Khơi Dậy Khát Vọng Phát Triển Việt Nam Phồn Vinh, Hạnh Phúc

  • Liên hệ
  • Sơ đồ site
  • English
  • Giới thiệu
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Ngày truyền thống, kỷ niệm ngành VHTTDL
    • Trụ sở của Bộ
    • Chức năng nhiệm vụ của Bộ
    • Lịch sử quá trình hình thành và phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Lãnh đạo Bộ
  • Văn hóa
    • Văn hóa dân tộc
  • Thể thao
  • Du lịch
  • Gia đình
  • Thư điện tử
  • Tin tức và sự kiện
    • Hoạt động lãnh đạo Bộ
    • Chỉ đạo điều hành
    • Bộ với các đơn vị
    • Bộ với các địa phương
    • Giao lưu - Hợp tác quốc tế
    • Hoạt động Đảng, Đoàn thể
    • Điểm báo
    • Thông tin - Trao đổi
  • Phát ngôn của Bộ
    • Quy chế phát ngôn của Bộ
    • Người phát ngôn của Bộ
    • Thông cáo báo chí
  • Phổ biến, giáo dục pháp luật
    • Văn bản vào cuộc sống
    • Thông tin về các lớp tập huấn
    • Giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành
    • Hướng dẫn chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
    • Hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
    • Hỏi đáp, tư vấn, đối thoại chính sách, pháp luật
    • Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
    • Số liệu thống kê về phổ biến, giáo dục pháp luật
  • Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản hợp nhất
    • Lấy ý kiến dự thảo văn bản
    • Tìm kiếm
  • Thủ tục hành chính
    • Nhóm
    • Thẩm quyền giải quyết
    • Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính
  • Chiến lược quy hoạch, kế hoạch
    • Chiến lược
    • Quy hoạch
    • Kế hoạch
    • Khác
  • Thống kê
    • Biểu mẫu thống kê
    • Số liệu thống kê
  • Đầu tư, mua sắm công
    • Các dự án, đề án phát triển ngành
    • Công khai ngân sách
    • Mua sắm công
    • Thông tin đấu thầu
    • Thông tin mời thầu
    • Kết quả đấu thầu
    • Các quy định về đấu thầu
    • Kế hoạch đấu thầu
  • Nghiên cứu khoa học
Vang mãi giai điệu tổ quốc Lịch làm việc của Lãnh đạo bộ Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao, Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2045 Khảo sát trải nghiệm người dùng Dịch vụ công trực tuyến Chuyển đổi số Cải cách thủ tục hành chính Thông tin nội bộ Kết nối hải quan một cửa quốc gia Văn bản dự thảo Tiếp nhận và trả lời ý kiến Bộ Pháp điển điện tử CSDL quốc gia về văn bản pháp luật Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Công bố thông tin Doanh nghiệp Nhà nước Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Nghiên cứu khoa học Tài liệu hướng dẫn xây dựng, triển khai, ứng dụng CNTT phục vụ các cuộc họp trực tuyến Di sản xanh Facebook của Cổng bộ Chuyên mục công khai ngân sách Công khai kết luận thanh tra GÓP Ý 'DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2021 – 2025' Đại sứ văn hoá đọc

Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ A A Từ viết tắt Đọc bài viết × Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải... Vui lòng chờ giây lát × Bài viết không có file audio Tương phản

Khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam

18/03/2022 | 08:00

PGS.TS. Phạm Duy Đức - Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là khẳng định bản sắc, "thương hiệu" quốc gia.

Khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh

Theo PGS.TS Phạm Duy Đức, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng ta đã xác định mục tiêu chung của nền văn hóa Việt Nam là: "Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân, thiện, mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam - Ảnh 1.

Phải "khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh" (ảnh minh họa)

Để khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến xây dựng phẩm chất, nhân cách của con người: "Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách của con người và trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản là yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo".

Giá trị văn hóa nổi bật, bao trùm và xuyên suốt lịch sử dân tộc, làm nên sức mạnh bất diệt của con người Việt Nam trước hết, trên hết là chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước không chỉ là tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam với quê hương, đất nước mà còn là lý trí, đạo lý, pháp lý của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được phát triển lên thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhấn chìm bọn cướp nước và bán nước, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước, đưa đất nước đi vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa yêu nước cũng là cơ sở để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ là động lực quan trọng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là cơ sở để sáng tạo các giá trị văn hóa mới, thể hiện được khát vọng của cá nhân và xã hội trong xây dựng và phát triển đất nước. Dân chủ ở đây là dân chủ xã hội chủ nghĩa, vừa đảm bảo quyền tự do của công dân, vừa tôn trọng kỷ cương và thực hành theo Hiến pháp và pháp luật. Giá trị khoa học của nền văn hóa là hướng tới nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ của dân tộc trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghiệp 4.0. Nâng cao sức sáng tạo và khả năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và tổ chức đời sống xã hội, góp phần thực hiện khát vọng đổi mới, sáng tạo, tăng trưởng kinh tế, tạo sự thịnh vượng, giàu có cho đất nước. Giá trị nhân văn mà nền văn hóa Việt Nam hướng tới là phấn đấu tất cả vì con người, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của con người.

Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của phát triển, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện và hoàn thiện nhân cách của mình. Các giá trị dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn gắn bó chặt chẽ, tác động biện chứng với nhau, tạo thành đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: "Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nền văn hóa, con người Việt Nam; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất".

Khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam - Ảnh 2.

Chủ nghĩa yêu nước cũng là cơ sở để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (ảnh minh họa)

"Khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định những nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết là: Tập trung khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc. Xây dựng các cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước của mọi người dân. Phát huy tối đa nhân tố con người; con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh lành mạnh; vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ cơ bản, lâu dài và cấp bách

Để đẩy mạnh khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời gian tới, theo PGS.TS Phạm Duy Đức cần chú ý một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân về vai trò của việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước.

Đại hội XIII của Đảng đã xác định: "Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững".

Mục tiêu tổng quát mà Đại hội XIII nêu ra là: "Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa", đến năm 2045 "trở thành nước phát triển, thu nhập cao", "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những năm đầu xây dựng chế độ mới. Để thực hiện khát vọng đó, phải "khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh".

Chính vì vậy, Đại hội XIII đã xác định sáu nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ nhiệm kỳ là "khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế".

Vấn đề xây dựng niềm tin, nâng cao lòng tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước trên cơ sở giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là một nhiệm vụ cơ bản, vừa lâu dài, vừa cấp bách. Nhiệm vụ này phải được quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, để chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần và vật chất của dân tộc trong công cuộc chấn hưng đất nước hiện nay.

Khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam - Ảnh 3.

Phát huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững

Thứ hai, tiếp tục thể chế hóa nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam thành những quy định cụ thể, gắn liền với luật pháp, chính sách và các quy định, quy chế để tổ chức triển khai trong thực tiễn.

Nhà nước cần tập trung thể chế hóa nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam thành các quy định có tính pháp quy, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các chính sách ưu tiên đầu tư để phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng các cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến của mọi người dân. Các bộ, ngành và địa phương cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để khơi dậy khát vọng phát triển; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người ở cơ quan, đơn vị, xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí phấn đấu cụ thể để thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, gắn với khơi dậy khát vọng của các tầng lớp nhân dân, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh của con người ở các giai cấp, dân tộc, các miền tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội, phát triển quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thứ ba, phát huy vai trò của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, báo chí, phát thanh và truyền hình trong việc tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ động viên nhân dân nâng cao khát vọng phát triển đất nước phồn vinh; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vai trò của văn hóa nói chung, của các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, truyền thông đại chúng nói riêng có vị trí đặc biệt trong việc tuyên truyền, cổ vũ, lan tỏa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc thông qua các kênh thông tin và truyền thông khác nhau. Các hoạt động này vừa tác động theo phổ rộng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, vừa có khả năng thuyết phục sâu sắc thông qua con đường tình cảm, truyền cảm hứng về niềm tin, về khát vọng tạo động lực để mỗi người, mỗi cộng đồng quyết tâm phấn đấu vì sự hưng thịnh của quê hương, đất nước.

Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường đầu tư, phát huy vai trò của các hoạt động này trong việc cổ vũ khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh. Đồng thời, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin - Truyền thông cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là tạo nên những bước đột phá, đổi mới các nội dung, chương trình hoạt động để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, kể cả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và truyền thông đại chúng ở Trung ương và địa phương.

Thứ tư, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc dân Chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, giáo dục khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc cho các thế hệ thanh, thiếu niên, đề cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, giáo dục ý chí, nghị lực, tinh thần độc lập, tự chủ của mỗi người dân trong xây dựng và phát triển đất nước. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng đội ngũ lao động tham gia vào làm việc trong môi trường Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuẩn bị các tiền đề cần thiết để họ có thể làm việc trong môi trường "đa văn hóa" trong hội nhập quốc tế. Cần tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đặc biệt là xây dựng chương trình để thực hiện nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam thịnh vượng, hạnh phúc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp hiện nay.

Thứ năm, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ cho nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam thịnh vượng; phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam. Nhà nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ cho các nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam. Đặc biệt là tăng nguồn lực đầu tư vào xây dựng con người, trước hết là lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và phát triển văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo ra nền tảng tinh thần cho quá trình phát triển bền vững đất nước. Bên cạnh việc tăng ngân sách đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực văn hóa và xây dựng con người, cần đẩy mạnh chính sách xã hội hóa nhằm thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực này. Nhà nước chú trọng xây dựng một số công trình văn hóa, nghệ thuật trọng điểm tầm cỡ khu vực và quốc tế, ưu tiên phát triển một số lĩnh vực nghệ thuật đỉnh cao, khắc phục tình trạng nghiệp dư hóa các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Phát huy vai trò của dòng văn hóa, nghệ thuật chủ lưu để nâng tầm định hướng về tư tưởng, thẩm mỹ, đạo đức, lối sống và lan tỏa vào đời sống xã hội.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội XIII. Vì vậy, việc tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát của tổ chức đảng từ Trung ương tới cơ sở. Trước hết, các cơ quan hữu quan cần xây dựng, chương trình, kế hoạch triển khai việc thực hiện nhiệm vụ này. Quốc hội và Chính phủ cần cụ thể hóa chủ trương này thành các đề án xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách, quy định, quy chế để tổ chức thực hiện. Các tỉnh ủy, thành ủy cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để khơi dậy khát vọng phát triển của mỗi địa phương. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Cần phải tiến hành sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, phong trào đổi mới, sáng tạo để thực hiện khát vọng phát triển đất nước ở các cấp, các ngành: phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các phong trào này để nêu gương, lan tỏa khát vọng này vào trong đời sống xã hội. Đồng thời kiên quyết đấu tranh, xử lý kịp thời những vi phạm cản trở tới sự phát triển của đất nước, đặc biệt là tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội, củng cố và xây dựng niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới.

PGS.TS Phạm Duy Đức cho rằng, việc thực hiện các giải pháp này phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện và thường xuyên sơ kết, tổng kết để rút ra những bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện./.

(Lược ghi từ Tham luận Một số giải pháp khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong trong xây dựng và phát triển đất nước)

Hồng Hà (ghi)

Các tin khác

  • Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
  • Phối hợp tổ chức “Liên hoan Âm nhạc Asean - 2025”
  • Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng và Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy được trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra
  • Phê duyệt Đề án xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên hạng II, hạng III đối với viên chức chuyên ngành kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ VHTTDL năm 2024
  • Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của UN Tourism diễn ra tại Quảng Nam
  • Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam

Tin nổi bật

  • Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
  • Phối hợp tổ chức “Liên hoan Âm nhạc Asean - 2025”
  • Phê duyệt Đề án xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên hạng II, hạng III đối với viên chức chuyên ngành kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ VHTTDL năm 2024
  • Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của UN Tourism diễn ra tại Quảng Nam
  • Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam
--- Chọn liên kết --- Báo chí Bộ, Cơ quan ngang Bộ Các cơ quan thuộc Chính phủ Các đơn vị trực thuộc Bộ Các Sở VHTTDL Các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ

Cơ sở dữ liệu ngành

  • Văn hóa
  • Thể thao
  • Du lịch
  • Gia đình
Liên kết trang Bộ Thông tin Bộ Nội vụ Bộ Khoa học & Công nghệ Tổ quốc Thanh tra Quân Đội Nhân Dân Trang thông tin thể dục thể thao Trang tin du lịch Làng văn hóa Chuyên trang thư viện Liên đoàn hiệp hội Cải cách hành chính Bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn Thị Hoàng Lan, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Địa chỉ: Số 20, ngõ 2, Hoa Lư, Q. Hai Bà Trưng, TP Hà Nội * Điện thoại: 0243.9745845 * Fax: 0243.9745846 Email: banbientap@bvhttdl.gov.vn Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL", "www.bvhttdl.gov.vn hoặc "www.mocst.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang Bộ văn hóa, thể thao và du lịch ×

Từ khóa » đất Nước Phồn Vinh Nghĩa Là Gì