[Ngữ Pháp N4] Cách Sử Dụng Khiêm Nhường Ngữ Trong Tiếng Nhật
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm cơ bản
謙譲語けんじょうご (Khiêm nhường ngữ) Là cách nói thể hiện sự khiêm nhường của bản thân đối với người nghe, người nhận sự tác động, hành vi của mình, hoặc qua đó thể hiện sư tôn trọng của bản thân đối với người nghe, người nhận sự tác động đó. Đây là dạng mà bạn dùng cho bản thân Quảng cáo giúp Tiếng Nhật Đơn Giản duy trì Website LUÔN MIỄN PHÍ Xin lỗi vì đã làm phiền mọi người! Có 2 Cách diễn đạt thể Khiêm Nhường Ngữ1. Với những động từ có dạng kính ngữ đặc biệt
Bảng tóm tắt những động từ kính ngữ đặc biệtLịch sự | Khiêm nhường ngữ | Ý nghĩa |
---|---|---|
~です | ~でございます | Kết câu |
あります | ございます | Là, ở |
います | おります | Là, ở |
来ます | 参まいります伺うかがいます | Đến |
行きます | Đi | |
~ています | ~ております | |
~ていきます~てきます | てまいります | |
します | 致いたします | Làm |
言います | 申もうします/申もうし上げます | Nói |
食べます/飲みます | いただきます | Ăn/ Uống |
訪ねます | うかがいます/おじゃまします | Thăm |
聞きます | うかがいます | Nghe/ Hỏi |
見ます | 拝見はいけんします | Xem |
知っています | 存ぞんじしています/存ぞんじしております存ぞんじません | Biết |
会います | お目めにかかります | Gặp |
死にます | 亡なくなります | Chết |
あげます | 差さし上あげます | Cho, tặng |
もらいます | いただきます | Nhận |
けっこです | 結構けっこうです | Được, đủ |
2. Với những động từ không có dạng Khiêm nhường ngữ đặc biệt
Động từ nhóm 1 & 2: お + động từ thể ます (bỏ ます ) + します/いたしますĐộng từ nhóm 3 dạng “Kanji + します”: ご + Kanji + します/いたします Ví dụ① 今月こんげつの スケジュール を お送おくりします。→ Tôi sẽ gửi lịch trình tháng này.② 重おもそうですね。お持もちしましょうか。→ Trông có vẻ nặng nhỉ. Để tôi xách hộ được không?③ 明日あした、またご連絡れんらくします。→ Ngày mai tôi sẽ liên lạc lại.④ 今日きょうの予定よていをご説明せつめいします。→ Tôi xin giải thích lịch trình của ngày hôm nay.⑤ じゃ、またお電話でんわします。→ Vậy thì, tôi sẽ gọi lại sau. (Lưu ý: お電話でんわ, không phải ご電話でんわ) ⑥ わたしがかばんをお持もちします。 → Để tôi mang cặp giúp ông. ⑦ 係員かかりいんがご案内あんないします。 → Nhân viên chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách.NÂNG CAO
1. Mẫu câu 「~させていただきます」 (お/ご) + Động từ thể sai khiến て + いただきます。Cho phép tôi … Ví dụ:① 新あたらしい メンバー を紹介しょうかいさせていただきます。→ Cho phép tôi được giới thiệu thành viên mới.② 工場内こうじょうないを ご案内あんないさせていただきます。→ Cho phép tôi được hướng dẫn quý vị tham quan trong nhà máy. 2.Ngoài ra, khi thêm 「お」「ご」vào những từ như お電話でんわ、お話はなし、ご相談そうだん、ご連絡れんらく v.v.)và さしあげます ở phía sau (khiêm nhường của します) thì sẽ là cách nói khiêm nhường. ① 後ごほどこちらからお電話でんわさしあげます。 → Một lát tôi sẽ gọi điện thoại lại cho ông. Lưu ý khi sử dụng kính ngữ Trong tiếng Nhật có sự phân biệt giữa khái niệm “người nhà” (うち) và “người ngoài” (そと). Người Nhật có xu hướng sử dụng kính ngữ đối với người được coi là “người ngoài” (luôn hạ mình, khiêm nhường khi nói về mình, về “người nhà”). Ngoài các thành viên trong gia đình được coi là “người nhà”, thì đồng nghiệp, những người làm cùng công ty, hay tổ chức mà mình thuộc về cũng được coi là “người nhà”. Ví dụ, khi nói chuyện với người ngoài công ty về giám đốc của mình (社長しゃちょう), tuy là giám đốc, là cấp trên nhưng vì nói với người ngoài công ty nên vẫn sử dụng khiêm nhường ngữ.Ví dụAnh A là người ngoài công ty, nói chuyện với anh B là cấp dưới của 渡辺社長わたなべしゃちょう A: 渡辺社長わたなべしゃちょうはいらっしゃいますか。Giám đốc Watanabe có ở đó không ạ?B: 渡辺はただいま外出がいしゅつしております。Hiện giờ anh Watanabe đang ra ngoài ạ※ Trong công ty Nhật, người ta thường không dùng 「~さん」mà chỉ gọi mỗi tên khi nhắc đến đồng nghiệp với người ngoài công ty Quảng cáo giúp Tiếng Nhật Đơn Giản duy trì Website LUÔN MIỄN PHÍ Xin lỗi vì đã làm phiền mọi người!BỔ TRỢ KIẾN THỨC
1. Từ ngữ trang trọng普段ふだん Thông thường | 改あらた言葉遣ことばづかまった言葉遣い Trang trọng |
---|---|
私わたし / Tôi | わたくし |
今いま / Bây giờ | ただ今 いま |
今度こんど / Lần này | この度たび |
このあいだ / Mấy hôm trước | 先日せんじつ |
きのう / Hôm qua | さくじつ(昨日) |
きょう / Hôm nay | 本日ほんじつ |
あした / Ngày mai | みょうにち |
さっき / Lúc trước, lúc nãy | さきほど |
あとで / Sau đây | のちほど |
こっち / Phía này, phía chúng tôi | こちら |
そっち / Phía các vị, phía kia | そちら |
あっち / Phía đó | あちら |
どっち / Phía nào, bên nào | どちら |
だれ / Ai | どなた |
どこ / Ở đâu | どちら |
どう / Như thế nào | いかが |
本当ほんとうに / Thật sự là | 誠まことに |
すごく / Rất | たいへん |
ちょっと / Một chút, chút xíu | 少々しょうしょう |
いくら / Bao nhiêu | いかほど |
もらう / Nhận | いただく |
Tham Khảo:
- [Ngữ pháp N1] ~ であれ/であろうと: Dù là – Cho dù – Dù có là N1 hay N2 đi nữa thì…/ N1 hay là N2…Thì cũng…
- [Ngữ pháp N3] ~ にする/ことにする:Chọn…/ Quyết định làm gì…/ Quyết định không làm gì…
- [Ngữ pháp N3] ~ ことにしている:Luôn cố gắng…/ Quyết tâm…/ Tập thói quen…/ Có lệ là…
- [Ngữ pháp N2] ~ にしても 〜 にしても:Cho dù là…hay…thì…
- [Ngữ pháp N1] ~ に即して/に則して/に即した:Theo đúng…/ Theo…/ Phù hợp với…/ Thích hợp với…
- [Ngữ pháp N2] ~だけは:Những gì cần…/ Hãy cứ…đã
Tác giả Tiếng Nhật Đơn Giản
📢 Trên con đường dẫn đến THÀNH CÔNG, không có DẤU CHÂN của những kẻ LƯỜI BIẾNG
Mình là người sáng lập và quản trị nội dung cho trang Tiếng Nhật Đơn Giản Những bài viết trên trang Tiếng Nhật Đơn Giản đều là kiến thức, trải nghiệm thực tế, những điều mà mình học hỏi được từ chính những đồng nghiệp Người Nhật của mình.
Hy vọng rằng kinh nghiệm mà mình có được sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tiếng nhật, cũng như văn hóa, con người nhật bản. TIẾNG NHẬT ĐƠN GIẢN !
+ Xem thêm Nhớ ví dụ trong bài này thật nhanh? Cùng Tiếng Nhật Đơn Giản luyện tập học phần này qua Thẻ ghi nhớ, các rò chơi thú vị và làm bài kiểm tra nhé! Học Thẻ ghi nhớ Ghép thẻ Chính tả Kiểm traĐỀ THI
- Đề Thi JLPT N5
- Đề Thi JLPT N4
- Đề Thi JLPT N3
- Đề Thi JLPT N2
- Đề Thi JLPT N1
GIÁO TRÌNH
- Giáo trình JLPT N5
- Giáo trình JLPT N4
- Giáo trình JLPT N3
- Giáo trình JLPT N2
- Giáo trình JLPT N1
🔥 THÔNG TIN HOT 🔥
ĐÓNGNội dung trên trang đã được bảo vệ Bạn không thể sao chép khi chưa được sự cho phép của Đội ngũ Tiếng Nhật Đơn Giản
Từ khóa » Khiêm Nhường Ngữ đặc Biệt Trong Tiếng Nhật
-
Tôn Kính Ngữ Và Khiêm Nhường Ngữ - Ngoại Ngữ YOU CAN
-
Tuyệt Chiêu Ghi Nhớ Kính Ngữ, Tôn Kính Ngữ Tiếng Nhật N3 Chỉ Sau 1 ...
-
Kính Ngữ Và Khiêm Nhường Ngữ Trong Tiếng Nhật
-
Khiêm Nhường Ngữ-Bài 50 Minna No Nihongo - Tiếng Nhật Daruma
-
Toàn Bộ Về Kính Ngữ, Khiêm Nhường Ngữ, Thể Lịch Sự Trong Tiếng Nhật
-
[Ngữ Pháp N4]: 敬語: Kính Ngữ
-
Kính Ngữ - Cách Nói Lịch Sự Trong Tiếng Nhật - Akira Education
-
Khiêm Nhường Ngữ Tiếng Nhật - 5 Lỗi Sai Cơ Bản - Nhà Sách Daruma
-
Tiếng Nhật Tôn Kính Và Khiêm Nhường Toàn Tập - Saromalang
-
Ngữ Pháp Tiếng Nhật N3 – Bài 12: 謙譲語 – Khiêm Nhường Ngữ
-
CẢNH BÁO: Có "thể Kính Ngữ" Trong Tiếng Nhật Hay Không?
-
Học Tiếng Nhật: Phân Biệt Tôn Kính Ngữ Và Khiêm Nhường Ngữ
-
[Từ A - Z] Toàn Bộ Kiến Thức Về Kính Ngữ Tiếng Nhật
-
Chi Tiết Cách Sử Dụng Kính Ngữ Trong Tiếng Nhật - .vn