Khởi Tố Là Gì? Vai Trò, ý Nghĩa Và Cơ Sở Khởi Tố Vụ án Hình Sự
Có thể bạn quan tâm
Khởi tố là gì? Vai trò và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự là gì? Cơ sở để khởi tố vụ án hình sự là gì? Ai là người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự? Phân biệt giữa khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp chi tiết kèm theo các ví dụ cụ thể trong bài viết sau đây.
Khởi tố là gì?
Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng, trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra và xác định dấu hiệu phạm tội hay không đối với các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Khởi tố bao gồm khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Khởi tố bị can thông thường được thực hiện sau khi có quyết định khởi tố vụ án, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Khởi tố vụ án hình sự được hiểu như thế nào?
Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án hình sự thông thường trải qua các giai đoạn chính bao gồm: giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử và thi hành án.
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra. Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động để xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm trong các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Từ đó đi đến việc kết luận ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi trên.
Cơ sở khởi tố một vụ án hình sự
Tại Điều 143 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự, chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau:
- Tố giác của cá nhân;
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
- Người phạm tội tự thú.
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Ngoài ra, không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.
Xem thêm: Khởi kiện là gì?
Ai là người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 153 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 như sau:
- Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
- Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
+ Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
- Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
Như vậy, người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát các cấp.
Vai trò và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự
Vai trò
Vai trò của khởi tố hình sự được thể hiện như sau:
- Khởi tố vụ án hình sự là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội. Điều này giúp phát hiện, điều tra và xử lý có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội, đồng thời là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm;
- Ngoài ra, việc quyết định khởi tố vụ án hình sự một cách thiếu cân nhắc kỹ, vội vàng sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo trong việc truy cứu tố tụng hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự nên khởi tố vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ, ngăn chặn kịp thời việc này. Chẳng hạn như xét xử một cách vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội;
- Là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.
Ý nghĩa
- Góp phần bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội;
- Xác lập cơ sở pháp lí để cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra;
- Góp phần bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Phân biệt giữa khởi tố vụ án và khởi tố bị can
Khởi tố vụ án | Khởi tố bị can | |
Đối tượng quyết định khởi tố | Hành vi có dấu hiệu phạm tội | Người hoặc pháp nhân có hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho cộng đồng, xã hội. |
Căn cứ khởi tố | Căn cứ vào Điều 143 BLTTHS 2015 Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ: – Tố giác của cá nhân; – Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; – Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; – Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; – Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; – Người phạm tội tự thú.
| Căn cứ vào Điều 179 BLTTHS 2015 Sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra vụ án. Từ đó, nếu có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị bị can. Quyết định khởi tố bị can phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra. |
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố | Có 04 cơ quan: – Cơ quan điều tra. – Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; – Viện kiểm sát; – Hội đồng xét xử.
| Có 03 cơ quan: – Cơ quan điều tra. – Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; – Viện kiểm sát.
|
Thời điểm khởi tố | Khi cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu tội phạm
| Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc một pháp nhân đã thực hiện hành vi vi phạm.
|
Ví dụ về khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can
Vào cuối năm 2021, có lẽ chúng ta vẫn chưa quên vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành dã man dẫn đến tử vong. Vụ án này đã gây phẫn nộ dư luận và mang tính đặc biệt nghiêm trọng.
Theo các nguồn tin của báo chí, VKSNT TP HCM đã phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm gia của công an cùng cấp đối với bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang (SN 1995, quê Gia Lai) về tội “Giết người” và “Hành hạ người khác”. Liên quan đến vụ án, VKSND TP HCM cũng đã phê chuẩn các quyết định của công an đối với bị can Nguyễn Kim Trung Thái (SN 1985, ngụ Quận 1, TP HCM) về tội “Hành hạ người khác” và “Che giấu tội phạm”.
Qua ví dụ trên các bạn chắc hẳn đã có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm khởi tố vụ án hình sự. Nếu bạn đọc cần tư vấn và giải đáp các vấn đề về khởi tố hay tố dụng. Vui lòng gửi câu hỏi về Luật Nguyễn Hưng qua email vplsnguyenhung@gmail.com. Hoặc liên hệ qua điện thoại: (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn trực tiếp.
Đánh giáTừ khóa » Ví Dụ Về Vụ án Hình Sự
-
Trường Hợp Nào được Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hoạt động Tố Tụng ...
-
Hành Vi Của Nguyễn Văn A Cùng đồng Phạm Phạm Tội Hủy Hoại Tài ...
-
Câu Chuyện Về Một Vụ án Hình Sự - Luật Minh Khuê
-
Những Bất Cập Trong Giải Quyết Vụ án Hình Sự Theo Thủ Tục Rút Gọn
-
Định Tội Danh Giữa Tội Giết Người Và Tội Cố ý Gây Thương Tích
-
Xét Hỏi Tại Phiên Tòa Hình Sự Sơ Thẩm - Những Vấn đề Lý Luận Và Thực ...
-
Những Bất Cập Về Giải Quyết Vụ án Hình Sự Theo Thủ Tục Rút Gọn
-
Một Số Vấn đề Về Chuyển Vụ án Hình Sự - Bài Viết
-
Quy định Giải Quyết Vấn đề Dân Sự Trong Vụ án Hình Sự
-
MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VỀ NHẬP VỤ ÁN HÌNH SỰ
-
Khi Nào Cơ Quan điều Tra Nhập Vụ án Hình Sự để điều Tra...
-
Việc Xác định Tư Cách Tố Tụng đối Với Một Người Bị Thiệt Hại Về Tài Sản ...
-
Số - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
-
Thời Hiệu Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự được Quy định Như Thế Nào?