'Không Nên Khắt Khe Với Phiên âm Tên Nước Ngoài' - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện phiên âm tên riêng, danh từ riêng nước ngoài đã được bàn tán nhiều. Trong số đó, tôi có thấy bài viết "Tôi vò đầu vì không biết 'Clốt Béc-na' trong SGK là ai". Và hôm nay, đọc bài Phiên âm tên nước ngoài - thuận tiện hay cản trở học sinh? Tôi thấy có một số vấn đề đang gây nhầm lẫn.
Thứ nhất, các danh từ riêng như tên địa danh, tên các nhà khoa học trong sách giáo khoa (SGK) đâu chỉ xuất phát mỗi ở nước Anh? Tại sao phải lấy tiếng Anh làm chuẩn rồi bắt người Việt phải đọc theo?
Lấy ví dụ như Claude Bernard đọc theo phiên âm trong sách giáo khoa là Clốt Béc-na. Ông ta là người Pháp nên mới có phiên âm như vậy, nếu phát âm theo tiếng Anh thì sẽ khác. Tương tự như thủ đô nước Nga (tiếng Anh: Russia) tại sao không dùng từ gốc là "Москва" mà nhiều người lại viết là Moskva.
Thứ hai, đừng đứng trên suy nghĩ của người lớn rồi suy diễn và áp đặt cho trẻ con. Sở dĩ sách giáo khoa phải phiên âm Moskva thành Mát-xcơ-va vì đơn giản là để cho trẻ dễ phát âm, dễ đọc theo tiếng Việt. Trọng tâm của các bài học có dính dáng đến phiên âm không phải là phát âm hay đọc tiếng nước ngoài cho đúng chuẩn.
Thứ ba, một số bạn nói nếu dùng phiên âm như hiện tại sẽ gây khó cho việc tra cứu thông tin. Tôi thấy không thuyết phục. Một số nước dùng chữ tượng hình như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc họ còn phiên âm tên nước ngoài dữ dội hơn ta nhiều. Nhưng khoa học, kỹ thuật của họ vẫn phát triển. Tức là nếu ai muốn tìm tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải tự cập nhật kiến thức.
Thứ tư, một số bạn nói rằng internet phát triển, nhiều người biết tiếng Anh... nên cách phiên âm theo SGK đã lạc hậu. Tôi cho rằng, trong thời gian học online vừa qua, có rất nhiều em học sinh ở vùng sâu, nông thôn, thậm chí ở thành phố còn thiếu thiết bị máy tính, điện thoại... có nghĩa là không phải ai cũng đủ điều kiện tra cứu. Hơn nữa, chỉ học sinh ở thành phố mới có điều kiện học tiếng Anh nhiều, còn học sinh ở nông thôn thì sao?
Thứ năm, nhiều bạn đòi dùng từ gốc cho đúng chuẩn không cần phiên âm. Nhưng bản thân "tiếng Anh", "Pháp", "Bồ Đào Nha", "Tây Ban Nha"... cũng chỉ là những từ phiên âm qua hệ thống từ Hán - Việt, chúng ta dùng lâu, thường xuyên nên dễ chấp nhận hơn mà thôi.
Nếu quá khắt khe với việc phiên âm trong SKG thì phải dùng "English", "France" mới đúng chuẩn "từ gốc" như nhiều người nghĩ.
Nguyên Dũng
*Quan điểm của bạn thế nào?
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.
- Nỗi khổ 'giỏi ngữ pháp, kém giao tiếp' tiếng Anh
- Nguồn cơn xung đột 'book - đặt vé'
- Đừng học tiếng Anh vì áp lực xã hội
- Ám ảnh tiếng Anh của học sinh 'trường làng'
- Nói 'chêm' tiếng Anh vì không có từ tiếng Việt tương ứng?
Từ khóa » Khắt Khe Trong Tiếng Anh
-
Khắt Khe - Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh, Ví Dụ | Glosbe
-
Khắt Khe In English - Glosbe Dictionary
-
KHẮT KHE - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Khắt Khe Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Các Mẫu Câu Có Từ 'khắt Khe' Trong Tiếng Việt được Dịch ...
-
KHẮT KHE Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
YÊU CẦU KHẮT KHE Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
Từ điển Việt Anh "khắt Khe" - Là Gì?
-
Khắt Khe: Trong Tiếng Anh, Bản Dịch, Nghĩa, Từ đồng ... - OpenTran
-
Nổi Tiếng Không Nhờ Ngoại Hình: Liệu Cộng đồng Có đang Quá Khắt ...
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'khắt Khe' Trong Từ điển Lạc Việt
-
Khắt Khe Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Demanding | Vietnamese Translation - Tiếng Việt để Dịch Tiếng Anh
-
Bí Quyết đáp ứng Các Yêu Cầu Khắt Khe Của Nền Giáo Dục Anh Quốc