Không Phạm Lỗi, Bị Giữ Xe ô Tô 2 Tháng Chưa Trả - VietNamNet

 - Ngày 13/02/2018 khi đang tham gia giao thông bằng ô tô, tôi bị một xe máy vượt đèn đỏ đâm vào khi đang dừng đỗ theo đúng luật. Hậu quả người lái xe máy bị thương nhẹ.

Em trai không đồng ý, khó lòng chia đất theo di chúc Cảnh sát 113 có quyền kiểm tra giấy tờ xe? Không nhận được biên bản nhưng vẫn bị tạm giữ xe 7 ngày

Công an đến lập biên bản tạm giữ hai xe, xe máy không có biển số hay giấy tờ xe, bằng lái xe. Tôi cung cấp đầy đủ giấy tờ của mình. Hai bên thỏa thuận không kiện cáo, nhưng đến nay đã hơn 2 tháng tôi vẫn bị tạm giữ xe. Vậy việc xe tôi bị giữ 2 tháng như vậy có đúng luật không? Tôi phải làm gì để đòi xe của mình về?

{keywords}
Ảnh minh họa

Đối với các hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội mà sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Theo thông tin bạn cung cấp nếu không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ xử phạt hành chính.

Về thời hạn tạm giữ hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Luật xử lý vi phạm hành chính tại Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Căn cứ theo quy định trên, việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản. Bạn liên hệ với cơ quan đã ra quyết định tạm giữ để được giải quyết.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Không sang tên xe, vi phạm giao thông vẫn bị phạt như chính chủ

Không sang tên xe, vi phạm giao thông vẫn bị phạt như chính chủ

Tôi không muốn làm thủ tục sang tên vì mất thời gian, người bán lại vội đi nước ngoài. Vậy nếu giờ tôi vi phạm giao thông, CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ thì giấy đăng ký xe của người chủ cũ có được coi là hợp pháp không?

Ngã xe khâu 21 mũi vẫn bị xử phạt vi phạm luật giao thông

Ngã xe khâu 21 mũi vẫn bị xử phạt vi phạm luật giao thông

Hôm trước trên đường đi làm về, khi đang điều khiển xe máy thì vợ tôi xảy ra va chạm với một xe ô tô con, do chiếc xe đó chuyển làn đường không xi nhan. Vợ tôi không kịp xử lý đã đâm trực diện vào đuôi xe đó.

Người đi bộ ngơ ngác vì bị xử phạt giao thông

Người đi bộ ngơ ngác vì bị xử phạt giao thông

Nhiều người đi bộ vô tình mắc phải các lỗi giao thông mà không biết, dẫn đến bị xử phạt giao thông.

Từ khóa » Những Lỗi Nào Bị Tạm Giữ Xe Máy