Không Có Tinh Trùng - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Theo ThS.BS Lê Đăng Khoa - Trưởng bộ phận Nam học Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM, không có tinh trùng (tên gọi khác là vô tinh - Azoospermia) là thuật ngữ y tế dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần. Kết quả thống kê cho thấy, trong số các nam giới bị vô sinh có khoảng 10 - 15% trường hợp không có tinh trùng.
Bệnh thường chia thành 2 loại gồm: không có tinh trùng do tắc nghẽn và không có tinh trùng không do tắc nghẽn. Trong đó, tỷ lệ nam giới không tinh trùng không do tắc chiếm chủ yếu, đến 40% trường hợp.
Nguyên nhân
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân gây bệnh không có tinh trùng có liên quan trực tiếp đến 2 tình trạng do tắc nghẽn hoặc không tắc nghẽn.
Nguyên nhân không do tắc nghẽn:
Không có tinh trùng do các bệnh lý ở vùng dưới đồi - tuyến yên: Vùng dưới đồi – tuyến yên có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát nhịp sinh học, nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là giải phóng và ức chế các nội tiết tố của tuyến yên. Nếu vùng dưới đồi – tuyến yên bị tổn thương sẽ dẫn đến các rối loạn trong việc giải phóng các nội tiết tố như GnRH, gonadotrophin gây vô tinh.
Không có tinh trùng do vấn đề về di truyền gồm bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Down, Hội chứng Noonan...) hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể (như Hội chứng Kallmann, mất đoạn nhiễm sắc thể Y, nhiễm sắc thể Y có 2 tâm động...)
Không có tinh trùng do nguyên nhân từ tinh hoàn gồm không có tinh hoàn (Anorchia), tinh hoàn ẩn (tinh hoàn chưa tụt xuống bìu), Hội chứng Sertoli (tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng sống), ngừng sinh tinh (tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng trưởng thành hoàn toàn), teo tinh hoàn sau bệnh quai bị...
Nguyên nhân tắc nghẽn:
Nhóm nguyên nhân thứ hai là sự xuất hiện các bế tắc ở nhiều vị trí như ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh khiến cho tinh trùng bị nghẽn lại.
Triệu chứng
Theo bác sĩ Lê Đăng Khoa, người mắc bệnh không có tinh trùng có thể gặp bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí họ không biết mình bị bệnh cho đến khi nỗ lực thụ thai không thành công. Các dấu hiệu khác thường liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc tình trạng bất thường nhiễm sắc thể di truyền.
Nếu không, có thể dựa vào các triệu chứng sau đây:
- Ít có ham muốn tình dục.
- Rối loạn cương dương.
- Có khối u, sưng tấy hoặc khó chịu xung quanh tinh hoàn.
- Râu, lông ít hoặc không có.
Chẩn đoán
Bác sĩ Lê Đăng Khoa phân tích thêm, việc chẩn đoán tình trạng không có tinh trùng rất khó được phát hiện thông qua các triệu chứng bên ngoài. Do đó, để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ chủ yếu dựa vào các phương pháp xét nghiệm tinh dịch đồ.
Mẫu tinh dịch của nam giới sẽ được kiểm tra bằng máy ly tâm hoặc soi dưới kính hiển vi. Trong trường hợp thể tích tinh dịch ít, các bác sĩ phải tiến hành tìm thêm tinh trùng trong nước tiểu sau khi xuất tinh. Việc không có tinh trùng và tế bào mầm chưa trưởng thành trong tinh dịch gợi ý tình trạng tắc đường dẫn tinh hoàn toàn.
Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm:
- Thử các nội tiết tố sinh dục, đặc biệt testosterone.
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc siêu âm để kiểm tra hình dạng và các bất thường (nếu có) của các cơ quan sinh sản...
Phương pháp điều trị
Việc điều trị bệnh không có tinh trùng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, các bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp sau đây.
Điều trị nội khoa: Người bệnh không có tinh trùng do nguyên nhân suy tuyến yên (tức là nguyên nhân không do tắc nghẽn) có thể được điều trị bằng thuốc nội tiết. Các thuốc nội tiết bao gồm hormone kích thích tạo nang trứng (FSH), Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrazole và letrozole.
Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định: Việc can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng để giải quyết một số vấn đề của người bệnh gây không có tinh trùng do các nguyên nhân như:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh.
- Vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn.
- Vô tinh do bế tắc trong mào tinh.
- Ống dẫn tinh bị tắc.
- Mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh...
Ngoài ra, bác sĩ Lê Đăng Khoa cũng khuyến cáo người bệnh nên tuân thủ chỉ định dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng. Đặc biệt là xây dựng thói quen tái khám theo lịch hẹn để được theo dõi và ây dựng lối sống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, vận động phù hợp. Để phục vụ cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ Lê Đăng Khoa khuyên nên tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản như sau:
- Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA).
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA).
- Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE).
- Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (micro-TESE).
Nếu nguyên nhân của tình trạng không có tinh trùng xuất phát từ yếu tố di truyền và có thể truyền sang con cái, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh phân tích yếu tố di truyền của tinh trùng trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ thụ tinh.
Huyền My
Từ khóa » Tinh Dịch Khong Có Tinh Trùng
-
Không Có Tinh Trùng: Nguyên Nhân, Cách Chẩn đoán Và điều Trị
-
Vô Sinh Không Có Tinh Trùng - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Không Có Tinh Trùng Trong Tinh Dịch, Cần Phải Làm Gì?
-
Điều Trị Vô Sinh Khi Nam Giới Không Có Tinh Trùng
-
Điều Trị Vô Sinh Khi Nam Giới Không Có Tinh Trùng - IVF Hồng Ngọc
-
Nguyên Nhân, điều Trị Không Thấy Tinh Trùng Trong Tinh Dịch? | Vinmec
-
Không Có Tinh Trùng - Vô Sinh - Có Chữa Được Không?
-
Không Tinh Trùng
-
Hỏi đáp Bác Sĩ: Không Có Tinh Trùng Có Chữa được ... - Hello Bacsi
-
7 Nguyên Nhân Khiến Nam Giới Không Có Tinh Trùng - Hosrem
-
Nam Giới Không Có Tinh Trùng Có Thể Có Con được Hay Không?
-
Không Có Tinh Trùng Trong Tinh Dịch, Nam Giới Cần Phải Làm Gì?
-
Không Có Tinh Trùng Làm Sao để Có Con? - VnExpress Sức Khỏe
-
Đàn ông Không Tinh Trùng Liệu Có Thể Có Con? - Vitamin Cho Bà Bầu