Một Số Thay đổi Trong Quy định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về An ...

Skip to Main Content

Một số thay đổi trong quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm - Cục Quản lý thị trường Hoà Bình

DetailController

Chính sách Một số thay đổi trong quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm

06/04/2022

Đọc bài viết Xem cỡ chữ Ngày 28 tháng 12 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Bên cạnh những quy định mới xử phạt về lĩnh vực y tế thì Nghị định 124/2022/NĐ-CP cũng có điều chỉnh trong xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

- Bổ sung thẩm quyền xử phạt của một số chức danh, phân định thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14) và phạm vi quản lý an toàn thực phẩm.

- Sửa đổi, bổ sung các vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn.

- Bổ sung quy định thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đảm bảo rõ trách nhiệm của người ra quyết định xử phạt và cơ quan quản lý trực tiếp sản phẩm/ nhóm thực phẩm.

- Tăng mức xử phạt một số vi phạm trong xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, sửa đổi, bổ sung một số hành vi mô tả rõ ràng hơn, cập nhật phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật ban hành một số hành vi, cụ thể là:

Nghị định 115/2018/NĐ-CP

Nghị định 124/2021/NĐ-CP

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này

Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.”

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

c) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:

“2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp tái phạm.”

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này.

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình In bài viết Gửi mail tới bạn Share Facebook Share Google+

Các tin khác

  • Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh
  • 5 trường hợp không được tham gia bán hàng đa cấp
  • Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra
  • Thẩm quyền của lực lượng QLTT trong xử phạt VPHC về lĩnh vực trồng trọt
  • Một số chính sách liên quan đến cán bộ, công chức có hiệu lực từ tháng 7 năm 2023

ViewElegalDocument

VĂN BẢN BAN HÀNH 1 (12/CT-BCT) Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 2 (41/CT-TTg) Chỉ thị về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi 3 (10/CT-BCT) Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hoá chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp 4 (135/QĐ-QLTTHB) Quyết định về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu: Sửa chữa khắc phục hậu quả Bão lũ Trụ sở Đội Quản lý thị trường số 4 (huyện Tân Lạc) thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà 5 (134/QĐ-QLTTHB) Quyết định về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu: Sửa chữa khắc phục hậu quả Bão lũ Trụ sở Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hoà Bình

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG Cục Quản lý thị trường Cục QLTT tỉnh An Giang Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh Cục QLTT tỉnh Bến Tre Cục QLTT tỉnh Bình Định Cục QLTT tỉnh Bình Dương Cục QLTT tỉnh Bình Phước Cục QLTT tỉnh Bình Thuận Cục QLTT tỉnh Cà Mau Cục QLTT tỉnh Cần Thơ Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk Cục QLTT tỉnh Đắk Nông Cục QLTT tỉnh Đồng Nai Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp Cục QLTT tỉnh Gia Lai Cục QLTT tỉnh Hà Nam Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh Cục QLTT tỉnh Hải Dương Cục QLTT tỉnh Hậu Giang Cục QLTT tỉnh Bắc Giang Cục QLTT tỉnh Hoà Bình Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà Cục QLTT tỉnh Kiên Giang Cục QLTT tỉnh Kon Tum Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng Cục QLTT tỉnh Long An Cục QLTT tỉnh Nghệ An Cục QLTT tỉnh Ninh Bình Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận Cục QLTT tỉnh Phú Thọ Cục QLTT tỉnh Phú Yên Cục QLTT tỉnh Hưng Yên Cục QLTT tỉnh Quảng Bình Cục QLTT tỉnh Quảng Nam Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh Cục QLTT tỉnh Quảng Trị Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh Cục QLTT TP. Hải Phòng Cục QLTT tỉnh Lai Châu Cục QLTT tỉnh Hà Giang Cục QLTT tỉnh Điện Biên Cục QLTT tỉnh Cao Bằng Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn Cục QLTT tỉnh Tiền Giang Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá Cục QLTT tỉnh Thái Bình Cục QLTT tỉnh Nam Định Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc Cục QLTT tỉnh BR - VT Cục QLTT TP. Đà Nẵng Cục QLTT TP. Hà Nội Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long Cục QLTT tỉnh Tây Ninh Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế Cục QLTT tỉnh Trà Vinh Cục QLTT tỉnh Yên Bái Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên Cục QLTT tỉnh Sơn La Cục QLTT tỉnh Lào Cai Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn Ẩn

Footer

Từ khóa » Phạt An Toàn Thực Phẩm