khác nhau. Để biết chính xác định mức tiêu chuẩn khí thải Euro 1, 2, 3, 4, 5, 6 là gì, quý khách vui lòng xem thông tin chi tiết trong bảng sau đây:

Tiêu chuẩn khí thải Euro
Tiêu chuẩn khí thải Euro

Tiêu chuẩn khí thải ở Việt Nam

Quy chuẩn khí thải ở Việt Nam được chia thành hai nhóm riêng biệt, ứng với hai văn bản pháp luật khác nhau, bao gồm:

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018

Đây là văn bản pháp luật quy định các tiêu chuẩn khí thải ô tô Việt Nam, cũng như mô tô, xe máy và các phương tiện sử dụng động cơ cháy do nén. Trong đó quy định giới hạn cho phép lớn nhất của các thành phần gây ô nhiễm trong khí thải được chia thành 4 mức độ khác nhau, điển hình như:

  • CO (% thể tích)
  • HC (ppm thể tích)
  • Lamda (λ)
  • Độ khói (% HSU) (2)

Quy định cụ thể về 4 mức độ giới hạn thành phần gây ô nhiễm khí thải được thể hiện rõ nét trong bảng dưới đây:

Tiêu chuẩn khí thải ở Việt Nam
Tiêu chuẩn khí thải ở Việt Nam

Theo quyết định số 16 của Thủ Tướng, các tiêu chuẩn khí thải ô tô ở Việt Nam hiện nay có một số thay đổi như sau:

  • Mức 1: Vẫn áp dụng cho ô  tô lắp động cơ cháy do nén (dùng diesel và nhiên liệu tương tự) và động cơ cháy cưỡng bức (dùng xăng, khí hóa lỏng) sản xuất trước năm 1999.
  • Mức 2: Được áp dụng từ ngày 01/01/2021 đối với đối với ô tô sử dụng động cơ cháy do nén và động cơ cháy cưỡng bức sản xuất từ năm 1999 – 2008.
  • Riêng ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu: Áp dụng mức tính từ ngày 15 – 5 – 2019 dành cho cả động cơ cháy do nén và động cơ cháy cưỡng bức.

Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp QCVN 19: 2009/BTNMT 

Đây là tiêu chuẩn QCVN khí thải công nghiệp mới nhất ở Việt Nam do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành theo Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 – 11 – 2009.

Cụ thể, tiêu chuẩn QCVN 19: 2009/BTNMT đã quy định chi tiết về nồng độ C của bụi và các chất vô cơ; hệ số lưu lượng nguồn thải; hệ số vùng, khu vực; các phương pháp xác định tiêu chuẩn khí thải lò hơi, sự phát thải của nguồn tĩnh … Thông tin chi tiết về quy chuẩn khí thải công nghiệp này, quý khách vui lòng xem TẠI ĐÂY.

Ảnh hưởng của khí thải tới đời sống và môi trường

Khi lượng khí thải phát sinh mỗi ngày vượt quá giới hạn an toàn được quy định sẽ đe dọa trực tiếp đến môi trường và đời sống của nhân loại, dưới đây là một số ảnh hưởng điển hình nhất:

Ảnh hưởng của khí thải tới đời sống và môi trường
Ảnh hưởng của khí thải tới đời sống và môi trường
  • Khí thải làm tầng ozon mỏng dần: Khí thải CFCs trong các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện lạnh là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozon, điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh. Khi tầng ozon suy giảm sẽ khiến bầu khí quyển của trái đất bị biến đổi, gia tăng các tia cực tím và dẫn đến các tác động sinh học tiêu cực.
  • Khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu: Khí thải nhà kính là gì? Đó chủ yếu là khí CO2, CFCs, N2O, CH4, O3. Khi khí thải nhà kính không được kiểm soát sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu – nóng lên toàn cầu, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa axit, hạn hán, lũ lụt, sấm chớp, sạt lở …
  • Ảnh hưởng đến hệ sinh vật: Biến đổi khí hậu và hiện tượng các tia cực tiếp gia tăng sẽ tác động trực tiếp đến môi trường sống của sinh vật, khiến nhiều loài động thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế: Ô nhiễm khí thải nói chung, ô nhiễm khí thải công nghiệp nói riêng làm gia tăng các bệnh về da, mắt, tim, phổi, tăng nguy cơ ung thư và các bệnh nan y, dị tật bẩm sinh, đe dọa đến tính mạng con người. Bên cạnh đó còn tác động đến nền kinh tế, vấn đề an sinh xã hội của mỗi quốc gia do ngân sách khắc phục hậu quả của ô nhiễm khí thải quá lớn.

Cuối cùng, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề “Khí thải là gì? Một số tiêu chuẩn khí thải phổ biến nhất hiện nay”, quý khách vui lòng liên hệ chuyên gia công ty hút bể phốt Thanh Bình qua số HOTLINE : 0975 252 999 để được tư vấn miễn phí 24/24.

Từ khóa » Nguồn Phát Sinh Khí Thải Có Chứa Inox Có Thể Là