Quan Hệ Giữa đạo đức Và Tôn Giáo. - 123doc
Có thể bạn quan tâm
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VỚI MỘT SỐ HÌNH
4. Quan hệ giữa đạo đức và tôn giáo.
- Tôn giáo là một khái niệm huyền ảo và sai lệch của con người về hiện thực, trong khái niệm đó lực lượng ngoại giới (lúc đầu là lực lượng siêu tự nhiên về sau lại thêm lực lượng xã hội) chi phối đời sống hàng ngày của con người bằng hình thức siêu trần thế, siêu tự nhiên.
- Tôn giáo và đạo đức đều hướng con người tới những lý tưởng sống thiện, nhân đạo, tránh cái ác. Tuy nhiên chúng khác nhau về bản chất.
- Về mặt lịch sử, đạo đức xuất hiện cùng với sự xuất hiện xã hội loài người, trước rất lâu so với sự ra đời của các tôn giáo. Như vậy, đã có một giai đoạn lịch sử rất dài, đạo đức tồn tại không có tôn giáo. Điều đó cho thấy đạo đức không thể bắt nguồn từ tôn giáo và nó tồn tại như một đời sống tinh thần khác với niềm tin tôn giáo.
- Đạo đức phản ánh chân thực những nhu cầu khách quan, hiện thực còn tôn giáo lại phản ánh thế giới một cách hư ảo với những khát vọng tự giải thoát trong thế giới tinh thần mà hiện thực tỏ ra hoàn toàn bất lực.
- Đạo đức và tôn giáo đều thấy được nỗi đau khổ của con người và hướng tới việc phấn đấu làm giảm nỗi đau khổ ấy để con người đi đến hạnh phúc. Nhưng đạo đức xem nỗi đau khổ của con người trong tính lịch sử hiện thực của nó và tin tưởng chắc rằng chính con người là động lực duy nhất giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ và tự xây dựng hạnh phúc của mình trong đời sống hiện thực thông qua hoạt động lao động của mình. Còn tôn giáo tin rằng, chỉ có những lực lượng siêu nhiên, thần linh, thượng đế mới có khả năng cứu vớt con người ra khỏi nỗi đau khổ và điều đó chỉ có thể xảy ra trong thế giới khác, thế giới sau cái chết (phủ nhận vai trò của con người trong việc sáng tạo ra giá trị đạo đức của mình).
- Trong điều kiện nước ta Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân. Mỗi công dân đều có quyền tham gia hoặc không tham gia thực hiện tín ngưỡng của mình, đều có quyền tham gia hoặc không tham gia vào bất cứ tôn giáo nào. Các hoạt động tôn giáo đều được pháp luật bảo vệ và hoạt động theo hiến pháp.
Để đảm bảo cho các tôn giáo thực hiện được những lý tưởng tôn giáo chân chính của mình, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước và phụng sự tín ngưỡng tôn giáo, pháp luật nước ta nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để kích động nhân dân gây rối loạn trật tự xã hội nhằm thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối.
Từ khóa » đạo đức Và Tôn Giáo
-
Mối Quan Hệ Giữa đạo đức Và Tôn Giáo
-
ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO, BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ TÂM LÝ TỘC NGƯỜI
-
Sự Khác Biệt Giữa Đạo đức Và Tôn Giáo - Strephonsays
-
Tôn Giáo Và Đạo Đức | Tieuluan
-
Tôn Giáo & đạo đức | Giác Ngộ Online
-
Mối Quan Hệ Giữa đạo đức Và Tôn Giáo Là Gì? - Dios Eterno
-
Về Vai Trò Của đạo đức Tôn Giáo Trong đời Sống Xã Hội
-
Khơi Dậy Và Phát Huy Giá Trị đạo đức, Văn Hóa Và Nguồn Lực Tôn Giáo ...
-
Mối Quan Hệ Giữa Pháp Luật , Tôn Giáo , đạo đức - Prezi
-
Tôn Giáo - Văn Hóa - Đạo đức - .vn
-
Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo- Đạo Đức Chia Sẻ Kiến Thức Tôn Giáo
-
Tôn Giáo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thể Loại:Đạo đức Tôn Giáo – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] 1. Tín Ngưỡng Là Gì, Tôn Giáo Là Gì? Tín Ngưỡng Là Niềm Tin Của Con ...