Khơi Dậy Trí Thông Minh Đa Giác Quan Cho Trẻ Sơ Sinh Đơn Giản ...
Có thể bạn quan tâm
Trẻ sơ sinh có thể tiếp nhận nhiều thông tin và kiến thức bằng nhiều cách khác nhau: như thông qua đồ vật, hoạt động vui chơi. Có thể bạn không để ý nhưng trẻ đã học thông qua sự tự khám phá, tò mò của bản thân đối với thế giới xung quanh. Ngoài ra bé yêu còn học thông qua các giác quan của mình.
Một Phương pháp giáo dục thông qua việc kích thích các giác quan là một cách hiệu quả trên thế giới. Phương pháp này này kích thích vào 5 giác quan của trẻ, bao gồm xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác khi được tác động từ bên ngoài.
Việc Kích thích trí thông minh đa giác quan sẽ kích hoạt sự tương tác giữa các tế bào não đang phát triển nhằm khơi dậy khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.
Dưới đây là 5 giác quan - nhìn - nghe - ngửi - nếm - cầm/sờ mà cha mẹ có thể làm hằng ngày càng nhiều càng tốt để kích thích sự phát triển trí thông minh đa giác quan cho bé. Bạn chỉ cần 3 phút mỗi ngày để kích thích 5 giác quan là vừa đủ.
1. Phát triển cơ quan xúc giác
Muốn xúc giác của trẻ nhanh nhạy và phản ứng linh hoạt cần có sự rèn luyện .Khi sanh ra bé có khả năng tự tìm vú mẹ (khoa học đã chứng minh điều đó). Nói vú mẹ như ngôi nhà để trở về của bé. Bé thích được chạm, sờ vào vú mẹ.
Dưới đây là một số bài tập gợi ý:
- Các bà mẹ nên chạm vào núm vú vào các vị trí khác trên khuôn mặt trẻ sơ sinh như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, và má trái. Điều đó làm cho em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh, cảm thấy vị trí trên-dưới, phải-trái.
- Không chỉ với núm vú như trên, các bà mẹ cũng có thể sử dụng ngón tay, khăn để chà nhẹ lên hàm trên, hàm dưới của trẻ sơ sinh. Bé sẽ biết cảm giác khi liếm và cắn những thứ này và sẽ không có hành động giống như mút núm vú của mẹ.
- Cho bé chạm vào những vật xung quanh nhà - đơn giản như một chiếc khăn mềm, một chiếc khăn khô -ướt, ấm - lạnh, một vật thô cứng - mềm mại.
2. Phát triển thị giác (khả năng nhìn cho trẻ)
Gần 80% kiến thức về thế giới xung quanh được con người tiếp nhận thông qua đôi mắt. Do vậy việc phát triển khả năng nhìn sẽ giúp trẻ thu nhận được nhiều kiến thức xung quanh hơn. Vậy muốn phát tiển khả năng nhìn cần:
- Cho trẻ nhìn xa (điều tiết mắt)
- Cho trẻ nhìn gần (điều tiết mắt)
- Nếu con bạn là dưới một tháng tuổi, để cho nó nhìn vào những bức hình kẻ sọc đen và trắng, 3 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60-90 giây. Khả năng tập trung sẽ có liên quan đến mọi thứ phải học sau đó. Đó là nền tảng của việc học.
- Nếu trong 6 tháng tuổi, bé đã chán sọc ngang và sọc, chuyển sang sọc với lưới nhỏ hơn (từ 6 cm xuống đến 2 cm).
- Nếu em bé của bạn không còn quan tâm, cho bé nghỉ vài ngày hoặc vài tuần.
3. Phát triển thính giác (khả năng nghe)
Những âm thanh trẻ nghe được sẽ quyết định về sắc thái tình cảm của trẻ trong các tình huống. Phát triển thính giác sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ nói tốt hơn. Do vậy, phát triển thính giác cần:
- Cho bé nghe nhạc mỗi ngày, trước khi đi ngủ, nghe các loại nhạc từ dân ca đến những bản nhạc sơi động với âm lượng điều chỉnh thích hợp to dần hay nhỏ dần.
- Nói chuyện với con, đọc truyện cho con bất cứ lúc nào từ lúc tắm, thay tã... để bé nghe quen với âm thanh tiếng nói của mọi người trong nhà.
- Trong khi thay tã lót, nắm tay và nói rằng "Đây là bàn tay, bàn tay, bàn tay", liên tục trong vài ngày rồi đổi sang các bộ phận khác trên cơ thể. Thời gian khác, giơ quả bóng hoặc búp bê, và nói "Đây là quả bóng, quả bóng, quả bóng", "Đây là con búp bê, búp bê, búp bê". Đó là cách để dạy em bé của bạn.
- Nghe nói thầm khoảng cách 1/2 m rồi tăng khoảng cách cho xa dần
- Nghe nói to khoảng cách 5m
- Luyện nghe tiếng động to, nhỏ khác nhau (chuẩn bị vỏ lon bia: 10 chiếc ), trong lon đựng sỏi, cát để gây tiếng động khác nhau.Tập nghe để phân biệt cường độ âm thanh.
- Tập nghe và phân biệt tiếng động: tiếng người, tiếng động vật, động cơ, âm nhạc… ( cho nghe âm thanh ở môi trường trẻ sống )
- Luyện nghe và phân biệt âm thanh âm nhạc ( dùng nhạc cụ hay băng nhạc )
- Luyện nghe và các âm thanh khác nhau trong nhà hay trong thiên nhiên.
4. Phát triển khứu giác (khả năng phân biệt mùi)
Muốn phát triển khả năng cảm nhân thông qua mũi cho trẻ cần thực hiện các bài tập sau:
- Cho bé ngửi các mùi từ traí cây, hương hoa, mùi thức ăn, mùi bánh …
- Luyện tập phát hiện mùi vị ở môi trường sống (hương hoa, vườn cảnh, cây cối quanh nhà có mùi thơm…)
5. Phát triển vị giác (khả năng cảm nhận qua lưỡi)
Hướng dẫn trẻ biết có bốn giác quan khác nhau : ngọt, chua, mặn và đắng. Nhấp vào khăn một ít nước mát, nước lạnh, nước ngọt, nước mặn và nước chua.
Chấm vào đầu lưỡi cho bé cảm nhận thử. Đây là cách rất tốt để kích hoạt vị giác.
Từ khóa » Cách Rèn Luyện Vị Giác
-
10 Bài Tập Giúp Mài Giũa Các Giác Quan Và Khả Năng Nhận Biết ...
-
Kỹ Năng Nếm – Bí Quyết Để Bạn Thành Công Trong Ngành Ẩm Thực
-
Các Bài Tập Phát Triển Vị Giác Cho Trẻ, Trẻ CPTTT - Can Thiệp Sớm
-
LUYỆN TẬP VỊ GIÁC VÀ KHỨU GIÁC - Đồ Chơi Ngoại Nhập
-
4 Cách Dễ Dàng để Cải Thiện Khứu Giác Của Bạn - Bí Quyết
-
Chef Thiện Nguyễn - 4. Luyện Tập Khả Năng Nêm Nếm Nhận Biết Và ...
-
Rèn Luyện 5 Giác Quan để Bé Thông Minh Vượt Trội - AFamily
-
7 Cách Lấy Lại Khứu Giác, Vị Giác Hậu Covid-19 Với Mẹo Dễ Làm
-
Phát Triển Giác Quan Của Bé: Vị Giác | Vinmec
-
Những Cách Kích Thích, Phát Triển Giác Quan Cho Trẻ - Elite Symbol
-
Chúng Ta Có Thể Tự Luyện Tập để Tăng độ Phân Giải Cho Mắt Hay Không?
-
Bật Mí Cách Nuôi Dưỡng Và Phát Triển Giác Quan Cho Trẻ - My Kingdom
-
Các Biện Pháp Tại Nhà để Lấy Lại Khứu Giác Một Cách Tự Nhiên Dành ...
-
Mức độ Nhạy Bén Vị Giác: Bạn Có Phải Một Chuyên Gia Thiên Bẩm?