Trẻ Ngạt Mũi Về đêm: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa!

1. Trẻ bị ngạt mũi về đêm là như thế nào?

Trẻ bị ngạt mũi về đêm là tình trạng xảy ra rất phổ biến khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết. Bệnh lý là xuất hiện các dịch nhầy, khiến mô mũi sưng lên và gây tắc nghẽn ở khoang mũi. Điều này làm trẻ thấy khó thở hơn so với bình thường.

Đặc biệt, khi tình trạng ngạt mũi xảy ra về đêm càng khiến trẻ khó chịu hơn khi thở. Đôi khi phải thở bằng miệng.

Trẻ dễ bị ngạt mũi về đêm khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết

Trẻ dễ bị ngạt mũi về đêm khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết

2. Nguyên nhân khiến trẻ ngạt mũi về đêm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ ngạt mũi về đêm, có thể kể đến như:

  • Sự thay đổi của thời tiết: làm trẻ nhỏ bị cảm lạnh, sổ mũi khiến nghẹt mũi trở nên dễ dàng hơn.

  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, dị ứng,…

  • Mọc răng ở trẻ có thể khiến cho dịch ở khoang miệng tiết ra nhiều hơn, chảy xuống mũi họng, gây viêm nhiễm và làm tình trạng nghẹt mũi xảy ra.

  • Trẻ bị ngạt mũi về đêm do nhiễm vi khuẩn, virus. Lúc này, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như ho, sốt, đau họng,…

  • Thay đổi môi trường sống khiến trẻ chưa thích ứng quen cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ngạt mũi xảy ra.

  • Các yếu tố kích thích khác: khói bụi, thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hóa chất,…

3. Cách xử lý và chăm sóc khi trẻ nhỏ bị ngạt mũi về đêm

Trẻ ngạt mũi về đêm thường hay quấy khóc, mất ngủ chán ăn, bỏ ăn, mệt mỏi,... Điều này làm nhiều bố mẹ thực sự lo lắng nhưng lại không biết cách xử lý ra sao. Dưới đây là những gợi ý về cách chăm sóc khi trẻ bị ngạt mũi về đêm mà bố mẹ nên tham khảo và áp dụng cho bé. Gồm có:

Hút dịch mũi cho trẻ

Với trẻ trên hai tuổi, khi trẻ ngạt mũi về đêm, bố mẹ có thể thực hiện hút dịch mũi để giảm tình trạng ngạt khoang mũi và giúp trẻ thoải mái hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Nhỏ khoảng 1 - 2 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi của trẻ.

  • Vài phút sau đó dùng dụng cụ hút mũi dành cho trẻ nhỏ, luồn nhẹ vào bên trong và hút dịch mũi ra.

  • Lấy khăn mỏng lau sạch mũi của trẻ để tránh dịch nhầy dính bẩn ra bên ngoài.

 Hút dịch mũi là giải pháp giúp khoang mũi trở nên thông thoáng hơn mà bố mẹ có thể thực hiện

Hút dịch mũi là giải pháp giúp khoang mũi trở nên thông thoáng hơn mà bố mẹ có thể thực hiện

Xông hơi mũi

Phương pháp này thường áp dụng với trẻ nhỏ trên 3 tuổi và bị ngạt mũi thường xuyên. Để giảm các cảm giác khó thở, khó chịu cho bé, bố mẹ nên xông hơi mũi bằng nước ấm để dịch nhầy loãng ra và khoang mũi thoáng hơn.

Khi xông mũi, bố mẹ có thể cho thêm một chút gừng thái lát mỏng hoặc dầu khuynh diệp ( 2 - 3 giọt) để làm tăng hiệu quả của phương pháp.

Massage hoặc day nhẹ cánh mũi

Day nhẹ cánh mũi là một trong những tuyệt chiêu mà bố mẹ có thể áp dụng để giảm nhẹ các triệu chứng khi trẻ ngạt mũi về đêm. Với phương pháp này, mẹ nên dùng 2 ngón áp út hoặc ngón trỏ nhẹ nhàng day - vuốt dọc lấy cánh mũi.

Động tác này giúp sống mũi trẻ nóng lên, khiến khoang mũi được lưu thông và làm trẻ dễ thở hơn. Trẻ được thực hiện động tác này nhiều lần sẽ dễ chìm vào giấc ngủ.

Thay đổi tư thế ngủ của trẻ

Nghẹt mũi về đêm thường khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thậm chí là mất ngủ kéo dài. Để khắc phục vấn đề này, mẹ nên thay đổi tư thế ngủ cho bé bằng cách kê một phần vai của trẻ lên gối. Sự thay đổi này sẽ giúp trẻ thoải mái và dễ thở nên. Mẹ cũng có thể để bé nằm nghiêng về một phía.

Khi trẻ bị khó ngủ do ngạt mũi, bố mẹ nên thay đổi các tư thế ngủ để trẻ cảm thấy thoải mái hơn

Khi trẻ bị khó ngủ do ngạt mũi, bố mẹ nên thay đổi các tư thế ngủ để trẻ cảm thấy thoải mái hơn

Chườm nóng

Khi trẻ ngạt mũi về đêm, bố mẹ có thể sử dụng khăn ấm và chườm lên tai. Lý giải cho cách thực hiện này là do ở tai sẽ có chứa các dây thần kinh giúp lưu thông máu ở mũi. Với nhiệt độ và hơi ấm hợp lý, huyết quản sẽ giãn ra và làm khoang mũi thoáng hơn. Cách thực hiện này chắc chắn sẽ khiến trẻ thoải mái về dễ ngủ hơn.

Làm ấm cơ thể trẻ

Giữ và làm ấm cho cơ thể trẻ sẽ giúp tình trạng sổ mũi, ngạt mũi hạn chế đáng kể. Đặc biệt, trẻ sẽ giảm bớt các nguy cơ gặp phải các bệnh lý về đường hô hấp.

Cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ ngạt mũi về đem thường phải thở bằng mồm với tần suất cao. Do đó, bố mẹ nên bổ sung nhiều nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước và bổ sung điện giải kịp thời. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp tăng cường các quá trình trao đổi chất và làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi.

Bố mẹ nên ưu tiên cho bé sử dụng các loại nước ép từ trái cây và rau xanh để bổ sung đề kháng và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bố mẹ nên cho trẻ bị ngạt mũi uống nhiều nước hơn mỗi ngày

Bố mẹ nên cho trẻ bị ngạt mũi uống nhiều nước hơn mỗi ngày

4. Biện pháp phòng ngừa ngạt mũi ở trẻ

Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng ngạt mũi xuất hiện ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên chú ý tới các vấn đề sau:

  • Thường xuyên vệ sinh không gian nhà ở. Đảm bảo không khí được thoáng mát và sạch sẽ nhất có thể.

  • Tránh sự tiếp xúc trực tiếp của trẻ với thú cưng, các đồ vật có dạng long nhỏ. Điều này có thể khiến trẻ dễ bị viêm mũi hay dị ứng nhiều hơn.

  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh, làm sạch mũi cho trẻ.

  • Với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn để tăng sức đề kháng và bổ sung nước cho trẻ.

  • Giữ ấm cơ thể cho bé. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hay trở lạnh. Có thể làm ấm cho phòng của trẻ.

Giữ ấm cơ thể cho bé trong lúc ngủ là cách phòng ngừa ngạt mũi về đêm hiệu quả với trẻ nhỏ

Giữ ấm cơ thể cho bé trong lúc ngủ là cách phòng ngừa ngạt mũi về đêm hiệu quả với trẻ nhỏ

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về tình trạng trẻ ngạt mũi về đêm mà MEDLATEC muốn chia sẻ với bạn đọc. Mong rằng với những gợi ý về cách xử lý và phòng ngừa nói trên có thể giúp bố mẹ yên tâm hơi khi trẻ gặp phải tình trạng này.

Đến đây, nếu cần có thêm sự tư vấn hoặc có nhu cầu đặt dịch vụ thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho bé, bạn có thể liên hệ với MEDLATEC theo Hotline 1900.56.56.56. MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ và phục vụ quý khách!

Từ khóa » Sụt Sịt Mũi Kéo Dài