Những Nguyên Nhân Phổ Biến Gây đau đầu Và Sốt - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Đau đầu và sốt là hai tình trạng thường đi chung với nhau và thường liên quan đến một số bệnh lý, chẳng hạn như cúm hoặc dị ứng. Đau đầu và sốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đôi khi, nó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh. Vậy đâu là những nguyên nhân gây đau đầu và sốt, đau đầu lạnh người, sốt cao rét run đau đầu? Mời bạn tham khảo bài viết của Hapacol sau.
Dị ứng
Nếu dị ứng với phấn hoa, bụi, lông động vật hoặc các tác nhân khác, bạn có thể bị đau đầu. Hai loại đau đầu có liên quan đến dị ứng gồm đau nửa đầu và đau đầu do viêm xoang.
Dị ứng có thể gây đau đầu do nghẹt mũi hoặc xoang. Điều này xảy ra khi một phản ứng dị ứng làm cho bạn bị viêm và sưng ở trong đường mũi.
Các triệu chứng đau đầu dị ứng có thể bao gồm:
- Đau và áp lực xung quanh xoang và mắt
- Đau nhói ở một bên đầu
Dị ứng thường không gây sốt. Tuy nhiên, chúng có thể khiến bạn dễ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến sốt và đau đầu nhiều hơn.
Cảm lạnh và cảm cúm
Cảm lạnh và cúm thường do virus gây ra. Nhiễm virus có thể khiến bạn bị đau đầu và sốt. Ngoài ra, những bệnh lý này cũng có thể làm cho các cơn đau nửa đầu và đau đầu từng cụm trở nên tồi tệ hơn.
Virus cảm lạnh và cúm có thể gây viêm, sưng và tích tụ dịch trong mũi và xoang, dẫn đến đau đầu lạnh người. Bạn cũng có thể có các triệu chứng cảm lạnh và cúm khác, chẳng hạn như:
- Sổ mũi
- Viêm họng, hoặc bị sốt cao đau họng
- Ớn lạnh
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Nôn
- Ăn mất ngon hoặc bị sốt cao mất vị giác
- Đau mắt
- Áp lực quanh mắt
- Nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng
Nhiễm vi khuẩn
Một số loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng trong phổi, đường thở, xoang mũi, thận, đường tiết niệu và các khu vực khác.
Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể xảy ra thông qua vết thương hoặc lỗ răng sâu. Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan khắp cơ thể. Điều này có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp.
Các triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn phụ thuộc vào khu vực của cơ thể, trong đó các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu và sốt. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng vi khuẩn trong phổi bao gồm:
- Ho
- Đờm
- Khó thở
- Ớn lạnh và run rẩy
- Đau ngực
- Đổ mồ hôi
- Mệt mỏi
- Đau cơ
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Bệnh phổ biến ở trẻ em nhiều hơn ở thanh thiếu niên và người lớn.
Nhiễm trùng tai có thể gây ra tích tụ dịch bên trong tai giữa, khiến trẻ bị áp lực, đau trong và xung quanh tai.
Nhiễm trùng tai có thể gây đau đầu và sốt. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn bị nhiễm trùng tai vì một số trường hợp có thể gây tổn thương lâu dài cho tai. Các triệu chứng nhiễm trùng tai bao gồm:
- Đau tai
- Sốt từ 37,8°C trở lên
- Ăn mất ngon hoặc sốt cao mất vị giác
- Cáu gắt
- Mất thăng bằng
- Khó ngủ
Viêm màng não
Đau đầu và sốt là một trong những triệu chứng đầu tiên của viêm màng não. Bệnh xảy ra khi nhiễm trùng tấn công lớp màng quanh não và tủy sống. Nhiễm trùng viêm màng não thường do virus, mặc dù đôi khi là do vi khuẩn và nấm gây ra.
Viêm màng não có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị y tế khẩn cấp. Các triệu chứng viêm màng não gồm:
- Sốt cao
- Đau đầu dữ dội
- Cứng cổ
- Buồn nôn
- Nôn
- Buồn ngủ
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Bơ phờ
- Khó thức dậy
- Chán ăn và khát nước
- Phát ban da
- Co giật
Sốc nhiệt
Sốc nhiệt còn được gọi là say nắng, xảy ra khi cơ thể quá nóng do phải ở một nơi rất nóng quá lâu. Tập thể dục quá nhiều trong thời tiết nóng cũng có thể dẫn đến sốc nhiệt.
Sốc nhiệt là một tình trạng khẩn cấp. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến tổn thương:
- Não
- Tim
- Thận
- Cơ bắp
Sốt từ 40°C trở lên là triệu chứng chính của sốc nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đau nhói đầu. Các triệu chứng khác của sốc nhiệt bao gồm:
- Buồn nôn
- Nôn
- Da ửng đỏ
- Da nóng, khô hoặc ẩm
- Thở nhanh, nông
- Nhịp tim nhanh
- Nhầm lẫn
- Nói lắp
- Mê sảng
- Co giật
- Ngất xỉu
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (RA) và các loại tình trạng viêm khác có thể gây đau đầu và sốt.
Khoảng 40% người bệnh cũng bị đau và có các triệu chứng khác ở:
- Mắt
- Phổi
- Tim
- Thận
- Dây thần kinh
- Mạch máu
Nếu mắc viêm khớp dạng thấp, bạn có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Một số loại thuốc để điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh tự miễn khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc đau đầu và sốt.
Nhiễm trùng, thuốc và căng thẳng do viêm khớp dạng thấp có thể gián tiếp gây sốt và đau đầu. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:
- Cứng khớp
- Đau đớn
- Sưng khớp
- Khớp ấm, mềm
- Mệt mỏi
- Ăn mất ngon hoặc bị sốt cao mất vị giác
Thuốc
Một số loại thuốc có thể gây đau đầu và sốt, bao gồm:
- Kháng sinh
- Thuốc giảm huyết áp
- Thuốc động kinh
Nếu uống quá nhiều thuốc giảm đau hoặc dùng quá thường xuyên, bạn cũng có thể bị đau đầu và các triệu chứng khác.
Nếu mắc đau đầu do lạm dụng thuốc, bạn cũng có thể bị:
- Buồn nôn
- Bồn chồn
- Cáu gắt
- Khó tập trung
- Vấn đề về trí nhớ
Vắc xin
Đau đầu và sốt có thể xảy ra sau khi trẻ chủng ngừa. Hầu hết các loại vắc xin có thể gây sốt nhẹ trong vòng 24 giờ và kéo dài từ 1-2 ngày.
Vắc xin MMR và thủy đậu có thể gây sốt từ 1-4 tuần sau khi tiêm. Trẻ có thể bị đau đầu và sốt vì cơ thể đang phản ứng với vắc-xin nhằm xây dựng khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.
Ung thư
Ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác có thể gây đau đầu và sốt. Trong các trường hợp khác, những thay đổi trong cơ thể do bệnh tật hoặc khối u có thể gây sốt. Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị cũng có thể gây sốt và đau đầu.
Các tác dụng phụ khác bao gồm buồn nôn, nôn và chán ăn. Điều này có thể gây mất nước và chán ăn. Những tác dụng này cũng có thể gây sốt và đau đầu cho người bệnh.
Các cách giúp giảm đau và hạ sốt
Điều trị đau đầu và sốt tùy thuộc vào nguyên nhân, chẳng hạn như nếu bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn có thể cần dùng kháng sinh.
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nghỉ ngơi và dùng thuốc không kê đơn cho các triệu chứng cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng và dị ứng:
- Thuốc giảm đau, như paracetamol (Hapacol)
- Thuốc giảm ho
- Thuốc thông mũi
- Thuốc kháng histamine
- Nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc corticosteroid
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa:
- Thuốc dị ứng
- Thuốc chống nấm
- Thuốc kháng virus
- Thuốc đau nửa đầu
Các biện pháp tại nhà cũng giúp giảm đau đầu và hạ sốt như:
- Nghỉ ngơi nhiều
- Uống nước ấm để làm loãng chất nhầy trong mũi và họng
- Chườm khăn mát lên trán
- Xông hơi
- Uống nước canh ấm hoặc súp gà
- Dùng tinh dầu khuynh diệp và dầu cây trà để thư giãn đầu óc
- Thoa dầu bạc hà lên thái dương
Nếu định dùng tinh dầu để giảm đau đầu và hạ sốt cho mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại tinh dầu không an toàn cho những đối tượng trên.
Nguồn tham khảo:
10 Causes of Headache and Fever and What to Do. https://www.healthline.com/health/headache-and-fever#prevention
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Từ khóa » đau đỉnh đầu Và Sốt
-
Đau đỉnh đầu Là Bệnh Gì Và Cách Khắc Phục - Hapacol
-
Đau ở đỉnh đầu Là Bị Làm Sao? - Vinmec
-
Triệu Chứng đau Vùng đỉnh đầu, Sau Tai, Thái Dương Kèm Sốt Cảnh ...
-
Đau đầu Sốt Là Biểu Hiện Của Những Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Đau Nửa đầu Trên đỉnh Cảnh Giác Bệnh Lý Nguy Hiểm | TCI Hospital
-
Sốt đau đầu Là Do đâu? 9 Nguyên Nhân Phổ Biến Và Cách Khắc Phục
-
Xử Trí đau đầu Và Sốt Hiệu Quả - Báo Thanh Niên
-
Đau đầu: Phân Loại, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | ACC
-
Đau đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Đau đầu Khi Bị Covid Và Những điều Bạn Nên Biết! - Medlatec
-
Đau đầu Sau Gáy: Biểu Hiện, đối Tượng Dễ Mắc Và 1 Số Thông Tin Liên ...
-
Tiếp Cận Bệnh Nhân đau đầu - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Thường Xuyên Bị đau đỉnh đầu Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - OTiV
-
Không Chủ Quan Chứng đau đầu ở Trẻ Em - Khám Chữa Bệnh, Phổ ...