Khớp Cắn Chuẩn Là Như Thế Nào? Làm Sao để Có Khớp Cắn Răng ...

Khớp cắn chuẩn là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong ngành nha khoa nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của nó. Theo đó, thuật ngữ trên đề cập đến mối quan hệ giữa hàm răng trên và dưới khi chúng kết hợp lại trong quá trình nhai, nói… Vậy nên, vai trò của một khớp cắn đạt chuẩn là điều rất quan trọng.

  • 1. Khớp cắn chuẩn là gì
  • 2. Cách xác định khớp cắn chuẩn
    • 2.1. Xương quai hàm hài hòa với khuôn mặt
    • 2.2. Hai hàm răng cần phải cắn khít nhau
    • 2.3. Trục đối xứng chuẩn
    • 2.4. Gương mặt tỷ lệ vàng
  • 3. Tầm quan trọng của khớp cắn chuẩn trong sức khỏe răng miệng
  • 4. Nguyên nhân dẫn đến bị lệch khớp cắn
  • 5. Các dạng khớp cắn không chuẩn thường gặp nhất
    • 5.1. Khớp cắn ngược
    • 5.2. Khớp cắn sâu
    • 5.3. Khớp cắn chéo
    • 5.4. Khớp cắn hở
    • 5.5. Khớp cắn đối đầu
  • 6. Phương pháp điều trị khớp cắn không chuẩn hiệu quả
    • 6.1. Điều trị khớp cắn không chuẩn không phẫu thuật
    • 6.2. Điều trị khớp cắn không chuẩn bằng phương pháp phẫu thuật
  • 7. Phẫu thuật khớp cắn không chuẩn có rủi ro không
  • 8. Có thể tự chữa khớp cắn không chuẩn tại nhà không
  • 9. Cách để duy trì hàm răng có khớp cắn chuẩn
    • 9.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
    • 9.2. Chăm sóc răng miệng đúng cách
    • 9.3. Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm
    • 9.4. Thực hiện đúng các phương pháp nha khoa đề xuất

1. Khớp cắn chuẩn là gì

Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng cho biết: Khớp cắn chuẩn (occlusion) là trạng thái đạt được tỉ lệ cân đối giữa hai hàm, đồng thời đáp ứng yêu cầu về tỉ lệ, hướng mọc và vị trí của răng. Khi khép miệng lại, vòm trên sẽ bao phủ lên vòm hàm dưới ở mức vừa phải (khoảng 1 – 2mm) (1).

Khớp cắn chuẩn được coi là một trạng thái lý tưởng trong đó có sự tương quan hoàn hảo giữa hai hàm răng và đạt được độ cân xứng giữa răng và xương hàm. Khi đó, các răng trên và dưới hài hòa, khít nhau một cách chính xác, không có sự lệch lạc hay chồng chéo lên nhau.

Khớp cắn chuẩn giữ vai trò rất quan trọng trong chức năng nhai, giúp phân bổ lực ăn đều lên các răng, giảm căng thẳng và sự mài mòn không đều. Ngoài ra, khớp cắn chuẩn cũng có ảnh hưởng đến ngoại hình và cảm giác của một người.

Khớp cắn chuẩn là hai hàm răng có sự tương quan với nhau

Hai hàm răng có sự tương quan với nhau

2. Cách xác định khớp cắn chuẩn

Để xác định khớp cắn chuẩn, bạn cần dựa vào những tiêu chí sau: xương quai hàm hài hòa với khuôn mặt, hai hàm răng cắn khít nhau, trục đối xứng chuẩn và gương mặt tỉ lệ vàng.

2.1. Xương quai hàm hài hòa với khuôn mặt

Xương quai hàm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khớp cắn chuẩn. Đây là bộ phận chính trong hàm, đóng vai trò hỗ trợ cho các hàm răng cắn khít và tạo ra một khuôn mặt hài hòa.

Nếu như khớp cắn được định hình đúng chuẩn thì bạn sẽ thấy phần quai hàm rất thon gọn và hài hòa với tổng thể khuôn mặt. Đồng thời, cằm, trán, mắt, mũi và môi cũng rất cân đối, giúp khuôn mặt ưa nhìn theo cả góc nghiêng lẫn góc thẳng.

Ngược lại, khớp cắn bị sai lệch sẽ làm cho xương quai hàm không hài hòa với tổng thể khuôn mặt và gây ra những vấn đề như khó khăn trong việc nhai, đau nhức hàm, khó chịu, mất tự tin khi cười… Nếu không được điều trị kịp thời, các vấn đề trên có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác như đau đầu, đau lưng, căng cứng cơ…

Xương quai hàm hài hòa với tổng thể khuôn mặt

Xương quai hàm hài hòa với tổng thể khuôn mặt

2.2. Hai hàm răng cần phải cắn khít nhau

Yếu tố tiếp theo để xác định chính xác khớp cắn có đúng chuẩn hay không là độ cắn khít của hai hàm răng. Cụ thể, tiêu chí trên sẽ dựa vào hai nhóm răng sau:

– Nhóm răng cửa và răng nanh: Bao gồm 4 răng số 1, 2 và 2 răng số 3 ở hàm trên sẽ hơi trùm ra mặt ngoài của các răng hàm dưới tương xứng với tỷ lệ ⅔.

– Nhóm răng hàm: Khi thực hiện động tác cắn, nhóm răng hàm số 4, 5, 6, 7 sẽ tiếp xúc khớp với nhau ở mặt nhai mà không hề gây ra tình trạng kênh cộm hoặc lệch lạc.

2.3. Trục đối xứng chuẩn

Trục đối xứng chuẩn là một khái niệm trong nha khoa để mô tả trục đối xứng của khuôn mặt. Đây là đường thẳng chạy qua trung tâm của mũi đến cằm, chia khuôn mặt thành hai nửa.

Với những người sở hữu khớp cắn đạt chuẩn, đường thẳng trên sẽ chạy thẳng tắp và chia đều trán, mũi, khuôn miệng, hàm răng và cằm thành 2 phần bằng nhau. Cùng với đó, đường thẳng của trục đối xứng còn phải trùng với vị trí kẽ răng của răng cửa giữa ở hai hàm.

Trục đối xứng chuẩn

Trục đối xứng chuẩn

2.4. Gương mặt tỷ lệ vàng

Khớp cắn chuẩn còn được đánh giá dựa trên tỉ lệ vàng của khuôn mặt. Một gương mặt tỷ lệ vàng với khớp cắn chuẩn sẽ được đánh giá dựa trên 3 phần là:

– Phần từ đường chân tóc cho đến phần đầu mũi.

– Phần từ mũi cho đến phần gốc mũi.

– Phần từ gốc mũi cho đến hết phần cằm.

Khi 3 phần trên cân đối, không bị lệch kể cả lúc bạn cười nói thì đây chính là 1 biểu hiện của khớp cắn đạt chuẩn.

3. Tầm quan trọng của khớp cắn chuẩn trong sức khỏe răng miệng

Khớp cắn chuẩn có vai trò rất lớn đối với sức khỏe răng miệng. Cụ thể như sau: dễ dàng vệ sinh răng miệng, phòng tránh bệnh lý về răng, nướu và ngăn ngừa bào mòn răng (2).

– Dễ dàng vệ sinh răng miệng: Hai hàm răng đều đặn, tương quan với nhau sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng hàng ngày dễ dàng hơn. Chỉ cần bạn chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng đúng cách, các mảng bám và cặn thức ăn sẽ được làm sạch hoàn toàn.

– Phòng tránh bệnh lý răng, nướu: Răng miệng được vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Nhờ vậy, bạn sẽ phòng tránh được nhiều bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu, viêm tủy răng…

– Ngăn ngừa bào mòn răng: Hàm răng có khớp cắn chuẩn cũng giúp hạn chế bào mòn men răng. Bởi nếu như hàm răng bị sai lệch khớp cắn, một số nhóm răng sẽ phải chịu áp lực lớn hơn trong quá trình ăn nhai, khiến cho răng nhanh chóng bị bào mòn.

4. Nguyên nhân dẫn đến bị lệch khớp cắn

Hiện tượng lệch khớp cắn thường xảy ra do những nguyên nhân sau: di truyền, rụng răng sữa sớm, thói quen xấu lúc nhỏ và chấn thương (3).

– Di truyền: Thực tế có đến hơn 70% những người bị sai lệch khớp cắn là do di truyền. Do cấu trúc răng, hàm chịu ảnh hưởng bởi yếu tố gen. Có nghĩa là nếu như bố, mẹ… bị sai lệch khớp cắn thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tương tự.

– Rụng răng sữa sớm: Răng sữa đảm nhiệm vai trò giữ khoảng trên cung hàm để cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên. Do đó, trong trường hợp trẻ sẽ bị rụng răng sữa sớm, mầm răng vĩnh viễn sẽ mất định hướng để phát triển nên dễ mọc không đúng vị trí và dẫn đến lệch khớp cắn.

– Thói quen xấu lúc nhỏ: Những thói quen không tốt lúc trẻ còn nhỏ như thường xuyên ngậm ti giả, đẩy lưỡi, mút tay… cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, hàm và gây sai lệch khớp cắn.

– Chấn thương: Những lực tác động mạnh như tai nạn, va chạm… có thể khiến cho răng, hàm bị chấn thương và làm thay đổi cấu trúc của hàm. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bị sai lệch khớp cắn thường gặp.

Nguyên nhân dẫn đến bị lệch khớp cắn

Nguyên nhân dẫn đến bị lệch khớp cắn

5. Các dạng khớp cắn không chuẩn thường gặp nhất

Khớp cắn bị sai lệch cũng được chia ra thành nhiều kiểu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là khớp cắn ngược, khớp cắn sâu, khớp cắn chéo, khớp cắn hở và khớp cắn đối đầu.

5.1. Khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược hay còn được biết đến với tên gọi móm, là một tình trạng khi xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc xương hàm trên lại quá ngắn. Điều đó khiến cho hàm dưới đẩy ra phía trước nhiều hơn so với hàm trên.

Đây là một dạng sai lệch khớp cắn rất phổ biến và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau, bao gồm khó khăn khi nhai, ảnh hưởng tính thẩm mỹ… Ngoài ra, khớp cắn ngược cũng có tỷ lệ gây ra hiện tượng rối loạn khớp thái dương hàm cao hơn khá nhiều so với các kiểu sai khớp cắn khác.

Khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược

5.2. Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là một dạng bất cân đối của hai hàm răng trên và dưới, khiến chúng không có sự tương quan với nhau. Điều đó có thể xảy ra khi răng cửa hàm trên trùm lên răng cửa hàm dưới khoảng 4 – 10mm.

Khớp cắn sâu khiến cho góc nghiêng của khuôn mặt mất cân đối, đường nối từ trán xuống cằm bị gấp khúc. Nếu như không được khắc phục kịp thời, bạn còn có nguy cơ bị suy giảm chức năng ăn nhai, viêm nhiễm nướu, ảnh hưởng khớp thái dương…

5.3. Khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo là tình trạng các răng trên cung hàm không đối xứng với nhau mà chia thành nhiều nhóm thò thụt khác nhau. Do khớp cắn bị sai lệch nên thức ăn không được xé nhỏ, nhai kỹ. Từ đó, các cơ quan trong hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…

Khớp cắn chéo có thể thấy khi quan sát nhóm răng cửa nhưng chúng lại không biểu hiện quá rõ ràng ở khuôn mặt. Đặc biệt, với những người sai lệch khớp cắn nhẹ thì người đối diện sẽ rất khó nhận ra khi hàm ở trạng thái nghỉ. Chỉ khi cười, nói thì khuyết điểm về khớp cắn mới lộ rõ, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

5.4. Khớp cắn hở

Khớp cắn hở là một loại sai lệch khớp cắn đặc biệt khiến cho nhóm răng hàm trên và hàm dưới không chạm vào nhau ở trạng thái nghỉ (4). Thậm chí, người đối diện còn nhìn thấy cả lưỡi ngay cả khi hàm đã đóng lại hoàn toàn. Tình trạng trên chắc chắn sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hàm và thẩm mỹ của khuôn mặt.

Khớp cắn hở khiến cho môi và lưỡi không thể hoạt động một cách nhịp nhàng, dẫn tới nói ngọng, phát âm không chuẩn. Thậm chí, khuôn mặt của bạn còn bị dài hơn, tạo cảm giác như luôn mở miệng.

Khớp cắn hở

Khớp cắn hở

5.5. Khớp cắn đối đầu

Khớp cắn đối đầu (khớp cắn đối đỉnh) là tình trạng khi các răng của hai hàm trên và dưới chạm vào nhau trực tiếp mà không có khoảng trống nào giữa chúng khi miệng đóng hoàn toàn. Thậm chí nhiều người còn bị nhầm lẫn đây là khớp cắn chuẩn.

Khi bị lệch khớp cắn ở dạng đối đỉnh, nhóm răng cửa hàm trên và dưới liên tục bị va chạm vào nhau, nhất là mỗi lần ăn nhai nên rất dễ gây mòn răng, mẻ răng và đau nhức.

Tuy là dạng khớp cắn sai lệch nhẹ nhất, nhưng nếu không điều trị kịp thời thì khớp cắn đối đầu vẫn gây ăn nhai khó khăn cũng như tăng nguy cơ nứt, mẻ răng.

6. Phương pháp điều trị khớp cắn không chuẩn hiệu quả

Hiện tình trạng khớp cắn không chuẩn có thể được khắc phục bằng phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật (5).

6.1. Điều trị khớp cắn không chuẩn không phẫu thuật

Khớp cắn sai lệch hoàn toàn có thể khắc phục bằng biện pháp niềng răng hoặc bọc răng sứ trong nha khoa. Cả hai phương pháp trên đều không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của xương hàm.

– Niềng răng:

Niềng răng là kỹ thuật sử dụng bộ khí cụ như mắc cài, dây cung… hoặc khay trong để nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm. Các khí cụ sẽ tạo một lực siết đều đặn lên hàm răng để chúng dịch chuyển. Sau khi tháo niềng, những khuyết điểm về khớp cắn từ đơn giản cho đến phức tạp đều sẽ được khắc phục. Nhờ vậy, bạn sẽ có được một hàm răng đều, đẹp và nụ cười rạng rỡ.

– Bọc răng sứ:

Bọc răng sứ chỉ có thể áp dụng với trường hợp răng bị sai lệch khớp cắn ở mức độ nhẹ. Các bác sĩ sẽ mài răng thật theo một tỉ lệ phù hợp rồi chụp mão sứ ở bên ngoài. Răng sứ sẽ được điều chỉnh sao cho chuẩn khớp cắn, tránh tình trạng bị cộm cấn khi ăn nhai. Đặc biệt, răng sứ còn có màu sắc và hình dáng tương tự như răng thật nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cao sau khi phục hình.

Niềng răng

Niềng răng

6.2. Điều trị khớp cắn không chuẩn bằng phương pháp phẫu thuật

Với trường hợp bị sai lệch khớp cắn do cấu trúc hàm, biện pháp khắc phục hiệu quả nhất là phẫu thuật nắn chỉnh hàm. Trước tiên, các bác sĩ răng hàm mặt sẽ tiến hành chụp phim để đánh giá chính xác về sự tương quan để hai hàm và xây dựng phác đồ phù hợp.

Sau đó, bác sĩ thực hiện cắt, điều chỉnh xương nhằm đảm bảo hai hàm chuẩn khớp cắn. Trong một số trường hợp, phẫu thuật hàm cần kết hợp với chỉnh nha để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Phẫu thuật hàm là phương pháp có sự xâm lấn nhiều nên cần được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi và có nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, toàn bộ quá trình phẫu thuật đều phải được tiến hành trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối để tránh nhiễm trùng cũng như lây nhiễm chéo.

Phẫu thuật nắn chỉnh hàm

Phẫu thuật nắn chỉnh hàm

7. Phẫu thuật khớp cắn không chuẩn có rủi ro không

Phẫu thuật khớp cắn không chuẩn sẽ không gặp rủi ro khi thực hiện tại địa chỉ răng hàm mặt uy tín. Bởi toàn bộ quá trình thực hiện được lên phác đồ chi tiết từ trước với sự hỗ trợ của những công nghệ, máy móc mới giúp đường cắt xương chính xác, hạn chế xâm lấn tới các mô xung quanh.

Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện tại địa chỉ kém uy tín, quá trình phẫu thuật vẫn có thể tiềm ẩn rủi ro như: nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, lây nhiễm chéo và gãy xương hàm.

– Nhiễm trùng: Quá trình phẫu thuật hàm nếu như không được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào vết thương và dẫn đến nhiễm trùng. Biến chứng nhiễm trùng đi kèm với các triệu chứng điển hình như đau nhức dữ dội, chảy máu kéo dài, xuất hiện mủ… Thậm chí, vi khuẩn còn có thể đi vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết và nguy hiểm tới tính mạng.

– Tổn thương dây thần kinh: Trong quá trình phẫu thuật, nếu như bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật thì rất dễ tác động tới các dây thần kinh. Trong trường hợp dây thần kinh bị tổn thương nặng, bạn còn có thể bị méo mặt, liệt cơ mặt vĩnh viễn.

– Lây nhiễm chéo: Biến chứng lây nhiễm chéo sau khi phẫu thuật hàm cũng xảy ra đối với trường hợp các dụng cụ phẫu thuật không được khử trùng tuyệt đối. Các bệnh lý có thể bị lây nhiễm chéo gồm có: HIV, viêm gan…

– Gãy xương hàm: Khi phẫu thuật hàm, nếu như bác sĩ sử dụng lực quá mạnh thì có thể làm gãy xương hàm. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, gây đau nhức dai dẳng và làm biến dạng khuôn mặt.

8. Có thể tự chữa khớp cắn không chuẩn tại nhà không

Các phương pháp tại nhà như dùng lưỡi, tay đẩy răng… không thể chữa khớp cắn không chuẩn. Bởi lực tác động quá nhỏ và không liên tục nên không thể khiến cho răng dịch chuyển vị trí. Đặc biệt là đối với những người trưởng thành bởi cấu trúc răng và xương hàm đã phát triển toàn diện. Thậm chí, nếu như bạn áp dụng không đúng cách thì còn có thể khiến cho răng miệng bị ảnh hưởng xấu.

Do đó, trong trường hợp bị sai lệch khớp cắn, giải pháp tốt nhất là tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn giải pháp tối ưu.

9. Cách để duy trì hàm răng có khớp cắn chuẩn

Để duy trì hàm răng có khớp cắn chuẩn bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, chăm sóc răng miệng đúng cách, điều chỉnh tư thế ngồi – nằm và thực hiện đúng các phương pháp nha khoa được đề xuất.

9.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những cách hiệu quả để duy trì hàm răng có khớp cắn chuẩn. Bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm cứng như thịt khô, kẹo cứng, xương hay thực phẩm dẻo như kẹo dẻo, gân bò chưa được nấu chín kỹ sẽ tăng nguy cơ hư hại cho răng và khớp cắn.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những loại đồ uống có ga, cà phê và thuốc lá, bởi chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng, dẫn đến răng bị nứt, gãy làm ảnh hưởng trực tiếp tới khớp cắn. Bạn nên thay thế các loại đồ uống trên bằng nước hoặc sữa tươi không đường.

Đồng thời, bạn cũng cần bổ sung vào chế độ ăn uống những thực phẩm giàu dưỡng chất như: các loại rau củ, trái cây, thịt, cá, sữa chua… Đây là các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin D, chất xơ… giúp cho răng, xương hàm luôn chắc khỏe.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống

9.2. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe răng nướu luôn được tốt mà còn duy trì hàm răng có khớp cắn chuẩn. Để có một hàm răng và khớp cắn chuẩn, khỏe mạnh, bạn nên:

– Chải răng đúng cách: Bạn nên chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải răng lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Đồng thời, bạn hãy chải răng trong 2 – 3 phút và chải đều cả răng ở hàm trên, hàm dưới, cũng như các kẽ răng để đảm bảo hiệu quả làm sạch.

– Sử dụng chỉ nha khoa: Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng ít nhất một lần mỗi ngày.

– Sử dụng nước súc miệng: Dùng nước súc miệng chứa fluoride hoặc nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày cũng là việc nên làm để giúp bảo vệ răng trước các vi khuẩn gây hại.

9.3. Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm

Tư thế ngồi và nằm thực tế cũng sẽ tác động không nhỏ đến hàm răng và khớp cắn. Để duy trì hàm răng chuẩn khớp cắn, bạn nên:

– Tránh ngồi hoặc nằm quá lâu trong một tư thế: Nếu bạn ngồi hoặc nằm quá lâu trong một tư thế, đặc biệt là khi đầu và cổ của bạn không được hỗ trợ đúng cách thì có thể gây căng thẳng và đau nhức trong cơ hàm cũng như khớp cắn.

– Chọn gối phù hợp: Khi nằm, nếu gối quá cao hoặc quá thấp, nó có thể làm cơ hàm và khớp cắn phải chịu một áp lực lớn. Do đó, bạn nên chọn gối có độ cao phù hợp để đảm bảo đầu và cổ được hỗ trợ đúng cách khi nằm.

Bên cạnh đó, để giảm áp lực và căng thẳng do tư thế ngồi, nằm không đúng tới cơ hàm và khớp cắn bạn hãy áp dụng các biện pháp thư giãn hoặc tập luyện khác nhau. Các bài tập thư giãn và thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như yoga hoặc thiền định sẽ giúp tạo sự thoải mái trong cơ thể và tâm trí.

Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm

Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm

9.4. Thực hiện đúng các phương pháp nha khoa đề xuất

Cuối cùng là thực hiện đúng các phương pháp nha khoa đề xuất sẽ giúp bạn duy trì một khớp cắn đạt chuẩn lâu dài, bao gồm:

– Điều trị các vấn đề răng miệng: Nếu gặp vấn đề về răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng lợi, viêm lợi, bệnh nha chu, bạn cần phải điều trị ngay để tránh ổ viêm lan rộng gây ảnh hưởng đến hàm răng và khớp cắn.

– Điều chỉnh răng: Nếu bạn có các vấn đề về răng, khớp cắn như răng lệch, răng bị chen lấn, việc điều chỉnh răng sẽ giúp cải thiện khớp cắn và giảm căng thẳng trong cơ hàm.

– Sử dụng hàm bảo vệ răng: Nếu bạn có thói quen nghiến răng, hàm bảo vệ răng sẽ giúp giảm bớt căng thẳng trong cơ hàm, đồng thời hạn chế tác động của các vật cứng đến hàm răng và khớp cắn.

Không khó để thấy rằng, việc sở hữu một hàm răng có khớp cắn chuẩn sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta về cả sức khỏe răng miệng lẫn tính thẩm mỹ. Nếu như bạn đang gặp các vấn đề về khớp cắn cần được tư vấn, hỗ trợ đừng quên liên hệ cho Nha Khoa Paris.

Từ khóa » Hình ảnh Khớp Cắn Chuẩn