'Không Nên Chủ Quan Khi Ngạt Mũi Kéo Dài' - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
- Thưa giáo sư, vì sao vào thời điểm giao mùa, nhất là vào mùa lạnh, bệnh ngạt mũi, viêm mũi, sổ mũi, viêm xoang lại tăng mạnh?
- Giao mùa là thời điểm có sự thay đổi đột ngột về thời tiết. Lúc này, cơ thể con người chưa kịp thích ứng, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Thông thường, vi khuẩn gây bệnh thường sống ở mũi, họng, vật dụng gia đình như quần áo, chăn, chiếu..., gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như trời trở lạnh, nơi ở ẩm thấp, cơ thể suy dinh dưỡng thì chúng gây bệnh. Theo thống kê, trong quá trình hít không khí qua mũi để thở, mỗi ngày người hít khoảng 10.000 vi sinh vật. Cho nên, cứ đến mùa lạnh, các bệnh viêm nhiễm cấp đường hô hấp lại tăng lên, tỷ lệ tử vong ước tính 3 triệu trẻ dưới 5 tuổi.
Chất lượng không khí của chúng ta đang có vấn đề, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Mỗi ngày, các bệnh viện tai mũi họng tuyến trung ương đón gần 1.000 người đến khám, trong đó có một nửa số ca bị viêm xoang, viêm mũi và hầu hết được chẩn đoán do hít khói bụi.
- Ngạt mũi, sổ mũi gây nguy hiểm như thế nào?
- Hốc mũi có chức năng lưu thông không khí, ngoài ra còn có chức năng lọc sạch, làm ấm và làm ẩm không khí. Như thế, vào mùa lạnh, khi không khí bên ngoài khô và lạnh, có nhiều bụi bẩn, sau khi được hít vào, đi qua hốc mũi, không khí vào phổi sẽ trở nên sạch sẽ, ấp áp và đủ độ ẩm, không làm phổi bị viêm nhiễm.
Trong trường hợp hốc mũi bị tắc, không thể thở qua mũi mà phải thở bằng đường miệng, khí thở sẽ không được lọc sạch, không được làm ấm, làm ẩm, do vậy dễ gây ra viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí phế quản và viêm phổi. Hơn nữa, mũi không thông còn ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, hiệu suất làm việc, giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh viêm mũi họng liên quan chặt chẽ với viêm tai giữa, viêm xoang, bệnh nhiễm khuẩn đường thở, có ảnh hưởng đặc biệt tới bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Do đó, chúng ta không nên coi thường khi ngạt mũi kéo dài, cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân.
- Bác sĩ vừa nhắc đến ô nhiễm không khí và thời tiết giao mùa gây nên bệnh viêm mũi. Còn với những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thì sao?
- Bệnh dị ứng là bệnh có tính chất toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển, chỉ đứng sau các bệnh tim mạch và ung thư. Tỷ lệ mắc bệnh trong dân là 15-20%. Bệnh đang có chiều hướng gia tăng ở các nước phát triển do sự phát triển công nghiệp và ô nhiễm môi trường, do niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh (dị nguyên). Ở Việt Nam, tỷ lệ này là 16%, tức chúng ta có khoảng 14 triệu người mắc bệnh viêm mũi dị ứng, với các triệu chứng như ngứa mũi, chảy mũi, hắt hơi, ngạt mũi... Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng đã làm giảm chất lượng cuộc sống và chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng.
- Xin bác sĩ cho biết các bệnh như sổ mũi, viêm mũi và viêm mũi dị ứng có thể phòng ngừa như thế nào?
- Mọi người, nhất là với trẻ nhỏ, cần ăn uống đủ chất để nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng nhằm ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chúng ta nên giữ nơi ở thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh gió lùa, mùa lạnh cần mắc ấm khi ra khỏi nhà.
Khi phương tiện chính đi lại vẫn là xe máy thì chúng ta cần đeo khẩu trang khi ra đường, cần thường xuyên xịt nước biển sâu để làm sạch niêm mạc mũi họng. Nước biển sâu với vòi xịt phun sương có chứa khuynh diệp và bạc hà sẽ giúp phân tán những hạt mịn giàu khoáng chất đi sâu rộng vào khoang mũi, giúp sát khuẩn mũi họng, loại bỏ bụi bẩn, dị nguyên và vi khuẩn. Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh cần làm sạch chất nhầy trong mũi với nước biển sâu, điều đó giúp làm long đờm, giảm ho, sát khuẩn và giảm phù nề đường hô hấp. Tôi vẫn khuyên bệnh nhân của mình nên rửa mũi nhiều lần trong ngày, từ 6-8 lần mỗi ngày khi có thể.
Ngọc Bích
Từ khóa » Sụt Sịt Mũi Kéo Dài
-
Chảy Nước Mũi Kéo Dài Báo Hiệu Bệnh Gì? - Thông Xoang Tán
-
Nghẹt Mũi Kéo Dài - Nguyên Nhân Và Cách Trị
-
Viêm Mũi Dị ứng: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Tại Sao Nghẹt Mũi Thường Có Xu Hướng Nặng Hơn Khi Về đêm?
-
Vì Sao Trẻ Bị Nghẹt Mũi Kéo Dài? | Vinmec
-
Nghẹt Mũi Khó Thở Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
-
Ngạt Mũi Và Chảy Mũi - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Cẩm Nang MSD
-
Chảy Nước Mũi Liên Tục Sụt Sịt Thường Xuyên: 12 Lý Do đáng Ngạc Nhiên
-
7 Cách Trị Sổ Mũi Tại Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả Bất Ngờ, Bạn đã Biết ...
-
Trẻ Bị Sổ Mũi Kéo Dài, Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ đúng Cách | Jio Health
-
Trẻ Ngạt Mũi Về đêm: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa!
-
Sổ Mũi Quanh Năm - Tuổi Trẻ Online
-
Hắt Hơi Sổ Mũi ở Mẹ Bầu: Làm Sao Mới An Toàn? | Hapacol
-
Đừng Coi Thường Cơn Ho, Sổ Mũi Kéo Dài! - Báo Người Lao động