Không Có Giấy Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Thì Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền?

Trả lời: Về câu hỏi quý khách hàng gửi về cho chúng tôi liên quan đến vấn đề:  Không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? chúng tôi xin được trả lời như sau. 

Để trả lời câu hỏi cần nắm rõ quy định về giấy an toàn thực phẩm là gì? Các đối tượng  phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành? khong-co-giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một văn bản có giá trị pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động, sản xuất chế biến thực phẩm, các dịch vụ ăn uống. Trong đó, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm bao gồm rất nhiều những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.

Cơ quan nào cấp chứng nhận Vệ sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)?

Trách nhiệm về quản lý vấn đề về vệ sinh An Toàn Thực Phẩm là của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, cùng với Bộ Công Thương.

Trong các Bộ này, có nhiều cơ quan các cấp chịu trách nhiệm cho các lĩnh vực khác nhau liên quan đến ATVSTP:

✅ Cục an toàn thực phẩm, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y Tế);

✅ Cục Thú y, Chi Cục Thú Y, Chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn);

✅ Vụ Khoa Học và Công Nghệ, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Trong phạm vi bài viết này, sẽ tránh việc liệt kê chi tiết mà tập trung vào phạm vi của Cơ sở Chế Biến, Kinh doanh Dịch vụ ăn uống (Nhà hàng, quán ăn uống, quán cà phê giải khát…)

👉 Các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống của Hộ Kinh Doanh sẽ được quản lý và cấp giấy ATVSTP bởi Phòng Y Tế cấp huyện/ thành phố.

👉 Các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống của Doanh Nghiệp sẽ được quản lý và cấp giấy ATVSTP bởi Sở Y Tế.

👉 Các cơ sở Sản xuất và Chăn nuôi Nông, Lâm, Thuỷ Sản sẽ được quản lý bởi Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

👉 Các cơ sở sản xuất bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa, dầu thực vật, bánh, kẹo… sẽ được quản lý bởi Bộ Công Thương.

Những đối tượng bắt buộc phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Về những đối tượng bắt buộc phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Chương V Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Bao gồm: Các Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp sau đây:

✅ Những cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, mang tính thủ công;

✅ Cơ sở Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

✅ Cơ sở Sơ chế nhỏ lẻ;

✅ Cơ sở Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

✅ Cơ sở Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, có nguồn gốc xuất xứ;

✅ Cơ sở Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

✅ Nhà hàng trong khách sạn – phục vụ cho khách sạn;

✅ Các Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

✅ Những hình thức Kinh doanh thức ăn đường phố;

✅ Những Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010 và quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

✅ Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật như trên.

✅ Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

✅ Đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật thì bị Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Nếu bạn còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc về vấn đề Không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền? thì hãy liên hệ ngay số Hotline của chúng tôi 0889.181.585 để được tư vấn cụ thể, và tư vấn ngay dịch vụ làm giấy an toàn thực phẩm nhanh nhất của chúng tôi.

Câu hỏi thường gặp

a) Giấy chứng nhận VSATTP là gì?

Giấy chứng nhận VSATTP là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp, chứng nhận rằng sản phẩm hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đáp ứng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.

b) Hậu quả của việc không có giấy chứng nhận VSATTP là gì?

Không có giấy chứng nhận VSATTP có thể dẫn đến việc bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính, bao gồm phạt tiền, đình chỉ hoạt động, và thậm chí là thu hồi giấy phép kinh doanh, tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

✅ Dịch vụ tư vấn giấy phép ATVSTP

⭕ Tối ưu chi phí

✅ Khi nào cần xin Giấy ATVSTP

⭕ Kinh doanh ăn uống, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm

✅ Phí dịch vụ⭕ 6.000.000 – 15.000.000 VNĐ
✅ Thời gian có giấy phép⭕ 15-20 ngày

Từ khóa » Phạt An Toàn Thực Phẩm