Không Chủ Quan Chứng đau đầu ở Trẻ Em - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...

Không chủ quan chứng đau đầu ở trẻ em Ngày đăng 28/12/2019 | 14:32 | Lượt xem: 10627

Đau đầu là triệu chứng thường gặp, 10% số trẻ đến phòng khám thần kinh với lý do đau đầu, trong số đó 40% ở dưới 7 tuổi. Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác.

TIN LIÊN QUAN

ThS.BS Nguyễn Thị Hương - khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có những chia sẻ về nguyên nhân, chẩn đoán, giúp các bậc phụ huynh phân biệt và có cách xử trí kịp thời khi trẻ có biểu hiện đau đầu.

1. Nguyên nhân gây đau đầu

- Bệnh nhiễm trùng: Các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai và xoang là một số nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất ở trẻ em.

Nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não hoặc viêm não, cũng có thể gây đau đầu, nhưng thường đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, gáy cứng, nôn và rối loạn tri giác.

- Chấn thương đầu: Các vết sưng và bầm tím có thể gây đau đầu. Nếu con bạn ngã mạnh và bị va đập vùng đầu hoặc bị đánh mạnh vào đầu hãy cho con đi khám tại trung tâm y tế. Ngoài ra, liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau đầu của con bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bị chấn thương đầu.

- Yếu tố cảm xúc: Trẻ có thể bị căng thẳng và lo lắng khi gặp phải một số vấn đề với bạn bè, giáo viên hoặc phụ huynh. Sự căng thẳng có thể đóng một vai trò trong chứng đau đầu của trẻ em.

Trẻ bị trầm cảm có thể phàn nàn về những cơn đau đầu, đặc biệt nếu chúng gặp khó khăn khi nhận ra cảm giác buồn bã và cô đơn.

Khuynh hướng di truyền. Nhức đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu, có xu hướng di truyền trong các gia đình.

- Một số thực phẩm và đồ uống: Nitrat là một chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong các loại thịt được chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích có thể gây ra đau đầu. Ngoài ra, quá nhiều caffeine, một chất có trong soda, sôcôla, cà phê và trà có thể gây đau đầu.

- Vấn đề trong não: Hiếm gặp, một khối u não hoặc áp xe hoặc chảy máu trong não có thể chèn ép vào các khu vực của não, gây ra đau đầu mãn tính, tồi tệ hơn. Thông thường trong những trường hợp này, đau đầu thường kèm theo các triệu chứng khác như các vấn đề về thị giác, chóng mặt và thiếu phối hợp thậm chí là những cơn co giật.

2. Chẩn đoán đau đầu

Trẻ cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi ngay, để được:

- Khám sức khỏe và hỏi bệnh sử toàn diện

- Nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng nghiêm trọng có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não, chọc dò tủy sống hay các xét nghiệm khác để kiểm tra.

3. Cách xử trí khi trẻ đau đầu

- Đau đầu đáp ứng tốt nhất khi điều trị sớm.

- Khi con bị đau đầu, kiểm tra nhiệt độ cho bé.

- Nếu con bạn bị đau đầu do căng thẳng, hãy khuyến khích trẻ nằm xuống và thư giãn, với đầu hơi cao. Giảm những căng thẳng trong học tập cho con.

- Bồn tắm nước nóng hoặc vòi sen có thể giúp làm dịu cơn đau.

- Có thể đắp khăn ấm hoặc lạnh lên trán và hoặc cổ.

- Đối với trẻ bị đau nửa đầu, điều cần thiết là giảm thiểu sự kích thích cảm giác như: Tắt đèn trong phòng, đóng rèm cửa, yêu cầu các thành viên trong gia đình không làm ồn. Chườm lạnh có thể có ích nhưng không áp dụng chườm nóng vì có thể khiến cơn đau trở nên nặng hơn.

- Khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, tập thể dục và có một chế độ ăn khỏe mạnh, có thể xen kẽ các bữa ăn nhẹ.

- Dùng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ: acetaminophen hoặc ibuprofen.

Ngoài ra: Bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu trẻ ghi lại “nhật ký đau đầu” để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau đầu, bao gồm các thông tin sau:

- Đau đầu xảy ra khi nào?

- Kéo dài bao lâu?

- Con đang làm gì thì bị đau đầu?

- Đồ ăn của con ngày hôm đó là gì?

- Đêm hôm trước con ngủ được bao lâu?

- Điều gì khiến con thấy cơn đau giảm đi hay trầm trọng hơn?

4. Khi nào cần đưa con gặp bác sĩ

- Đau cả đầu/ đau nửa đầu đột ngột dữ dội

- Đau đầu đột ngột sau đó là các triệu chứng như: nôn, buồn nôn, méo miệng,…

- Đau đầu kèm theo sốt cao

- Đau đầu kèm theo khó di chuyển bàn chân bàn tay

- Đau đầu sau chấn thương vùng đầu

- Thường xuyên đau đầu

Hồng Vân

ad syt ad

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 283 Lượt truy cập trong tuần: 5448 Lượt truy cập trong tháng: 138509 Lượt truy cập trong năm: 2737181 Tổng số lượt truy cập: 46804569 Về đầu trang

Từ khóa » đau đỉnh đầu Và Sốt