Khi Trẻ Khóc, Trẻ Muốn “nói” Gì? - Bio-acimin
Có thể bạn quan tâm
Đối với các bà mẹ trẻ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, mỗi khi thấy trẻ khóc mẹ bối rối không hiểu vì sao trẻ lại như vậy? Sẽ phải mất một thời gian để các bà mẹ có thể “phiên dịch” được, và khi hiểu được tiếng khóc của trẻ việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Dưới đây là những thông điệp muốn truyền tải cho mẹ qua tiếng khóc của mình:
Trẻ khóc khi đói
Khóc là một biểu hiện khi trẻ đói bụng
Ngay từ lúc chào đời, trẻ sẽ nhanh chóng nhận biết mối liên hệ giữa tiếng khóc và nguồn sữa mẹ, mỗi khi cất tiếng khóc trẻ sẽ được mẹ cho ăn. Vì thế, mỗi khi đói, trẻ sẽ khóc rất to. Nếu như quan sát mẹ có thể thấy nước miếng chảy quanh miệng trẻ mỗi khi đói.
Đây là điều đầu tiên mẹ nên nghĩ đến khi trẻ khóc. Các bà mẹ cần Học cách nhận ra các dấu hiệu trẻ đói để cho ăn trước khi trẻ khóc. Đối với trẻ sơ sinh thì có các dấu hiệu như : trẻ quấy, nhóp nhép miệng, tìm vú (một phản xạ sơ sinh khi trẻ quay đầu về phía ngón tay của mẹ khi mẹ đưa vào má của trẻ) và cho tay vào miệng. Nếu vậy ngay lập tức mẹ nên cho trẻ ăn ngay.
Trẻ khóc khi buồn ngủ
Gắt ngủ là hiện tượng rất phổ biến ở các em bé
Trẻ khó khi buồn ngủ hay còn gọi là gắt ngủ, đây cũng là lí do phổ biến mà các mẹ nghĩ đến khi trẻ khóc. Khi gắt ngủ trẻ thường rất cáu kỉnh, nếu trẻ quay lưng lại với những gì người lớn đang làm, khóc, kèm theo các hành động như dụi mắt, kéo tai thì chính xác là trẻ đang buồn ngủ. Khi đó, mẹ nên ru trẻ ngủ, trẻ sẽ thôi khóc và nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.
Trẻ khóc khi muốn được bố mẹ quan tâm
Trẻ khóc là khi muốn được mẹ ôm
Trẻ cần rất nhiều sự âu yếm. Trẻ muốn được nhìn thấy mặt cha mẹ, được nghe giọng nói, lắng nghe nhịp tim và đặc biệt là trẻ có thể nhận ra những mùi của riêng của cha mẹ. Khóc có thể là cách trẻ đòi được bố mẹ ôm, âu yếm và thể hiện sự quan tâm.
Khi còn nhỏ, sự tập trung của trẻ còn hạn chế, vì thế, trẻ rất chóng chán. Trẻ phát hiện ra khi khóc, trẻ sẽ khiến mẹ phải cuống lên và quan tâm nhiều hơn, giống như một trò tiêu khiển của trẻ vậy. Lúc này tiếng khóc của trẻ gần giống như tiếng thét, để thu hút sự quan tâm chú ý của bố mẹ. Vì vậy, khi thấy bé khóc to, âm thanh như tiếng thét thì đó chính là lúc trẻ muốn được bố mẹ ôm ấp, vỗ về. Vòng tay của bố mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn, được che chở và hẳn nhiên trẻ sẽ ngưng khóc khi được bố, mẹ ôm hôn, vỗ về.
Trẻ khóc khi cảm thấy không khỏe
Khóc là một phản ứng bản năng trước cơn đau hoặc sự không thoải mái về mặt thể chất từ sự kích thích nhẹ như muỗi cắn, ngứa…cho đến các dấu hiệu bệnh như đau bụng, buồn nôn…
Có thể khó chịu trẻ dùng tiếng khóc để báo cho mẹ
Dấu hiệu nhận biết: Tiếng khóc của trẻ nghe sắc và chói tai, trẻ sẽ thở hổn hển vài giây để lấy hơi thở rồi khóc tiếp. Kiểm tra tay chân của trẻ, nếu chúng lờ đờ hay kém hoạt bát hơn mọi ngày thì có thể trẻ đã bị ốm. Đồng thời, người lớn nên kiểm tra cơ thể trẻ xem có vết thương hay đo thân nhiệt để tìm cách khắc phục sớm nhất.
Một số trường hợp khác
Ngoài ra, trẻ khóc có thể do tã dơ, do thời tiết quá nóng – hoặc quá lạnh. Hay có thể do trẻ mọc răng nên quấy khóc. Những nguyên nhân trẻ khóc ở trên rất dễ kiểm tra và các bà mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ giải quyết những “rắc rối” trên.
Để chăm sóc trẻ, người mẹ không đơn thuần chỉ là cho ăn, ngủ mà còn là người phiên dịch cho “thông điệp” của trẻ. Việc hiểu trẻ qua tiếng khóc sẽ giúp tăng sự gắn kết giữa mẹ và trẻ, đồng thời cũng giúp các mẹ đỡ căng thẳng và lo lắng khi thấy con khóc. Lắng nghe tiếng khóc của trẻ giúp mẹ hiểu và chăm sóc trẻ tốt hơn.
Từ khóa » Khóc Là J
-
Khóc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khóc Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Người Hay Khóc Một Mình Là Bị Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Tại Sao Chúng Ta Khóc? | Vinmec
-
Khóc - Wiktionary Tiếng Việt
-
Khóc Có Lợi Hay Hại Cho Sức Khỏe? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Khóc - Wiki Là Gì
-
Rơi Nước Mắt Cũng … Tốt Thôi! - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Khóc Nhiều, Hay Suy Nghĩ Có Phải Trầm Cảm Không? - BookingCare
-
Tìm Hiểu Hội Chứng Quấy Khóc ở Trẻ Sơ Sinh
-
Lý Giải ý Nghĩa Tiếng Khóc Của Trẻ Sơ Sinh
-
Cha Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ 2 Tuổi Quấy Khóc Không Rõ Nguyên Nhân?
-
Các Rối Loạn Trầm Cảm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia