Khô Hạn ở Phụ Nữ: Nguyên Nhân, Triệu ... - Dược Phẩm Tâm Bình
Có thể bạn quan tâm
Khô hạn là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải đặc biệt ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Chúng ảnh hưởng đến hơn một nửa chị em ở trong độ tuổi từ 51-60. Vậy “cô bé” bị khô hạn nguyên nhân do đâu, biểu hiện, dấu hiệu và cách khắc phục ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
5/5 - (205 bình chọn)- 1. Khô âm đạo hay cô bé gặp “khô hạn” là gì?
- 2. Nguyên nhân gây khô âm đạo
- 3. Dấu hiệu “cô bé bị khô hạn”
- 4. Ảnh hưởng của khô hạn đối với sức khỏe nữ giới
- 5. Khi nào cần đến bác sĩ?
- 6. Điều trị khô âm đạo
- 6.1. Sử dụng gel bôi trơn âm đạo
- 6.2. Dùng thuốc đặt âm đạo
- 6.3. Thay đổi chế độ ăn uống giảm khô hạn
- 6.4. Thay đổi lối sống và thói quen quan hệ tình dục
- 7. Phòng ngừa tình trạng khô hạn ở phụ nữ
1. Khô âm đạo hay cô bé gặp “khô hạn” là gì?
Khô hạn hay khô âm đạo là tình trạng thiếu chất nhờn bôi trơn ở thành âm đạo khiến “cô bé” bị khô, không đủ lượng dịch nhầy để bảo vệ âm đạo trước sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cũng như cản trở quá trình quan hệ.
Thông thường, Estrogen, hormone sinh dục nữ sẽ đảm nhiệm vai trò tăng tiết dịch nhờn âm đạo, giúp âm đạo mềm mại và duy trì độ ẩm và có tính đàn hồi. Nếu nồng độ Estrogen suy giảm thì các chất nhờn âm đạo ít đi, không sản xuất đủ cho âm đạo dẫn đến tình trạng khô rát, thành âm đạo mỏng đi.
Khô âm đạo là triệu chứng điển hình của thời kỳ tiền mãn kinh. Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ thì 3 phụ nữ ở độ tuổi này phải trải qua tình trạng khô rát âm đạo. Sau giai đoạn này, tình trạng “khô hạn” có thể diễn ra thường xuyên hơn. Nhiều chị em còn gặp phải tình trạng teo âm đạo.
2. Nguyên nhân gây khô âm đạo
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến âm đạo bị “khô hạn”. Tuy nhiên nguyên nhân phần lớn là do nồng độ Estrogen suy giảm trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Nồng độ Estrogen có thể giảm do một số yếu tố khác như:
- Sinh con và cho con bú, khô hạn sau sinh rất phổ biến
- Đang trong quá trình xạ trị hoặc hóa trị điều trị ung thư
- Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng
- Sử dụng thuốc kháng Estrogen để điều trị u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung
Ngoài những nguyên nhân từ việc thiếu hụt Estrogen gây khô hạn thì còn một số nguyên nhân khác như:
- Mắc hội chứng Sjogren (rối loạn tự miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất độ ẩm cho cơ thể)
- Dùng thuốc trị dị ứng và cảm lạnh
- Một số loại thuốc chống trầm cảm
- Thụt rửa âm đạo
- Căng thẳng quá mức
- Hút thuốc lá
- Dùng các loại xà phòng có độ tẩy rửa mạnh
- Hóa chất trong bể bơi và bồn tắm nước nóng
- Do một số loại bột giặt
- Không được kích thích khi quan hệ
Trên thực tế, có khoảng 17% phụ nữ trong độ tuổi 18-50 gặp vấn đề về khô hạn. Nhiều phụ nữ bị khô âm đạo khi quan hệ tình dục khi không được kích thích tình dục. Vì vậy mà nhiều người thắc mắc tại sao 25 tuổi bị khô hạn hay phụ nữ mới 30 tuổi đã bị khô hạn.
3. Dấu hiệu “cô bé bị khô hạn”
Phụ nữ bị khô hạn thường có một số triệu chứng sau:
Triệu chứng | Biểu hiện cụ thể |
Nóng, khô rát vùng kín | Do lượng chất nhờn tiết ra không đủ, chị em cảm thấy nóng và kích ứng vùng âm đạo, khi quan hệ cảm thấy khô và rát. |
Ngứa âm đạo | Âm đạo khô, không đủ độ ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến ngứa âm đạo. |
Viêm nhiễm vùng kín | Thành niêm mạc mỏng và yếu hơn, độ đàn hồi kém, môi trường âm đạo không ổn định có thể xuất hiện viêm nhiễm |
Đau khi quan hệ | Không đủ chất nhờn bôi trơn thành âm đạo khiến chỉ một tác động ma sát nhẹ cũng thấy đau, dẫn tới giảm ham muốn. Một số trường hợp còn gây khó chịu khi ngồi, đứng, tập thể dục, đi tiểu, thậm chí làm việc. |
Thay đổi hình dạng của âm đạo và âm hộ | Nếu khô hạn kéo dài, thành âm đạo dễ bị mỏng đi dẫn đến teo âm đạo, môi âm đạo mỏng hơn. |
Thay đổi dịch tiết âm đạo | Dịch tiết âm đạo đôi khi không có độ nhầy, nhiều nước, đổi màu, hơi có mùi khó chịu |
4. Ảnh hưởng của khô hạn đối với sức khỏe nữ giới
Những triệu chứng khô hạn trên không chỉ kéo theo việc khó chịu vùng kín mà còn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, sinh lý của phụ nữ. Khô hạn kéo dài có thể làm giảm ham muốn, không đạt được khoái cảm trong cuộc yêu, giảm nhu cầu gần gũi giữa đời sống vợ chồng.
Ngoài ra, bản thân chị em còn phải đối mặt với một số vấn đề về như:
- Giảm ham muốn tình dục
- Luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu do dịch nhờn âm đạo không tiết đủ
- Ngại gần gũi với bạn đời, dễ mất tự tin trong cuộc yêu, dễ giảm khả năng sinh sản
- Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín
- Tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu dẫn đến tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu són
- Tăng nguy cơ teo âm đạo
5. Khi nào cần đến bác sĩ?
“Cô bé” bị khô có thể ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống vợ chồng cũng như sức khỏe của người phụ nữ. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác tình trạng khô hạn của mình, bạn cần chú ý theo dõi cơ thể:
Nếu có một trong những biểu hiện dưới đây nên chủ động thăm khám:
- Khô, rát, đau khi quan hệ, thậm chí đứng, ngồi, di chuyển và làm việc
- Chảy máu khi quan hệ do ma sát trong quá trình quan hệ
- Cảm thấy nóng đỏ khô hạn kéo dài gây kích ứng
- Cảm thấy có dịch nhầy khác lạ khi bị khô hạn
- Tình trạng khô hạn giảm ham muốn kéo dài, dù có áp dụng nhiều biện pháp không cải thiện
Các bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất và tham khảo tiền sử bệnh lý của bạn để tìm ra vấn đề cụ thể. Ngoài ra có thể thực hiện một số xét nghiệm:
- Đo nồng độ Estrogen trong máu để kiểm tra nồng độ nội tiết tố
- Xét nghiệm dịch âm đạo để kiểm tra các nguyên nhân gây khô khác
- Khám vùng chậu để xác định độ dày mỏng của thành âm đạo và sự bất thường ở âm đạo.
6. Điều trị khô âm đạo
Nhiều chị em bị đã trải qua tình trạng này thường thắc mắc “bị khô hạn phải làm sao”? Có nhiều cách để giúp tăng tiết chất nhờn cho âm đạo cũng như giảm tình trạng khô âm đạo.
Ngoài việc áp dụng những phương pháp tác động từ bên ngoài, chị em có thể sử dụng các loại thuốc, sản phẩm để cải thiện vấn đề từ gốc rễ. Cụ thể:
6.1. Sử dụng gel bôi trơn âm đạo
Có nhiều loại chất bôi trơn không kê đơn có thể bôi vào vùng âm đạo để giảm tình trạng khô rát và khó chịu khi bị “khô hạn”. Các chất bôi trơn và kem dưỡng ẩm này có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo, làm giảm khả năng nhiễm trùng đường tiểu.
Có nhiều dạng gel bôi trơn chị em có thể tham khảo như:
- Gen bôi trơn gốc nước (Water-based): an toàn, không bết dính, dễ dàng rửa sạch bằng nước thường
- Gen bôi trơn gốc dầu (Oil-based): thành phần chính là tinh dầu bơi trơn tự nhiên, an toàn, thời gian bôi trơn lâu.
- Gen bôi trơn gốc silicon (Silicon-based): tạo độ trơn trượt tốt, lâu khô nhưng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên có thể gây hại khi dùng bao cao su hoặc đồ chơi tình dục làm từ silicon.
- Gel bôi trơn hữu cơ: dùng trong trường hợp phụ nữ có cơ địa nhạy cảm, dễ mẫn cảm với hóa chất.
Tốt nhất nên chọn chất bôi trơn dành riêng cho âm đạo và có gốc nước để dễ sử dụng, không gây kích ứng
Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời khi chị em bị khô rát khi quan hệ. Để cải thiện vấn đề từ gốc cần bổ sung một lượng Estrogen cần thiết cho cơ thể để kích thích sản sinh chất nhờn.
6.2. Dùng thuốc đặt âm đạo
Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tình trạng khô âm đạo là dùng liệu pháp hormone thay thế tại chỗ khi nồng độ Estrogen bị suy giảm, từ đó giúp giảm triệu chứng khô rát âm đạo.
Phương pháp này an toàn hơn so với đường uống bởi đặt thuốc qua đường âm đạo chỉ đưa 1 lượng vừa đủ để cải thiện chất nhờn âm đạo, độ pH cũng như điều chỉnh vi khuẩn trong môi trường âm đạo.
Có nhiều loại thuốc đặt âm đạo như vòng đặt âm đạo, kem bôi âm đạo, viên đặt âm đạo:
- Estring: dạng vòng âm đạo có chứa Estrogen tổng hợp. Khi đưa vào âm đạo có thể giải phóng Estrogen. Loại vòng này thường 3 tháng phải thay 1 lần.
- Vagifem: thuốc đặt âm đạo mỗi ngày 1 lần. Thực hiện liên tục trong 2 tuần đầu tiền. Sau đó dùng 1 tuần 2 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Estrace, Premarin: bôi kem vào âm đạo hàng ngày. Thời gian 2 tuần đầu nên bôi thường xuyên, sau đó giảm tần suất còn 1-3 lần mỗi tuần.
Mặc dù có độ rủi ro thấp nhưng với một số đối tượng sau cần thận trọng như:
-
- Người bị ung thư vú, đang dùng thuốc ức chế men aromatase
- Người từng mắc ung thư nội mạc tử cung
- Người bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
6.3. Thay đổi chế độ ăn uống giảm khô hạn
Một số thực phẩm có thể tăng tiết dịch nhờn âm đạo chị em có thể tham khảo như:
-
-
- Thực phẩm giàu vitamin E giảm khô hạn, có thể tăng chất bôi trơn và giảm khô rát:
- Quả bơ
- Các loại hạt
- Dầu hạt phỉ, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân
- Bào ngư
- Hạt thông
- Thịt ngỗng
- Cá hồi
- Thực phẩm giàu vitamin C giúp âm đạo khỏe mạnh, “cô bé” dễ tăng tiết chất nhờn:
- Ổi
- Cà chua
- Kiwi
- Dâu tây
- Rau ngót
- Ớt chuông
- Thực phẩm giàu vitamin A cải thiện miễn dịch và cân bằng nội tiết tố:
- Gan động vật
- Cà rốt
- Hạt macca
- Khoai lang
- Cà chua
- Hạn chế ăn nhiều đồ dầu mỡ
- Hạn chế đồ cay nóng, rượu bia, chất kích thích
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Kết hợp bổ sung các thực phẩm tăng cường Estrogen tự nhiên
- Thực phẩm giàu vitamin E giảm khô hạn, có thể tăng chất bôi trơn và giảm khô rát:
-
>>> Bạn có thể tham khảo Top 20+ thực phẩm bổ sung Estrogen
6.4. Thay đổi lối sống và thói quen quan hệ tình dục
Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, khi “cô bé khô hạn”, chị em nên điều chỉnh một số thói quen và lối sống sinh hoạt như:
-
-
- Không nên mặc quật lót quá chật vì khiến vùng kín bị ẩm ướt, bí bách, dễ viêm nhiễm
- Tránh căng thẳng, áp lực
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, tránh sử dụng các sản phẩm có tính axit cao (trong các loại sữa tắm, gel vệ sinh âm đạo, sản phẩm thụt rửa âm đạo)
- Nên chọn các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp, có thành phần an toàn, lành tính
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm hay tinh dầu thơm thoa vào âm đạo
- Khi quan hệ nên có màn “dạo đầu” để kích thích tiết chất nhờn âm đạo, tránh tình trạng khô rát
- Nên quan hệ tình dục đều đặn có thể kiểm soát tình trạng khô âm đạo
-
7. Phòng ngừa tình trạng khô hạn ở phụ nữ
Khô âm đạo là tình trạng rất phổ biến và ảnh hưởng đến hơn một nửa số phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Do đó, chị em đừng nên ngần ngại, hãy chia sẻ với bạn đời của mình và thăm khám để có biện pháp điều trị cụ thể.
Nên thăm khám định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát các bệnh lý. Ngoài ra, nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Trường hợp đang sử dụng các loại thuốc nào nên liệt kê để tránh tương tác thuốc.
Nên chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng khô hạn.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng khô hạn ở phụ nữ. Nếu có thắc mắc nào, chị em phụ nữ có thể liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn hướng dẫn.
XEM THÊM:
-
- 13+ cách tăng Estrogen tự nhiên không dùng thuốc
- Tiền mãn kinh nên ăn gì kiêng gì? Bí quyết cải thiện tình trạng khô hạn
- Khô hạn có liên quan đến yếu sinh lý không? Tìm hiểu thêm
Từ khóa » Vì Sao Cô Bé Bị Khô Rát
-
Khi "cô Bé Gặp Khô Hạn" - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Khô âm đạo: Nguyên Nhân Và điều Trị Dưỡng ẩm | Vinmec
-
Phụ Nữ Khi Quan Hệ Khô Rát Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Khô Hạn ở Phụ Nữ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách ... - Chuyện Eva
-
Nguyên Nhân Dẫn Tới Khô Hạn ở Phụ Nữ Trẻ Và Cách Khắc Phục
-
10 Cách Chữa Khô âm đạo Bằng Liệu Pháp Tự Nhiên Hiệu Quả Nhất 2022
-
Khô âm đạo: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Tận Gốc
-
3 điều Bạn Nên Biết Nếu Bị Khô âm đạo Khi Có Thai - Hello Bacsi
-
Khô âm đạo: Bạn Có Nguy Cơ Cao Gặp Phải Tình Trạng Này Không?
-
Nhận Biết “cô Bé” Khô Hạn Qua 04 Dấu Hiệu Sau
-
Khô Hạn Sau Sinh Khắc Phục Bằng Cách Nào?
-
Nguyên Nhân Gây "khô Hạn" Mà Chị Em Phụ Nữ Cần Biết
-
7 Cách Chữa Khô Hạn âm đạo Sau Sinh đơn Giản Ngay Tại Nhà
-
Bị Khô Hạn Khi Quan Hệ Thì Nên Làm Gì để “cô Bé” Luôn ẩm ướt?