Khơi Dậy Và Phát Huy Giá Trị đạo đức, Văn Hóa Và Nguồn Lực Tôn Giáo ...
Có thể bạn quan tâm
Tôn giáo là bộ phận quan trọng hình thành nền văn hóa. Khi nói đến văn hóa của một dân tộc hay khu vực, không thể không nhắc đến bộ phận cấu thành là tôn giáo. Giá trị văn hóa của tôn giáo thể hiện ở niềm tin, thực hành, các nguyên tắc đạo đức, các giá trị, những di sản hữu hình và vô hình. Quá trình hình thành, phát triển giáo lý, triết lý, các nguyên tắc, giáo luật của các tôn giáo dần ảnh hưởng, thẩm thấu đến nhận thức, tư tưởng, tâm lý và lối sống không chỉ của tín đồ, mà còn ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội. Giá trị văn hóa của tôn giáo có một sức sống lâu bền và mãnh liệt, thậm chí ngay cả trong các xã hội đã đạt được tính hiện đại cao.
Việt Nam là đất nước đa dạng tôn giáo. Tính đến tháng 12-2021, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 41 tổ chức thuộc 16 tôn giáo với số tín đồ chiếm 27% dân số cả nước, trên 58 nghìn chức sắc, khoảng 148 nghìn chức việc và trên 29 nghìn cơ sở thờ tự trên cả nước. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng ta xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước”. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 24-11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh sâu sắc luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Do đó, việc khơi dậy và phát huy giá trị tốt đẹp của các tôn giáo - thành tố cấu thành văn hóa nhằm tạo nguồn lực để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hết sức cần thiết.
Những giá trị đạo đức, văn hóa và nguồn lực của tôn giáo ở Việt Nam
Tôn giáo du nhập, hình thành ở Việt Nam từ rất sớm, được người dân đón nhận bởi những giá trị nhân bản mà tôn giáo mang lại phù hợp với đạo lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt. Trải qua chiều dài lịch sử dân tộc, tôn giáo luôn gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng dân tộc, mà biểu hiện rõ nét nhất là các giá trị đạo đức, văn hóa.
Với truyền thống “hộ quốc, an dân”, đa số đồng bào theo tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Phật giáo hơn 2.000 năm có mặt tại Việt Nam với phương châm nhập thế “Đạo pháp bất ly thế gian pháp” đã phát huy giá trị văn hóa Phật giáo trong xã hội Việt Nam qua các thời kỳ. Đạo đức, văn hóa Phật giáo đã làm sâu sắc và phong phú thêm các giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam, như quan niệm về tinh thần từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha, lục hòa cộng trụ hay về luật nhân quả. Phật giáo đã chỉ ra mọi nỗi khổ đau của con người và bất bình đẳng xã hội chính là tham, sân, si, làm nảy sinh những tà kiến, tranh chấp, làm điều ác; đề cao quy luật nhân quả, nghiệp báo, khuyên bảo tín đồ thực hành “Ngũ giới luật”, “Bát Chánh đạo”, nâng cao trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội, thúc đẩy con người điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân.
Giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong giáo lý của Công giáo, Tin lành được thể hiện ở 10 điều răn, trong đó có 3 điều nói về Thiên Chúa và bảy điều khuyên răn về đạo đức làm người đã góp phần bồi dưỡng đạo đức, văn hóa cá nhân cũng như xã hội. Triết lý của Công giáo rất rộng nhưng được quy tụ ở bốn từ với hai cặp phạm trù “Kính Chúa, Yêu người”, đó chính là yêu thương, cảm thông và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Phật giáo Hòa Hảo với tôn chỉ hành đạo là “học Phật, tu Nhân”, tại gia cư sĩ thực hiện Tứ ân (ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào nhân loại) với đường hướng hành đạo “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc” với trọng tâm hoạt động là phổ truyền giáo lý và thực hành công tác xã hội, từ thiện, bố thí rất phù hợp với truyền thống yêu nước, văn hóa dân tộc Việt Nam. Đạo Cao Đài, cũng như các tôn giáo khác lấy sự thương yêu làm nền tảng, lấy nhân nghĩa làm phương châm, lấy phụng sự chúng sanh làm hành động, lấy sự cứu rỗi các chơn linh làm cứu cánh, phấn đấu cho nền hòa bình và công bằng xã hội nhằm mục đích phục vụ dân tộc, Tổ quốc, tương đồng với mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đang hướng tới như lời Chưởng pháp Cao Triều Phát trước đây kêu gọi các tôn giáo đoàn kết cùng Chính phủ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược “Bàn thờ tôn giáo có nhiều nhưng bàn thờ Tổ quốc chỉ có một”.
Từ khóa » đạo đức Và Tôn Giáo
-
Mối Quan Hệ Giữa đạo đức Và Tôn Giáo
-
ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO, BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ TÂM LÝ TỘC NGƯỜI
-
Sự Khác Biệt Giữa Đạo đức Và Tôn Giáo - Strephonsays
-
Tôn Giáo Và Đạo Đức | Tieuluan
-
Tôn Giáo & đạo đức | Giác Ngộ Online
-
Quan Hệ Giữa đạo đức Và Tôn Giáo. - 123doc
-
Mối Quan Hệ Giữa đạo đức Và Tôn Giáo Là Gì? - Dios Eterno
-
Về Vai Trò Của đạo đức Tôn Giáo Trong đời Sống Xã Hội
-
Mối Quan Hệ Giữa Pháp Luật , Tôn Giáo , đạo đức - Prezi
-
Tôn Giáo - Văn Hóa - Đạo đức - .vn
-
Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo- Đạo Đức Chia Sẻ Kiến Thức Tôn Giáo
-
Tôn Giáo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thể Loại:Đạo đức Tôn Giáo – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] 1. Tín Ngưỡng Là Gì, Tôn Giáo Là Gì? Tín Ngưỡng Là Niềm Tin Của Con ...