Trở Thành Quốc Gia Phồn Vinh, Hạnh Phúc: Từ Mục Tiêu đến Hành động
Có thể bạn quan tâm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Hồ Chí Minh cho MTTQ Việt Nam vì đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
Phồn vinh, hạnh phúc của quốc gia - mục đích của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện
Lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thời kỳ sục sôi phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền quốc gia, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhưng các cuộc khởi nghĩa, các phong trào đấu tranh đó đều lần lượt thất bại. Nguyên nhân do đâu? Theo logic hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, có thể nhận thấy, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt thời đại sau Cách mạng Tháng Mười Nga, trên lập trường của các sĩ phu - Nho học phong kiến, hay lập trường dân chủ tư sản của giới trí thức “Tây học” thời đó, các lực lượng yêu nước, dù với tinh thần, nhiệt huyết nhưng không thể đưa ra một đường lối chính trị có khả năng thống nhất, tập hợp lực lượng toàn dân tộc giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó; rằng giờ đây, sự thức tỉnh và sự trưởng thành ý thức dân tộc ở một quốc gia nửa thuộc địa, nửa phong kiến chỉ có thể dựa trên nền tảng thế giới quan, phương pháp khoa học, cách mạng - duy vật biện chứng và lập trường nhân sinh cộng sản: Giải phóng giai cấp những người lao động gắn với giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng cho chính mỗi con người.
Trên thực tế ở Việt Nam, người có khả năng đảm đương vai trò đó chỉ có thể là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Vượt lên tầm nhìn bị ràng buộc của ý thức hệ Nho giáo hay hệ tư tưởng cải lương tư sản của các bậc sĩ phu, những nhà yêu nước đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang đến cho những người yêu nước Việt Nam sự thức tỉnh mới mang tính thời đại: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin”2. Quan điểm chủ đạo ấy đã được thể hiện rõ khi Người phác thảo nội dung, tính chất, bước đi của cách mạng Việt Nam: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản”3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng do Người sáng lập, rèn luyện, nhân dân ta đã lập nên những kỳ tích trong hai cuộc kháng chiến oanh liệt, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc vào ngày 30/4/1975. Đó là minh chứng hùng hồn về sức mạnh của một dân tộc khi họ đoàn kết lại dưới sự lãnh đạo của một đảng cách mạng kiểu mới, chiến đấu cho khát vọng chính đáng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Kiên định mục tiêu và chân lý của thời đại: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” nên điểm kết thúc cách mạng giải phóng dân tộc (30/4/1975) cũng là sự mở đầu của công cuộc sáng tạo vĩ đại - cải biến xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới- xã hội chủ nghĩa. Dĩ nhiên, bắt tay vào sự nghiệp sáng tạo xã hội mới vì sự phồn vinh, hạnh phúc cho mọi người, mọi tầng lớp nhân dân không bao giờ đơn giản và có thể thực hiện trong ngày một, ngày hai… Để làm vai trò của lực lượng cầm quyền, Đảng phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến “nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”: Từ phân tích các nguồn lực đến xác lập một mô hình mục tiêu phát triển; từ xây dựng tổ chức bộ máy quản trị quốc gia đến huy động, sử dụng các nguồn lực bên trong, tận dụng các nguồn lực bên ngoài - thời đại, quốc tế; từ đảm bảo an ninh quốc gia đến giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường, điều kiện để hiện thực hóa mô hình đó. Sứ mệnh ấy không thể rập khuôn theo những mô hình có sẵn, cũng không thể là sản phẩm từ mong muốn chủ quan hay lòng từ thiện của một “thánh nhân” nào, càng không thể làm một lần là có ngay kết quả như mong đợi.
Trên thực tế, sau những sai lầm “chủ quan, duy ý chí”, với quan điểm “thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý”, Đảng ta đã dũng cảm nhận ra sai lầm và kiên quyết sửa chữa sai lầm, khởi xướng công cuộc đổi mới. Với tư duy, tầm nhìn hệ thống, biết sử dụng linh hoạt những hình thức trung gian quá độ, có bước đi phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của dân tộc; mặt khác, biết kế thừa những thành tựu của nhân loại trong tiến trình phát triển mang tính đặc thù của dân tộc… đó là những kinh nghiệm được rút ra từ lôgíc của tiến trình đổi mới ở Việt Nam. Thực tiễn công cuộc xây dựng và phát triển trong thời kỳ đổi mới ở nước ta đã cho thấy, yếu tố có ý nghĩa quyết định cho những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội (từ kinh tế đến chính trị, văn hoá, xã hội) chính là ở chỗ, mỗi cá nhân và mọi cộng đồng người đã thực sự trở thành mục tiêu và chủ thể sáng tạo của quá trình đó đến đâu. Chỉ khi nào con người - ở mọi cấp độ tồn tại của nó, nhận thức, cảm nhận được nhu cầu - lợi ích của họ được bảo đảm thực hiện trên thực tế thì lúc đó tính tự giác, tính tích cực chính trị - xã hội của họ mới được phát huy, và kết quả hoạt động thực tiễn do đó, sẽ có nhiều khả năng đạt hiệu quả tốt hơn. Tinh thần triết học của sự nghiệp đổi mới ở nước ta về cơ bản hội tụ, trong đó những yếu tố của phép biện chứng trong nhận thức và vận dụng các khả năng của sự phát triển vì sự phát triển bền vững của quốc gia dân tộc trong thế giới đương đại. Trong đó, khơi dậy, phát huy tiềm năng sáng tạo của con người, vì con người là tư tưởng bao trùm. Đổi mới thực chất là một quá trình cách mạng nhằm từng bước khẳng định tính chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội - một xã hội luôn hướng tới con người, tạo mọi điều kiện để con người phát huy những năng lực phẩm chất người, làm cho con người thực sự trở thành chủ thể tự giác, tích cực trong hoạt động sống - cũng là quá trình tái sản xuất ra đời sống của chính mình và của xã hội; là sự khẳng định con người - với tất cả các cấp độ tồn tại của nó, vừa là chủ thể đề xuất và thực hiện các mục tiêu phát triển, vừa là đối tượng thụ hưởng kết quả của tất cả các chương trình, dự án phát triển xã hội. Nhân dân Việt Nam đã nhận rõ triết lý phát triển ấy qua thực tiễn công cuộc đổi mới. Đó cũng là nguyên nhân căn bản tạo nên sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua. Đây là nguồn gốc và động lực tạo nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Đánh giá thỏa đáng kết quả của công cuộc đổi mới, tại Đại hội XIII, Đảng ta đã khái quát: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”4.
Cách thức để tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo lộ trình đã xác định
Trong thời gian tới, “tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi toàn Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, có quyết tâm chính trị cao, dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình, chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới. Không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được”5. Để tiếp nối và phát huy các giá trị truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần hiện thực hóa mục tiêu một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc vào giữa thế kỷ XXI, Đảng ta đã chỉ ra nhiều việc phải làm, trong đó phải chăng cần quán triệt và thực hiện có hiệu quả một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, củng cố và hoàn thiện thể chế, huy động mọi nguồn lực để từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia theo lộ trình đã xác xác định.
Phát triển xã hội là sự vận động có định hướng của mỗi quốc gia, dân tộc trên con đường đạt tới mục tiêu: Ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế, dân chủ, công bằng, nhân văn - vì con người, do con người cũng chính là mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng ta đã xác định. Một thể chế phát triển phải tích hợp các thành tố: Nền chính trị hợp lý, hiệu quả - nền chính trị dân chủ hiện thực (theo cách nói của C.Mác); nền kinh tế tăng trưởng bền vững gắn liền với bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội; văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng trên nền tảng chân, thiện, mỹ; các yếu tố nội lực, nội sinh (của mỗi quốc gia dân tộc) được khẳng định, phát huy, đủ sức hội nhập, giao lưu; con người ngày càng hoàn thiện nhân cách - tự do, hài hoà, sáng tạo, bùng nổ nhân tố NGƯỜI.
Theo tinh thần đó, sứ mệnh của lực lượng lãnh đạo, cầm quyền - từ Trung ương đến cơ sở ở nước ta giờ đây là xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị, thể chế nhà nước theo hướng dân chủ hiện thực. Trọng tâm là thiết kế hệ thống tổ chức quyền lực chính trị có thể tạo động năng cho sự phát triển; là tạo lập một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, khoa học và ổn định, tạo môi trường pháp lý cho các chủ thể yên tâm, phát huy tối đa các năng lực thị trường; là góp phần khơi sáng ngọn lửa thiêng “Không có gì quý hơn Độc Lập Tự do” trong toàn xã hội để hướng tới mục tiêu dân tộc phồn vinh và hạnh phúc; là thổi bùng lên khát vọng làm giàu và niềm tin vào chính mình, dân tộc mình, chế độ mình để vươn lên chiếm lĩnh tầm cao mới của sự phát triển. Tầm vóc của nhân tố lãnh đạo và năng lực của Đảng cầm quyền lúc này phải được thể hiện qua việc từng bước hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, góp phần phát triển bền vững, hài hòa về xã hội và môi trường; là tìm kiếm và xây dựng các thể chế có thể khuyến khích, dung nạp sự tham gia đông đảo của người dân trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là phát huy tối đa năng lực bản chất người Việt Nam trong bảo vệ và chấn hưng đất nước.
Thứ hai, chăm lo công tác xây dựng Đảng để Đảng ta tiếp tục làm tròn vai trò đội tiền phong của giai cấp và dân tộc Việt Nam.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, với tư cách đó, Đảng có sứ mệnh trước hết “lo cho nước, cho dân”. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Một Đảng như thế là phải biết chăm lo cho lợi ích của dân tộc, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng chỉ ra rằng, “Đảng ta là con nòi của dân tộc”. Vì thế, nhân tố lãnh đạo dân tộc trong giai đoạn hiện nay cần phải nhận thức và xử lý hài hoà mối quan hệ giai cấp và dân tộc, tránh không để Đảng rơi vào bệnh biệt phái giai cấp, nhưng lại không rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Một Đảng như thế cần hội đủ các yếu tố tài năng và phẩm hạnh, đủ sức tập hợp lực lượng toàn dân tộc, đưa quốc gia dân tộc hoà nhập, vượt lên trong cuộc đua tranh kỹ thuật - kinh tế, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm phục vụ cho những mục tiêu ngày càng mang tính nhân văn: Vì con người, Vì tiến bộ chung của dân tộc và nhân loại. Khi những người Cộng sản Việt Nam ý thức đầy đủ và thực hiện tốt nhất trách nhiệm của mình đối với nhân dân, đối với xã hội, đối với nhân loại thì đó chính là hiện thực sinh động về một Đảng cầm quyền đang làm đúng chức năng, vai trò của một đội tiền phong của cả dân tộc trên lập trường nhân văn Cộng sản.
Với tư cách là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, Đảng cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ - những người đảm nhận trọng trách trong hệ thống chính trị, tương thích với môi trường văn hóa dân chủ, hiện đại là “then chốt của then chốt”. Mặc dù những năm qua, công tác cán bộ đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí, song về tổng thể, so với yêu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới: Phát triển nhanh và bền vững; Dân chủ hóa tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và hội nhập quốc tế… thì trình độ, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt vẫn còn nhiều bất cập. Vì thế, một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định để tiếp tục phát huy vai trò của thể chế trong giai đoạn tiếp theo là: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Hoàn thiện thể chế, quy định về công tác cán bộ, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, luôn đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết”6, tương thích với việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị. Trên nền tảng ấy, các nhân tố lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là người đứng đầu mỗi hệ thống khuyến khích, huy động trí tuệ, tâm huyết của các thành viên cùng tạo lập thể chế, cơ chế, để một mặt, mỗi người có thể phát huy sự sáng tạo, khẳng định “cái tôi” trong “cái chúng ta”; mặt khác, cũng là cơ sở để mọi thành viên có thể tham gia xây dựng, góp ý, hơn nữa là giám sát, kiểm soát hoạt động thực thi công vụ… Cũng chỉ trên cơ sở thể chế hợp lý, tường minh, phẩm chất - tài năng và đạo đức của người đứng đầu mới mới được thể hiện, thẩm định bởi sự trong sáng - “vị công” và hiệu lực, hiệu quả trong lãnh đạo, quản lý. Đó là nội dung, cách thức để nâng tầm tư duy kinh tế, chính trị, văn hóa của đội ngũ lãnh đạo, quản lý để họ hội đủ phẩm chất tương thích với nền chính trị dân chủ và tính chất hiện đại của nền khoa học công nghệ mới 4.0 và trở thành chủ thể sáng tạo và tự chịu trách nhiệm.
Thứ ba, thực thi đường lối đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt, nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên tắc để bảo vệ tối cao lợi ích quốc gia dân tộc.
Ý thức về nền độc lập dân tộc trong thời đại ngày nay đã và đang được bổ sung và phát triển xuất phát từ những biến đổi hết sức phức tạp trong mối tương quan giữa các lực lượng, mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc (trong từng khu vực và trên toàn thế giới). Những toan tính chiến lược của các thế lực bá quyền, những thoả hiệp nhằm bảo vệ lợi ích giữa các nuớc lớn đang đặt các nước nghèo, các nước kém phát triển vào tình trạng bất lợi, thiệt thòi. Tuy nhiên, xu thế liên kết, hợp tác cùng chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi trong các vấn đề toàn cầu buộc các quốc gia dân tộc, các lực lượng cầm quyền ở mỗi nước phải tìm kiếm và thực thi đường lối đối ngoại, vừa mềm dẻo, linh hoạt hơn, nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên tắc - ưu tiên lợi ích dân tộc. Chính vì vậy, để giữ vững độc lập dân tộc, để tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước, lúc này không chỉ tìm các giải pháp khơi dậy các nguồn lực bên trong mà đòi hỏi Đảng ta, nhân dân ta phải nhận thức và tạo lập các điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực hội nhập kinh tế thế giới, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực. Thúc đẩy các quan hệ quốc tế đã thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định lâu dài; mở rộng những điểm tương đồng, thu hẹp những điểm khác biệt về lợi ích, phấn đấu không để những khác biệt biến thành mâu thuẫn hoặc xung đột lợi ích.
Nguyễn Thị Tâm
PGS, TS, Học viện Chính trị khu vực III
Chú thích:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, tập I, tr.111-112.
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1995, tr.268.
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2000, tr.1.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, tập I, tr.103-104.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, sđd, tr.109.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, HN.2021, tập I, tr.187.
Từ khóa » đất Nước Phồn Vinh Nghĩa Là Gì
-
Nghĩa Của Từ Phồn Vinh - Từ điển Việt
-
Khát Vọng Phát Triển đất Nước Phồn Vinh, Hạnh Phúc Phải được Bắt ...
-
Những Nội Dung Cơ Bản Trong Tư Tưởng, đạo đức, Phong Cách Hồ ...
-
Phát Huy ý Chí Tự Lực, Tự Cường Và Khát Vọng Phát Triển đất Nước ...
-
Ý Chí Và Khát Vọng Phát Triển đất Nước Phồn Vinh - Báo Hậu Giang
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh - Ngọn Cờ Dẫn Dắt đất Nước Phát Triển Phồn ...
-
Xây Dựng đất Nước Phồn Vinh, Hạnh Phúc Theo Tâm Nguyện Của Chủ ...
-
Khơi Dậy ý Chí Tự Lực, Tự Cường Khát Vọng Phát Triển đất Nước Phồn ...
-
Phát Huy ý Chí Tự Lực, Tự Cường, Khát Vọng Phát Triển đất Nước Phồn ...
-
Khát Vọng Phát Triển đất Nước Phồn Vinh, Hạnh Phúc
-
Khát Vọng Phồn Vinh - Báo Nhân Dân
-
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ ...
-
Khơi Dậy Khát Vọng Phát Triển Việt Nam Phồn Vinh, Hạnh Phúc
-
Khơi Dậy Năng Lực Nội Sinh Của Dân Tộc Nhằm Xây Dựng đất Nước ...