Tổng Hợp Những Lỗi Vi Phạm Bị Tạm Giữ Xe Theo Quy định Mới Nhất ...
Có thể bạn quan tâm
Những lỗi vi phạm bị tạm giữ xe theo quy định mới nhất năm 2020 gồm những lỗi nào? Việc tạm giữ xe được thực hiện trong thời hạn bao lâu? Cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Những lỗi vi phạm bị tạm giữ xe theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính
Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định việc Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết, cụ thể trong 3 trường hợp sau:
– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định về Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
+ Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý:
– Việc tạm giữ tang vật, phương tiện theo quy định nêu trên phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
– Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
+ Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.
+ Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
+ Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.
Những lỗi vi phạm bị tạm giữ xe ngay theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Điều 82 Nghị định 100/2019 quy định các trường hợp Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm. Theo đó, Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm dưới đây:
Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
– Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
– Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng
– Điều khiển xe không gắn biển số
– Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng
– Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
– Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp
– Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe
– Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên
– Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép.
Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị và gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh và gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định và gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
– Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng
– Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện ( không đủ độ tuổi, sức khoẻ và không có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp) điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
– Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
– Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
– Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.
Trên đây là nội dung Những lỗi vi phạm bị tạm giữ xe theo quy định mới nhất năm 2020 Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Uống rượu, bia lái xe bị phạt bao nhiêu? theo Nghị định mới nhất 2020
Dùng điện thoại khi lái xe bị phạt bao nhiêu? theo quy định mới nhất
Từ khóa » Những Lỗi Nào Bị Tạm Giữ Xe Máy
-
Những Lỗi Vi Phạm Bị Tạm Giữ Xe Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP
-
Vi Phạm Trong Trường Hợp Nào Bị Tạm Giữ Xe Máy? - LuatVietnam
-
Những Lỗi Nào Thì Bị Giữ Xe Máy? - Luật ACC
-
Những Lỗi Vi Phạm Giao Thông Khiến Xe Máy Bị Tạm Giữ - Báo Lao động
-
Những Lỗi Vi Phạm Giao Thông Có Thể Bị Tạm Giữ Xe Năm 2022
-
Các Lỗi Vi Phạm Giao Thông Bị Tạm Giữ Phương Tiện, Giấy Tờ ?
-
Những Lỗi Vi Phạm Giao Thông Bị Tạm Giữ Xe Năm 2021 - VinFast
-
Những Lỗi Vi Phạm Bị Cảnh Sát Giao Thông Giữ Xe đến 07 Ngày
-
Lỗi Giao Thông Bị Giữ Xe 2021
-
Những Lỗi Vi Phạm Giao Thông Bị Tạm Giữ Xe - Tỉnh ủy Thái Nguyên
-
Một Số Lỗi Vi Phạm Giao Thông Có Thể Bị Tạm Giữ Xe Ngay
-
Không Phạm Lỗi, Bị Giữ Xe ô Tô 2 Tháng Chưa Trả - VietNamNet
-
Tất Cả Các Lỗi Vi Phạm Giao Thông Đều Có Thể Bị Giam Xe | TVPL
-
Lỗi Vi Phạm Nào Bị Tạm Giữ Xe? Mức Phí Trông Giữ ... - Luật Dương Gia