Khối Quân Sự Do Nga đứng đầu Sẵn Sàng đưa Lực Lượng Gìn Giữ Hoà ...

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Reuters, Stanislav Zas - Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) đề cập đến một số biện pháp mà khối này có thể tiến hành để giúp ổn định tình hình.

“Chúng tôi có tiềm năng khổng lồ”, ông Zas nói. “CSTO có khả năng triển khai quân đội trên quy mô lớn. Tin tôi đi, chúng tôi có thể điều bao nhiêu quân cũng được, nếu cần. Có thể là 3.000 quân, cũng có thể là 17.000 quân. Nếu cần nhiều hơn thì chúng tôi sẽ điều nhiều hơn".

Tuy nhiên, đại diện CSTO nhấn mạnh rằng việc điều động binh sĩ sẽ cần được “bật đèn xanh” từ nhiều phía, bao gồm cả Ukraine - quốc gia không phải là thành viên của khối.

“Nếu Ukraine có thiện chí, vì đó là lãnh thổ của họ; nếu được sự uỷ quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; nếu điều đó là cần thiết; và quyết định điều binh được tất cả các quốc gia trong khối ủng hộ”, ông Zas giải thích.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện trước khi các nước Cộng hoà Nhân dân tự xưng Donetsk và Luhansk bắt đầu sơ tán hàng loạt dân thường sang Nga vì lo ngại nguy cơ bị quân đội Ukraine tấn công.

Các binh sĩ Ukraine và lực lượng ly khai đã cáo buộc lẫn nhau về hành vi gây hấn dọc theo đường ranh giới. Tuy nhiên, Kiev bác bỏ cáo buộc có ý định đưa quân vào các nước cộng hoà chủ trương ly khai này.

Hồi tháng 1, lực lượng gìn giữ hoà bình từ CSTO đã được cử đến Kazakhstan để giúp lập lại trật tự sau khi các cuộc biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu nổ ra ở khắp các thành phố.

Khối quân sự do Nga đứng đầu sẵn sàng đưa lực lượng gìn giữ hoà bình đến Ukraine ảnh 1
Lực lượng gìn giữ hoà bình Nga được điều đến Kazakhstan hồi tháng 1. Ảnh: AP

Vào thời điểm đó, Mỹ cho rằng Nga có thể nhân cơ hội này đóng quân lâu dài ở Kazakhstan. “Một khi người Nga đã vào nhà của bạn, thì đôi khi rất khó để khiến họ rời đi”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói.

Tuy nhiên trên thực tế, liên quân của CSTO đã nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ và rời đi sau đó vài ngày.

CSTO là khối an ninh bao gồm 6 quốc gia thuộc Liên Xô cũ là Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan. Khối được thành lập vào năm 1992, sau khi Liên Xô sụp đổ, có vai trò đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên.

Khối có trụ sở chính tại Mátxcơva, nhưng các quốc gia thay nhau giữ vai trò lãnh đạo, còn gọi là chủ tịch luân phiên.

Các quyết định của CSTO được đưa ra dựa trên cơ sở nhất trí. Các thành viên của khối thường tổ chức tập trận chung hằng năm, và được yêu cầu không tham gia các khối quân sự khác, ví dụ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu.

Trung Quốc được nói là đã cải hoán tàu Type 056 thành tàu hải cảnh. (Ảnh: Roy Issa)
Trung Quốc cải hoán tàu chiến thành tàu hải cảnh để đối phó với tàu nước ngoài 20/02/2022
Tổng thống Biden triệu tập hội đồng an ninh để họp về tình hình Ukraine
Tổng thống Biden triệu tập hội đồng an ninh để họp về tình hình Ukraine 20/02/2022
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi tôn trọng những quan ngại an ninh của Nga. (Ảnh: CGTN)
Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi tôn trọng quan ngại an ninh của Nga 20/02/2022 Minh Hạnh Theo RT

Từ khóa » Khôi Quân Sự