Lấn Chiếm Vỉa Hè để Làm Nơi Kinh Doanh Là Vi Phạm điều Gì?
Trên đường đi làm về tôi thấy có rất nhiều người buôn bán trên vỉa hè, còn lấn chiếm ra lòng lề đường dẫn đến tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông rất nhiều? Như vậy, hành vi Lấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh là vi phạm pháp luật không? Nếu có thì mức xử phạt đối với hành vi trên bị xử lý như thế nào?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn hành vi lấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh là vi phạm pháp luật không? Lấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ 2008
Thực trạng và nguyên nhân lấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh.
Vỉa hè bị tận dụng thành nơi giữ xe, đặt biển hiệu quảng cáo, để bàn ghế hàng ăn, nước uống, bày bán các loại hàng hóa rau củ, hoa quả, tạp hóa…; lòng đường trở thành điểm kinh doanh của các xe đẩy, hàng rong và thành nơi đậu đỗ xe của người mua hàng. Chúng ta không thể không nhắc đến sự tiện lợi của việc mua bán trên vỉa hè, lòng đường khi chỉ cần dừng xe ở lề đường là có thể nhanh chóng lựa chọn và mua sắm ngay những nhu yếu phẩm cần thiết. Vì vậy việc buôn bán, kinh doanh ở vỉa hè, lòng đường, các chợ tự phát dường như trở thành hình ảnh quen thuộc và việc mua bán ở lòng, lề đường cũng dần trở thành một thói quen ăn sâu vào nếp sống sinh hoạt của người dân.
Có thể thấy sự quá tải về cơ sở hạ tầng, thiếu quy hoạch, kết nối đồng bộ giữa đường giao thông, vỉa hè với các khu vực xung quanh; sự thiếu ý thức của cả người mua lẫn người bán; chế tài pháp luật vẫn chưa thực sự đủ để răn đe… nên tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra thường xuyên, gây đau đầu các cơ quan quản lý đô thị cũng như lực lượng chức năng. Dù hầu hết người dân đều nhận thức được hành vi lấn chiếm lòng, lề đường là sai quy định nhưng họ vẫn cố tình xem thường pháp luật. Dù biết việc kinh doanh, buôn bán liên quan đến mưu sinh của người dân, nhưng vấn nạn này vẫn cần phải sớm khắc phục để trả lại bộ mặt cảnh quan cho đô thị.
Lấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh là vi phạm pháp luật không?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Lòng lề đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.”
Đồng thời theo khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.”
Như vậy, đối với hành vi buôn bán vỉa hè, khai thác lòng đường; vào những mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng và cản trở đến người; giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường. Lấn chiếm lòng lề đường là vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Lấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
Đồng thời tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.”
Như vậy đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. Đối với hành vi lấn sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
- Quy trình quản lý an toàn nhà thầu trong thi công xây dựng công trình
- Các biện pháp an toàn trên công trường xây dựng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Lấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quy định của pháp luật về vỉa hè và hành vi lấn chiếm vỉa hèLuật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (Khoản 1, Điều 36), nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định tại Khoản 1, Điều 35.
Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè?Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì Cảnh sát trật tự trong quy định về phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình được giao mà có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt thì sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm về việc lấn chiếm vỉa hè theo quy định tại Điều 12 Nghị định này trừ các hành vi dựng rạp, cổng ra vào, lều quán, các loại tường rào và công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trong khu vực đô thị tại các cầu vượt, gầm cầu vượt, hầm đường bộ, hầm dành cho người đi bộ.
Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè không?Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định và đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » để Xe Lòng đường Vỉa Hè
-
Lỗi đỗ Xe Máy Trên Vỉa Hè Bị Xử Phạt Bao Nhiêu? - Báo Lao Động
-
Quy định Về để Xe Trên Hè Phố? Mức Xử Phạt Khi ... - Luật Thiên Minh
-
Sử Dụng Vỉa Hè Và Lòng đường để Xe đạp, Xe Máy Bị Xử Phạt Như Thế ...
-
Không để Xe ở Vỉa Hè Thì để ở đâu? - VOV Giao Thông
-
Quy định Về để Xe Trên Hè Phố? Mức Xử Phạt Khi ... - Luật Dương Gia
-
Sử Dụng Lòng đường, Vỉa Hè: Khi Nào Bị Xử Lý? - Thư Viện Pháp Luật
-
Điều Kiện Kinh Doanh Trông Giữ Xe ở Vỉa Hè - Thư Viện Pháp Luật
-
Mức Phạt Lỗi đỗ Xe ô Tô Trên Vỉa Hè Là Bao Nhiêu Theo Quy định?
-
Lỗi đỗ Xe Máy Trên Vỉa Hè Bị Xử Phạt Bao Nhiêu? - VinFast
-
Để Xe Chiếm Vỉa Hè, Phạt Khách Hay Chủ Quán?
-
Sử Dụng Lòng đường, Vỉa Hè Như Thế Nào Là đúng Quy định Của Pháp ...
-
Xe Máy đậu đỗ Xe ở Lòng đường - Phản ánh Hiện Trường
-
Quy định Nào Quy định Về Việc đỗ Xe Quay đầu Ra đường Trên Vỉa Hè?
-
Lỗi để Xe Lấn Chiếm Lề đường, Phạt Khách Hay Chủ Quán?
-
Lấn Chiếm Vỉa Hè, Lòng đường Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Tràn Lan “xẻ Thịt” Vỉa Hè, Chiếm Lòng đường Làm Nơi Trông Giữ, đỗ ô Tô
-
Vi Phạm Lỗi đỗ Xe Trên Vỉa Hè Phạt Bao Nhiêu Tiền? - OKXE
-
TP Hồ Chí Minh: Xử Nghiêm Tình Trạng Chiếm Dụng Vỉa Hè Làm Bãi ...
-
Nhiều Hàng Quán Sử Dụng Vỉa Hè Lòng đường Làm Nơi đỗ Xe