Không Có Tiêu đề
Có thể bạn quan tâm
Trạm Giang (Zhanjiang) là thành phố cảng biển phía tây nam tỉnh Quảng Đông, nằm ở cực nam đất nước Trung Quốc, ven bờ đông bắc bán đảo Lôi Châu, nơi giao nhau giữa tỉnh Quảng Đông, Hải Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Trạm Giang có tổng diện tích thành phố là 13.000 km2, với dân số 7,1 triệu người, là thành phố đông dân thứ hai của Quảng Đông. Đơn vị hành chính bao gồm 4 khu trung tâm là Xích Khảm, Hà Sơn, Pha Đầu, Ma Chương, 3 thành phố trực thuộc là Lôi Châu, Ngô Xuyên, Liêm Giang và 2 huyện Từ Văn, Toại Khê. Trạm Giang có 1 Khu Phát triển Kỹ thuật Kinh tế cấp quốc gia và 5 Khu Phát triển Kinh tế cấp tỉnh. Đây là một trong 14 thành phố ven biển mở cửa đầu tiên của Trung Quốc, thành phố cấp 1 nằm trong số 50 thành phố có nền kinh tế phát triển mạnh nhất ở Trung Quốc.
Vùng đất Trạm Giang đã có người sinh sống từ thời kỳ đồ đá mới cách đây 5.000 – 6.000 năm. Sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng chia cả nước thành 36 quận, đặt nơi này dưới sự quản lý của quận Tượng. Thời Hán, triều đình đặt huyện Từ Văn bao gồm cả bán đảo Lôi Châu dưới sự quản lý của quận Hợp Phố.
Từ Văn là một trong những cảng biển đầu tiên của “con đường tơ lụa trên biển” nổi tiếng. Từ sau đời Đường Tống, bán đảo Lôi Châu phát triển ngày càng mạnh mẽ. Từ năm 1899 đến năm 1943, Trạm Giang lúc đó có tên là Quảng Châu Loan, là tô giới của Pháp. Từ năm 1943 đến năm 1945, Nhật Bản chiếm Quảng Châu Loan. Năm 1945, Quảng Châu Loan trở về với Trung Quốc, đổi tên thành Trạm Giang.
Năm 2005, GDP của thành phố Trạm Giang theo ước tính đạt 65,79 tỷ USD, tăng hơn 12,1% so với năm ngoái, là mức tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 13,83 tỷ USD, tăng 4,4%; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 29,69 tỷ USD, tăng 15,3%; giá trị ngành dịch vụ đạt 22,27 tỷ USD, tăng 13,2%. Tính theo dân số thường trú, thu nhập bình quân đầu người đã hơn 1 vạn nhân dân tệ, đạt 10.600 nhân dân tệ/1 đầu người.
Cảng biển Trạm Giang kết hợp với hệ thống giao thông đường sông xuyên suốt Quảng Đông, Quảng Tây, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, đường bộ từ nội địa ra biển và ngược lại thành một hệ thống khép kín. Nghề đóng tàu, hàng hải phát triển mạnh cùng với sản xuất công nghiệp, thiết bị khoa học, hóa dầu… Trạm Giang nổi tiếng với du lịch biển, thu hút nhiều khách du lịch nhờ những dịch vụ lặn biển, đi tàu ngầm, thưởng ngoạn những cảnh đẹp của các đảo xa bờ. Cảng biển Trạm Giang, tuyến đường sắt Lê Trạm, sân bay Trạm Giang tạo ưu thế cho thành phố phát triển mạnh mẽ, trở thành cảng biển quan trọng phía nam Trung Quốc.
Với hệ thống giao thông đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không thuận tiện, Trạm Giang trở thành một cảng xuất nhập khẩu thông thương chủ yếu của vùng Tây Nam Trung Quốc, là cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Lãnh đạo thành phố:
Bí thư Thành ủy: Từ Thiếu Hoa.
Thị trưởng: Trần Diệu Quang.
(V.H., Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, ngày 11-5-2006)
Từ khóa » Các Cảng ở Quảng đông Trung Quốc
-
Vận Chuyển Hàng Từ Quảng Đông (Guangdong) Về Việt Nam Và Vận ...
-
VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ QUẢNG ĐÔNG (GUANGDONG) VỀ VIỆT ...
-
DANH SÁCH CẢNG BIỂN TRUNG QUỐC SEA PORTS - GOLDTRANS
-
Các Cảng Biển Chính Tại Trung Quốc - Indochinalines
-
DANH SÁCH CẢNG BIỂN TẠI TRUNG QUỐC (CHINA)
-
#1 DANH SÁCH CẢNG BIỂN LỚN TẠI TRUNG QUỐC (CHINA)
-
CÁC CẢNG BIỂN LỚN TẠI TRUNG QUỐC
-
Danh Sách Top 12 Cảng Biển Lớn Nhất Trung Quốc đại Lục
-
Trung Quốc Có Cảng Biển Không? Và Có Bao Nhiêu ... - SF Express
-
VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN TỪ TRUNG QUỐC VỀ VIỆT NAM
-
Sán Đầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đông Hoản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ngành Vận Tải Biển Toàn Cầu đối Mặt Với Nhiều Thách Thức - Chi Tiết Tin