Khó Thở Vào Ban đêm Là Triệu Chứng Của Những Căn Bệnh Hô Hấp ...
Có thể bạn quan tâm
Khó thở về đêm là triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp khác nhau, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy khó thở về đêm là dấu hiệu cảnh báo bệnh hô hấp nào? Làm sao để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh? Để trả lời những câu hỏi này, mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Khó thở về đêm là bệnh gì?
Khó thở về đêm là tình trạng khó thở ngột ngạt vào ban đêm, thường xảy ra sau khi ngủ được vài giờ hoặc gần sáng. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh thường phải cố gắng hít vào và thở ra.
Khó thở về đêm khiến cho cơ thể thiếu khí, dẫn đến hơi thở ngắn và nông, cảm giác lồng ngực căng tức, bị thắt nghẹt, khiến cho quá trình hô hấp trở nên khó khăn, nặng nhọc. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và tinh thần của người bệnh.
Vậy nguyên nhân gây ra khó thở về đêm là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, nhiều chuyên gia cho rằng: Nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng khó thở về đêm là do tái cấu trúc đường thở. Khi tình trạng viêm, nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài sẽ làm cho đường thở dần trở nên tăng sinh, tái cấu trúc. Điều này khiến cho đường thở bị thu hẹp, dẫn đến tình trạng hít vào không đủ O2 và thở ra không hết CO2, khí bị đọng lại bên trong phế nang, làm người bệnh khó thở, mệt mỏi.
Ngoài ra, tái cấu trúc đường thở còn khiến cho niêm mạc phổi, phế quản tăng nhạy cảm với các tác nhân có hại như: Virus, vi khuẩn, khói bụi, chất dị ứng,… Điều này khiến cho quá trình viêm ngày càng thêm trầm trọng, đường thở bị thu hẹp nhiều hơn gây ra tình trạng khó thở kéo dài.
Tái cấu trúc đường thở là nguyên nhân cốt lõi gây ra khó thở về đêm.
Khó thở về đêm là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào?
Khó thở về đêm thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Đây là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh khác nhau và điển hình là bệnh liên quan đến đường hô hấp, cụ thể:
Viêm tiểu phế quản
Hầu hết các trường hợp mắc viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào (RSV) gây ra. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và thường có biểu hiện: Khó thở, xuất hiện tiếng cò cử trong lồng ngực,... Để phòng bệnh viêm tiểu phế quản, cần nâng cao sức đề kháng và tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm cho trẻ.
Viêm phế quản
Người mắc viêm phế quản thường có biểu hiện: Ho, khó thở, khạc đờm kéo dài kèm mệt mỏi. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, viêm phế quản sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của người bệnh.
Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi khiến cho khí bị đọng lại bên trong phế nang gây ra khó thở. Triệu chứng này thường nặng lên khi người bệnh nằm ngủ, đặc biệt lúc mới thức dậy. Khó thở về đêm do viêm phổi thường khiến cho người bệnh mất ngủ, sức khỏe bị suy giảm, cân nặng giảm sút.
Hen suyễn
Hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khó thở về đêm. Đặc trưng của những cơn khó thở do hen suyễn gây ra là kèm theo đờm, khò khè vào lúc gần sáng.
Phù phổi
Phù phổi là một trong những bệnh thường gặp gây khó thở về đêm. Nguyên nhân là do chất lỏng dư thừa tích tụ tại các túi khí phế nang, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, đặc biệt khi nằm ngủ.
Xơ hóa phổi
Xơ hóa phổi là căn bệnh rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của phổi, phế quản. Bệnh thường gây ra các triệu chứng điển hình như: Ho khan, ho có đờm kéo dài, khó thở,...
Vấn đề về tim
Một số bệnh lý liên quan đến tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim, chấn thương tim,... sẽ gây cản trở hoạt động bơm máu về tim. Đây chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó thở, thường xuất hiện sau khi ngủ vài giờ, nhưng cũng có thể xảy ra ngay khi bạn nằm xuống.
Viêm phổi, viêm phế quản là nguyên nhân gây ra khó thở về đêm.
Triệu chứng của khó thở về đêm như thế nào?
Các triệu chứng ban đầu của khó thở về đêm có thể xuất hiện khi nằm ngửa, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở sâu hoặc thở ra. Những dấu hiệu của người mắc chứng khó thở về đêm có thể là:
-
Cảm thấy lo lắng khi ngủ, đánh trống ngực
-
Mất ngủ và thường khó đi vào giấc ngủ.
-
Cảm thấy ngột ngạt, cần thêm không khí để thở.
-
Xuất hiện những cơn ho hoặc thở khò khè giữa đêm khiến tỉnh giấc đột ngột.
-
Tăng nhịp thở và giảm nồng độ oxy trong máu mao mạch.
>>> XEM THÊM: Cảnh giác với đau ngực, khó thở và cách điều trị.
Biện pháp cải thiện khó thở về đêm
Theo số liệu thống kê cho thấy, số lượng người mắc các bệnh hô hấp gây ho, khó thở về đêm đang gia tăng đáng kể. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần thực hiện những biện pháp sau:
-
Xây dựng chế độ ngủ, nghỉ khoa học và bổ sung dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, lượng sắt cao như rau xanh, thịt nạc, cá hồi,…
-
Xây dựng chế độ luyện tập thể thao phù hợp, ưu tiên đi bộ nhẹ nhàng. Người bệnh bị khó thở tuyệt đối không tham gia các môn thể thao nặng, yêu cầu cao về sức bền như tennis, tập tạ hay bơi lội.
-
Không hút thuốc lá hay tiếp xúc gần với môi trường khói thuốc. Ngoài ra, cần hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn hay cà phê, chất kích thích.
-
Để làm giảm bớt các cơn khó thở về đêm ngay tại nhà, người bệnh có thể dùng trà nghệ hoặc gừng ấm. Những dưỡng chất trong hai loại củ này đã được chứng minh có đặc tính chống viêm và giúp thư giãn cơ hô hấp.
-
Trên thực tế, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Y tế Dự phòng Mỹ cho biết, 40% người bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày đã cải thiện hiệu quả triệu chứng ho, khó thở của bệnh. Do vậy, để cải thiện tình trạng ho, khó thở, bạn có thể pha 1 muỗng cà phê muối vào 1/2 chén nước ấm và súc miệng trong 30 giây, mỗi ngày 2 lần.
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng khó thở về đêm.
Bảo Phế Vương giúp cải thiện khó thở về đêm do các bệnh viêm đường hô hấp
Để cải thiện tình trạng khó thở về đêm do các bệnh viêm đường hô hấp gây ra, bạn cần có những biện pháp cải thiện đáp ứng các mục tiêu sau:
-
Chống kích thích niêm mạc đường thở, ngăn chặn quá trình xơ hóa, tái cấu trúc phổi, phế quản, từ đó tác động trực tiếp vào nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng khó thở về đêm.
-
Chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa các cơn khó thở.
-
Tăng cường chức năng đường hô hấp, sức đề kháng và miễn dịch tế bào, giúp giảm nhạy cảm của niêm mạc phế quản, phổi với các tác nhân bên ngoài, phòng ngừa cơn khó thở tái phát.
Thật may mắn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính Fibrolysin đáp ứng được mục tiêu điều trị trên. Sản phẩm đang đón nhận được lòng tin của rất nhiều chuyên gia sức khỏe và người dùng, đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương. Cụ thể sản phẩm có chứa các thành phần:
Fibrolysin là hỗn hợp muối kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM). Hai hợp chất này đều mang lại tác dụng có lợi cho phổi:
-
Kẽm: Yếu tố vi lượng cần thiết được đưa vào cơ thể dưới dạng muối với vai trò điều hòa miễn dịch và tăng khả năng chống lại tác nhân gây viêm đường hô hấp. Đồng thời, kẽm còn có khả năng ức chế sự hình thành tổ chức xơ hóa ở phổi, phế quản, từ đó giúp ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả các cơn khó thở về đêm.
-
MSM (methylsulfonylmethane): Chứa lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ đáp ứng miễn dịch, chống viêm và oxy hóa. Điều này giúp làm giảm triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp gây ra như ho, đờm, mệt mỏi,... và đặc biệt là tình trạng khó thở về đêm.
Như vậy, Fibrolysin đã tác động vào nguyên nhân cốt lõi gây khó thở về đêm do các bệnh viêm đường hô hấp, đó là tái cấu trúc đường thở. Bên cạnh đó, Fibrolysin còn giúp tăng miễn dịch và ngăn ngừa các cơn khó thở về đêm tái phát.
Bảo Phế Vương giúp cải thiện khó thở về đêm do các bệnh viêm đường hô hấp.
Ngoài ra, sản phẩm Bảo Phế Vương còn chứa các thành phần thảo dược quý khác như: Nhũ hương, xạ đen, bán biên liên, xạ can, tạo giác và các yếu tố vi lượng như selen, iod. Trong đó, nhũ hương, xạ đen, bán biên liên, xạ can, tạo giác có tác dụng như những kháng sinh thực vật, giúp thanh phế, giảm ho và cải thiện triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là khó thở. Yếu tố vi lượng selen và iod giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm, chống oxy hóa, bảo vệ phế quản, phổi trước tác nhân có hại.
Vì vậy, Bảo Phế Vương vừa tác động vào nguyên nhân “cốt lõi” đó là tái cấu trúc đường thở, vừa giúp cải thiện các cơn khó thở về đêm và nâng cao khả năng miễn dịch của phổi, phế quản.
Kinh nghiệm của người dùng
Ông Vũ Đình Ngẫm (Sinh năm 1957, SĐT 0366619372, thôn Quang Tiền, xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) từng bị ho đờm, khó thở kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm do viêm phổi mạn tính. Vậy mà chỉ sau 1 tháng 5 ngày sử dụng Bảo Phế Vương, ông dứt được tất cả các đợt ho, khó thở, cổ họng hết đờm, đường thở thông thoáng, đi cầu thang thoải mái, tự tắm rửa, vệ sinh được và sắc mặt hồng hào hơn. Độc giả có thể xem ngay video chia sẻ của ông Ngẫm dưới đây:
Đánh giá của chuyên gia
Bị ho, khó thở kéo dài, dùng Bảo Phế Vương hỗ trợ điều trị có được không? TS Hoàng Văn Huấn giải đáp qua video dưới đây:
Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích về tình trạng khó thở về đêm. Để phòng và cải thiện tình trạng khó thở về đêm do các bệnh viêm đường hô hấp thì bạn đừng quên sử dụng Bảo Phế Vương mỗi ngày nhé! Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng khó thở và đặt mua sản phẩm Bảo Phế Vương chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ HOTLINE (zalo/ viber): 0916751651 - 0916767653. *Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/breathing-difficulty-lying-down https://molekule.science/shortness-of-breath-at-night-causes/ https://www.dispatchhealth.com/blog/shortness-of-breath-at-night/
Từ khóa » Khó Thở Ban đêm
-
Bị Khó Thở Về đêm, Vì Sao? | Vinmec
-
Mách Bạn Căn Nguyên Khó Thở Về đêm Và Cách Vượt Qua Tình Trạng Này
-
Phải Làm Gì Khi Khó Thở Kịch Phát Về đêm | Vinmec
-
Khó Thở Về đêm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Cách Chữa Khó Thở Về đêm Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Triệu Chứng Tức Ngực Khó Thở Về đêm Là Do Nguyên Nhân Nào?
-
Khó Thở Kịch Phát Về đêm - VnExpress Sức Khỏe
-
Khó Thở Về đêm Là Dấu Hiệu Của Chứng Bệnh Nào?
-
Tức Ngực Về Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Khó Thở Về đêm Là Bệnh Gì? Bị Khó Thở Ban đêm Có Nguy Hiểm Không?
-
Tiếng Khò Khè - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Khó Thở - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Tức Ngực Khó Thở Về đêm Là Bệnh Gì? - Bảo Khí Khang
-
Tức Ngực Khó Thở Về đêm Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Đừng Chủ Quan