Khiêm Nhường Ngữ-Bài 50 Minna No Nihongo - Tiếng Nhật Daruma

Các bạn có biết “Khiêm nhường ngữ” trong tiếng Nhật là gì không? Khi bắt đầu học lên tiếng Nhật trung cấp, kính ngữ là phần không thể bỏ qua và được xem là phần khó nhớ nhất trong ngữ pháp tiếng Nhật, nó có 3 loại là Tôn kính ngữ, Khiêm nhường ngữ và Thể lịch sự. Khiêm nhường ngữ là một trong các cách nói kính ngữ, được dùng để nói về hành động của bản thân. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu chi tiết và dễ hiểu về 3 dạng Khiêm nhường ngữ 謙譲語(けんじょうご)  nhé!

Khiêm nhường ngữ

Xem thêm: Kính ngữ tiếng Nhật

Mục lục

Toggle
  • Khiêm nhường ngữ là gì?
  • 3 dạng khiêm nhường ngữ
    • Dạng đặc biệt: sử dụng những từ khiêm nhường ở dạng bất quy tắc
    •   Dạng có quy tắc: [お (ご) ~する]

Khiêm nhường ngữ là gì?

Khiêm nhường ngữ là cách biểu hiện sự khiêm tốn khi nói về hành động bản thân với người bề trên (là người hơn tuổi mình, hoặc người có địa vị/vị trí cao hơn trong công ty như đối tác và khách hàng). Trong câu khiêm nhường, chủ thể là chính bạn.

Khiêm nhường  là một biểu hiện tôn trọng người khác bằng cách đặt mình dưới người khác.

Khiêm nhường ngữ

Ví dụ: Hãy đổi câu 「私は先生の言葉を聞く」- “Em nghe lời thầy dạy” thành câu khiêm nhường sẽ thế nào nhé.

Ví dụ 1: 「私は先生の言葉をお聞きする」- “Em nghe lời thầy dạy”

Ví dụ 2: 「私は先生の言葉を拝聴する」- “Em nghe lời thầy dạy”

=> Câu ví dụ trên thể hiện bạn khiêm tốn bày tỏ hành động của mình và kết quả là bạn nâng cao và tôn trọng người kia .

*Ngoài ra còn có một loại khiêm nhường ngữ được gọi là “Khiêm nhường ngữ II (từ lịch sự)” được phân nhánh vào năm 2007. Có một vài từ được xếp vào loại khiêm nhường ngữ II ( từ lịch sự), một số từ thường gặp như: 「参る・申す・いたす・おる・存じる」

Tham khảo: sách kính ngữ tiếng Nhật

3 dạng khiêm nhường ngữ

Có ba mẫu khiêm nhường ngữ:

Khiêm nhường ngữ

Dạng đặc biệt: sử dụng những từ khiêm nhường ở dạng bất quy tắc

Đối với những từ khiêm nhường ở dạng bất quy tắc sẽ được tổng hợp bằng bảng dưới đây. Khiêm nhường ở dạng bất quy tắc là một cách diễn đạt được sử dụng cho hành động của chính mình. Hãy cẩn thận để không sử dụng nó đối với người mà bạn tôn trọng .

Vます 謙譲語 例文
見()ます 拝(はい)見(けん)します 小林先生の絵を拝見しました。

Tôi đã xem bức tranh của cô Kobayashi.

食べます

飲みます

もらいます

いただきます 1/ 今朝、Anさんから綺麗なドレスをいただきました。

Tôi đã nhận được chiếc đầm đẹp từ chị An hồi sáng nay.

2/ コーヒーいただきます。

Tôi uống cafe.

言います 申し上げます

申します

1/ 心よりお詫び申し上げます。

Tôi thật sự xin lỗi.

2/ リンと申します。

Tôi tên là Linh.(Giới thiệu tên với cấp trên/khách hàng)

聞きます(to ask)

行きます(go to sb’place )

うかがいます

 

1/ この試験の答えはよくわかりませんね。先生にうかがってみましょうか。

Đáp án của bài kiểm tra này tôi vẫn chưa hiểu rõ. Tôi sẽ hỏi lại thầy xem sao?

2/ 明日、御社へ伺います。

Ngày mai, tôi sẽ đến thăm quý công ty.

会います お目にかかります 新しい社長には、まだお目にかかっていません。

Tôi vẫn chưa gặp vị giám đốc mới.

行きます

来ます

参(まい)ります

 

1/ お腹がすいてまいりました。

Tôi đã đói rồi.

2/ 明日、朝の9時に参ります。

Tôi sẽ đến gặp vào 9 giờ sáng mai.

います

~ています

おります

~ております

明日から来週の火曜日まで、出張で不在にしております。急ぎのご連絡がある場合は、下記の番号までお願いいたします。

Kể từ ngày mai đến thứ ba tuần sau, vì đi công tác nên tôi không ở công ty. Trường hợp cần liên lạc gấp, xin hãy viết số điện thoại dưới đây.

知ります

知っています

存(ぞん)じます

存じております

忙しいとは存じておりますが、どうぞお時間ありましたらいらしてください。

Tôi biết anh/chị bận nhưng nếu có thời gian rảnh thì mời anh chị đến nhà tôi chơi.

~です ~でございます 初めまして、経理部の佐藤でございます。

Rất vui được gặp mọi người, tôi là Sato của phòng kế toán

  Dạng có quy tắc: [お (ご) ~する]

Bằng cách thêm お (ご)  vào hành động của mình, bạn có thể thể hiện sự khiêm tốn với đối phương. お được thêm vào trước những từ thuần Nhật (和語) như: 会う、持つ、買う、…. Cònご được thêm vào trước những từ thuần Hán (漢語) như: 連絡する、紹介する、説明する、….

Cấu trúc câu dạng này dễ bị nhầm lẫn với kính ngữ. Khiêm nhường ngữ chỉ có thể sử dụng với chủ thể là người nói.

謙譲語(Khiêm nhường ngữ):「お(ご)〜する」「お(ご)〜いたす」

尊敬語(Tôn kính ngữ):    「お(ご)〜になる」「お(ご)〜くださる」

Ví dụ:

「先生がお話しします」- “Thầy giáo sẽ phát biểu”

「私がお話しします」- “Tôi xin phép phát biểu”

「部長がご報告します」-  “Trưởng phòng sẽ báo cáo”

「私からご報告します」- “Tôi xin phép báo cáo”

Chú ý: Nếu dùng dạng khiêm nhường ngữ [お (ご) ~する] cho hành động của đối phương sẽ rất bất lịch sự nên hãy chú ý về chủ thể của hành động.

      Dạng [お・ご] + N

Bạn có thể cảm thấy việc thêm [お・ご]  vào những hành động và việc liên quan đến mình là lạ. Tuy nhiên, cũng có những cách diễn đạt thêm [お・ご] vào động từ và danh từ nhằm thể hiện mức độ lịch sự nhất đến người mà bạn tôn trọng. Chẳng hạn,

Từ「お」trong câu「先生にお手紙を送りします」- “Tôi sẽ gửi một bức thư cho giáo viên” là cách thể hiện sự khiêm nhường.

  • Một số ví dụ về dạng [お・ご] + N

×「先輩に手紙を送りました」

「先輩に手紙を送りしました」- “Tôi đã gửi thư cho tiền bối”

×「連絡はいつしますか?」

連絡はいつしましょうか?」- “Khi nào tôi liên lạc được ạ?”

×「社長への説明」

「社長へのご説明」- “Đây là bài giải thích cho giám đốc”

Sự khác nhau giữa “Tôn kính ngữ” và “Khiêm nhường ngữ”

Khiêm nhường ngữ

Có một cách dễ dàng để biết từ này là một từ kính ngữ hay là khiêm nhường ngữ.

Đối với câu khiêm nhường, bạn phải dùng “私は-Tôi” để tạo câu, hay nói cách khác câu khiêm nhường là câu biểu hiện hành động của mình. Mặt khác, đối với kính ngữ, nếu chủ ngữ là “私は-Tôi”, câu sẽ không có giá trị.

Ví dụ: 「伺う」- “Hỏi” là khiêm nhường ngữ của 「聞く」ta sẽ có câu:

「私は そのことについて先生に 伺います」- “Tôi sẽ hỏi giáo viên về điều đó. “

  •  Trong câu trên được thành lập bởi chủ ngữ là私-Tôi, và dùng khiêm nhường ngữ là伺います để hỏi, như vậy chủ thể thực hiện hành động là tôi. còn nếu là trong câu kính ngữ thì người thực hiện hành động hỏi là “đối phương”.

Mặt khác,  kính ngữ của「聞く」là「お聞きになる」nếu thành lập câu kính ngữ với chủ ngữ là私 thì:

×は そのことについて先生に お聞きになりました

  • Câu trên là sai, bởi nếu dùng「お聞きになりました」thì không thể thành lập câu với chủ ngữ là nếu dùng kính ngữ cho hành động của mình sẽ rất không phù hợp, nghe có vẻ gượng gạo và không còn thể hiện được ý muốn đề cao đối phương. Có thể đổi chủ ngữ và thay đổi thành câu kính ngữ như sau:

先生が そのことについて私に お聞きになりました

Như vậy, câu kính ngữ là câu thể hiện hành động của đối phương và lấy chủ thể là người được tôn trọng, người ở vế trên.

☆Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản rằng:

“Khiêm nhường ngữ” là một cách diễn đạt nhằm hạ thấp hành động của mình và nâng cao đối phương. Chủ ngữ của câu hướng về mình.

“Kính ngữ”  là một cách biểu hiện sự tôn trọng và trực tiếp nâng cao hành động của đối phương. Chủ ngữ của câu là hướng về đối phương.

Danh sách Kính ngữ-Khiêm nhường ngữ-Từ lịch sự thường dùng

基本形 尊敬語 謙譲語 丁寧語
見る ご覧になる 拝見する 見ます
聞く お聞きになる 拝聴する

伺う

お聞きする

聞きます
行く

来る

いらっしゃる

おいでになる

お見えになる(来る)

伺う

参るー謙譲語II

いきます

来ます

もらう お受け取りになる

お納めになる

いただく

拝受する

もらいます

受け取ります

食べる 召し上がる

おあがりになる

いただく

頂戴する

たべます
する なさい いたしますー謙譲語II します
いる いらっしゃる

おいでになる

おるー謙譲語II います
言う おっしゃる 申し上げる

申すー謙譲語II

言います
知る ご存知です

お知りになる

存じ上げる

存じるー謙譲語II

知っています

Sự khác nhau giữa khiêm nhường ngữ I và khiêm nhường ngữ II (Từ lịch sự)

Khiêm nhường ngữ

Vào năm 2007, Theo “Phương châm kính ngữ” được chỉ ra bởi Hội đồng văn hóa Nhật, đã quyết định chia khiêm nhường ngữ thành 2 loại: Khiêm nhường ngữ I và Khiêm nhường ngữ II(Từ lịch sự). Trong đó, những từ Khiêm nhường ngữ II chiếm không nhiều, chủ yếu có 5 từ sau: 言う=>申す、行く・来る=>参る、いる=>おる、する=>いたす、思う・知る=>存じる

Ngoài ra, một số danh từ thể hiện sự khiêm nhường như「拙著」「小社」cũng được xem là dạng khiêm nhường ngữ II. Tuy nhiên, chúng ít được sử dụng.

Đặc biệt, trong câu dùng khiêm nhường ngữ II, cũng có thể dùng chủ ngữ chỉ những người thân thiết với mình, ví dụ: người thân, bạn bè,…

Ví dụ:

Chủ ngữ là mình:「私は 明日から 東京へ 参ります」

Chủ ngữ là người thân thiết với mình: 「妹が 明日から 東京へ 参ります」

Tóm lại có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

Khiêm nhường ngữ I :  biểu hiện sự tôn trọng và đề cao người khác bằng cách hạ mình

Khiêm nhường ngữ II (Từ lịch sự): Là cách biểu hiện lịch sự thể hiện hành động của mình và tôn trọng người nghe.

Những điều lưu ý khi dùng Khiêm nhường ngữ

Khiêm nhường ngữ

「お〜する」là khiêm nhường ngữ thế nên nó được dùng để hạ thấp mình, vì vậy sẽ rất thô lỗ nếu dùng sai cách hãy cẩn thận điều này.

Ví dụ: Khiêm nhường ngữ 「お聞きする」chỉ dùng chủ ngữ私 nếu muốn thành lập câu khiêm nhường. => 「私がお聞きします」

Không dùng khiêm nhường ngữ để nói về hành động của người được tôn trọng.

Ví dụ:

×お客様は資料を拝見してどう思われましたか?」

私が資料を拝見して思ったのは…」

×お客様はこの件について伺っていますか?」

私はこの件について伺っております

×先生から生徒さん達に差し上げてください

私から先生に差し上げます

Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết những kiến thức về Khiêm nhường ngữ, đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp bạn hiểu được Khiêm nhường ngữ trong tiếng Nhật là gì? Sự khác nhau giữa Tôn kính ngữ và Khiêm nhường ngữ. Kính ngữ ban đầu học sẽ cảm thấy rất rắc rối, vì thế hãy đọc đi đọc lại những ví dụ để hình dung rõ hơn cách sử dụng nhé. Chúc các bạn chinh phục thành công Khiêm nhường ngữ trong tiếng Nhật nhé.

Từ khóa » Khiêm Nhường Ngữ đặc Biệt Trong Tiếng Nhật