Không để Xe ở Vỉa Hè Thì để ở đâu? - VOV Giao Thông
Thoạt nghe câu hỏi, có vẻ như người hỏi không hiểu về việc để xe ở vỉa hè, lòng đường là vi phạm quy định.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại thực tế xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, cũng như thiết kế của các toà nhà cao tầng, trụ sở văn phòng hiện nay đều cho thấy sự thiếu quan tâm đến việc xây dựng các bãi, hầm đỗ xe.
Bài liên quan Vỉa hè, lòng đường: Cán bộ được sử dụng, nhân dân thì không!?Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc chiếm dụng lòng đường vỉa hè diễn ra thường xuyên, phổ biến và kéo dài từ năm này qua năm khác…
Trên thực tế, chi phí dành cho việc xây dựng tầng hầm cho việc để phương tiện là rất lớn, thậm chí chiếm phân nửa kinh phí xây dựng của cả toà nhà.
Chính vì điều này, mà nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư đã “cố tình” cắt bỏ hạng mục này, hoặc xây cho có, không đủ sức chứa cho toàn bộ xe của cán bộ, nhân viên đơn vị.
Đây cũng là nguyên nhân khiến việc vỉa hè, lòng đường trước cổng các toà nhà bị chiếm dụng làm nơi để xe. Cùng với đó là sự cho phép “ngầm”, hoặc làm ngơ của chính quyền địa phương.
Ngang nhiên hơn nữa, có nhiều đơn vị thậm chí cho kẻ vạch sơn, dựng biển “sở hữu” luôn phần vỉa hè và lòng đường trước cổng trụ sở của mình. Như câu chuyện chính bản thân người viết đã từng chứng kiến sau đây:
Bữa nọ, có việc qua nhà anh bạn trên phố chơi. Nhà bạn mặt tiền phố lớn, xung quanh là các tòa nhà văn phòng cho thuê, sang trọng, lộng lẫy. Cẩn thận để xe sát vỉa hè trước cửa nhà bạn, chưa kịp xuống xe đã thấy có anh mặc đồng phục bảo vệ từ cửa ngân hàng bên cạnh nhà bạn vung vẩy cây gậy gỗ chạy ra yêu cầu di chuyển xe ra chỗ khác vì đây là chỗ đỗ xe của ngân hàng.
Khi được hỏi đơn vị nào cấp phép cho ngân hàng sử dụng lòng đường làm chỗ đỗ xe? Anh này gằn giọng vung gậy gỗ đòi hành hung và cương quyết khẳng định phạm vi lòng đường và vỉa hè thuộc quyền của ngân hàng nên nếu không phải khách của ngân hàng sẽ không được dừng đỗ xe (?).
Đem thắc mắc này tham khảo ý kiến Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, một vị lãnh đạo đơn vị này cho biết, các bãi trông giữ xe phải có biển cấp phép của Sở mới là hợp pháp, còn lại là vi phạm quy định pháp luật.
Vậy nhưng, trên thực tế có thể thấy rằng những trường hợp “chiếm dụng quyền sở hữu” vỉa hè, lòng đường của các tổ chức, cá nhân là khá phổ biến.
Không những vậy, ngay kể cả những phần vỉa hè không “thuộc sở hữu” theo kiểu… nhận vơ như kể trên thì việc các phương tiện chiếm dụng làm nơi đỗ xe là khá phổ biến ở khắp đường phố Thủ đô.
Thậm chí, nhiều chủ phương tiện không những để xe chiếm vỉa hè mà còn chặn luôn cả phần đường trên vỉa hè dành cho người khiếm thị đi lại?...
Chắc hẳn trong số chúng ta đã không ít lần đã bị các bà hàng nước chè đuổi thẳng cổ khi trót dừng xe dưới lòng đường, trước hàng nước của họ… dù chỉ vài phút.
Hầu như năm nào cũng thấy thành phố Hà Nội cho tu sửa lại vỉa hè. Năm sau đàng hoàng, to đẹp hơn năm trước, hết lát gạch lại đến lát đá tự nhiên. Và những tưởng, theo đúng luật, thì khách bộ hành là những người được hưởng lợi từ những công trình ấy!?
Vỉa hè sạch đẹp sẽ là niềm tự hào của người dân Thủ đô. Ai lại không muốn đi bộ trên hè phố sạch sẽ, thoáng mát cơ chứ?
Thế nhưng, liệu có mấy con phố có vỉa hè mà người đi bộ được tận hưởng cảm giác đi lại thoải mái? Hay lại phải mạo hiểm bước xuống lòng đường để cùng… tham gia giao thông với các phương tiện cơ giới?
Hay nếu có một người khiếm thị nào đó muốn đi trên vỉa hè, theo đúng phần đường dành cho mình, chắc hẳn cũng là một thử thách cực đại, nếu không muốn nói là bất khả thi…
Và thực tế là, như một chuyện hiển nhiên và được cả xã hội chấp nhận, ngay sau khi sửa sang, lát đá sạch sẽ xong, vỉa hè liền được “phân chia” cho các đơn vị sở hữu.
Chỗ rộng thì các đơn vị khai thác điểm đỗ xe “chiếm” làm bãi trông giữ xe máy, hay các công ty, cơ quan Nhà nước sử dụng làm nơi để ô tô, xe máy cho cán bộ nhân viên; Nơi nhỏ hẹp thì các hộ gia đình dọc phố sử dụng làm sân sinh hoạt riêng.
Cứ như thế, trở thành thói quen mặc nhiên của tất cả mọi người. Nên thực ra cũng dễ hiểu khi đọc những bài phản ánh vi phạm lòng đường vỉa hè của các chủ phương tiện tham gia giao thông, thì vẫn có người sẽ đặt câu hỏi:
Không cho để xe ở vỉa hè thì để ở đâu?
Từ khóa » để Xe Lòng đường Vỉa Hè
-
Lỗi đỗ Xe Máy Trên Vỉa Hè Bị Xử Phạt Bao Nhiêu? - Báo Lao Động
-
Quy định Về để Xe Trên Hè Phố? Mức Xử Phạt Khi ... - Luật Thiên Minh
-
Sử Dụng Vỉa Hè Và Lòng đường để Xe đạp, Xe Máy Bị Xử Phạt Như Thế ...
-
Quy định Về để Xe Trên Hè Phố? Mức Xử Phạt Khi ... - Luật Dương Gia
-
Sử Dụng Lòng đường, Vỉa Hè: Khi Nào Bị Xử Lý? - Thư Viện Pháp Luật
-
Điều Kiện Kinh Doanh Trông Giữ Xe ở Vỉa Hè - Thư Viện Pháp Luật
-
Mức Phạt Lỗi đỗ Xe ô Tô Trên Vỉa Hè Là Bao Nhiêu Theo Quy định?
-
Lỗi đỗ Xe Máy Trên Vỉa Hè Bị Xử Phạt Bao Nhiêu? - VinFast
-
Để Xe Chiếm Vỉa Hè, Phạt Khách Hay Chủ Quán?
-
Sử Dụng Lòng đường, Vỉa Hè Như Thế Nào Là đúng Quy định Của Pháp ...
-
Xe Máy đậu đỗ Xe ở Lòng đường - Phản ánh Hiện Trường
-
Quy định Nào Quy định Về Việc đỗ Xe Quay đầu Ra đường Trên Vỉa Hè?
-
Lỗi để Xe Lấn Chiếm Lề đường, Phạt Khách Hay Chủ Quán?
-
Lấn Chiếm Vỉa Hè, Lòng đường Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Tràn Lan “xẻ Thịt” Vỉa Hè, Chiếm Lòng đường Làm Nơi Trông Giữ, đỗ ô Tô
-
Vi Phạm Lỗi đỗ Xe Trên Vỉa Hè Phạt Bao Nhiêu Tiền? - OKXE
-
Lấn Chiếm Vỉa Hè để Làm Nơi Kinh Doanh Là Vi Phạm điều Gì?
-
TP Hồ Chí Minh: Xử Nghiêm Tình Trạng Chiếm Dụng Vỉa Hè Làm Bãi ...
-
Nhiều Hàng Quán Sử Dụng Vỉa Hè Lòng đường Làm Nơi đỗ Xe