Không Dùng Xi Măng Bón Lúa - Bình Điền – MeKong

Skip to content

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) vừa có Công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh vùng ĐBSCL về việc khuyến cáo người nông dân không dùng xi măng bón cho lúa. Công văn nêu, qua báo chí và kiểm tra xác minh của Chi cục BVTV tỉnh Đồng Tháp, đến nay có hai trường hợp nông dân sử dụng xi măng bón cho lúa, gồm một nông dân ở huyện Lai Vung và một ở huyện Lấp Vò, chưa phát hiện thêm trường hợp nào tương tự ở ĐBSCL. Đây là hiện tượng nông dân tự phát thực hiện, không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp và có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đất. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất. Xi măng không phải là phân bón, cũng không phải chất cải tạo đất, về cơ bản xi măng không có các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Khi xi măng vào đất sẽ ảnh hưởng xấu đến tính chất đất và sinh trưởng phát triển của cây trồng. Do vậy không được xử dụng xi măng bón cho lúa cũng như các cây trồng nông nghiệp.

Là nước sản xuất lúa gạo hàng hóa và xuất hiện gạo lớn trên thế giới, những tác động tiêu cực đến sản xuất lúa đều có thẻ gây bất lợi cho tinh hình sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ảnh hưởng thương hiệu lúa gạo nước ta. Bón phân theo nguyên tắc 4 đúng cùng với các biện pháp kỹ thuật áp dụng phổ biến trong canh tác lúa hiện nay như 1 giảm 5 giảm, canh tác theo VietGAP… là những kỹ thuật canh tác tiên tiến mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất cần khuyến cáo mạnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị lúa gạo Việt Nam. Do đó, trong công văn Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL tăng cường kiểm tra và giải thích cho người dân hiểu rõ về tác hại, khuyến cao người dân không dùng xi măng để bón cho lúa và các cây trồng khác.

Nguồn: Nguyên Huân – báo Nông nghiệp Việt Nam

Bài viết liên quan

  • Các nguyên tố dinh dưỡng quyết định năng suất, chất lượng nông sản29/10/2021 Các nguyên tố dinh dưỡng quyết định năng suất, chất lượng nông sản
  • Phòng trừ rệp sáp trên hồ tiêu mùa khô16/03/2017 Phòng trừ rệp sáp trên hồ tiêu mùa khô
  • Trồng Lan công nghệ cao, nhìn từ kinh nghiệm thành công của Thái Lan26/12/2016 Trồng Lan công nghệ cao, nhìn từ kinh nghiệm thành công của Thái Lan
  • Tưới nước tiết kiệm cho lúa10/11/2016 Tưới nước tiết kiệm cho lúa
  • Kỹ thuật bón phân cho hoa cảnh, cây cảnh10/11/2016 Kỹ thuật bón phân cho hoa cảnh, cây cảnh
  • Đối phó với biến đổi khí hậu09/11/2016 Đối phó với biến đổi khí hậu
BĐ–MK VỚI NHÀ NÔNG
Đặc tính chế phẩm 2 trong 1 kết hợp Pseudomonas & Trichoderma

Pseudomonas là một loài vi khuẩn bản địa đối kháng với tác nhân gây bệnh chết nhanh hồ tiêu, sầu riêng và cà phê được phân lập từ rễ cây hồ tiêu

xem thêm Hỏi đáp

Bình Điền – Mekong xin giải đáp các câu hỏi liên quan phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đầu trâu.

XEM THÊM
  • Giới thiệu
    • Tổng Quan
    • LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
    • CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
    • THÀNH TÍCH NỔI BẬT
  • Sản phẩm
    • PHÂN BÓN NPK
      • NPK – HOA, CÂY CẢNH
      • NPK CHUYÊN CÀ PHÊ – HỒ TIÊU
      • NPK CHUYÊN LÚA
      • NPK CHUYÊN CÂY ĂN TRÁI, RAU, ĐẬU
    • THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẦU TRÂU
      • THUỐC TRỪ CỎ
      • THUỐC TRỪ SÂU
      • THUỐC TRỪ BỆNH
      • THUỐC KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG
    • PHÂN BÓN HỮU CƠ ĐẦU TRÂU
      • HỮU CƠ KHOÁNG
      • HỮU CƠ VI SINH
      • HỮU CƠ SINH HỌC
    • PHÂN BÓN LÁ ĐẦU TRÂU
      • CHUYÊN HOA KIỂNG
      • CHUYÊN LÚA
      • CHUYÊN CÀ PHÊ – HỒ TIÊU
      • CHUYÊN CÂY ĂN TRÁI
      • CHUYÊN RAU – ĐẬU
  • Nhà nông
    • Thông tin nhà nông
    • BĐ-MK với nhà nông
    • Hỏi – Đáp
  • Truyền thông
    • TIN NỘI BỘ
    • TRUYỀN THÔNG
    • HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
  • Cổ Đông
Liên hệ
  • Hotline: 02837564041
  • Zalo: Bình Điền - Mekong

Từ khóa » Xi Măng Cho Lúa