Tiêu Chí đánh Giá Khớp Cắn Chuẩn Và Cách Sở Hữu Hàm Răng đẹp

NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Tiêu chí để đánh giá khớp cắn chuẩn là gì? Làm thế nào để có khớp cắn chuẩn? Tiêu chí để đánh giá khớp cắn chuẩn là gì? Làm thế nào để có khớp cắn chuẩn? 23 Tháng mười một, 2020 Nha khoa tổng quát, Tư vấn chỉnh nha sai khớp cắn

Khớp cắn chuẩn được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của hàm răng. Chính vì vậy, bạn cần xác định chính xác tình trạng của khớp cắn để có cách điều chỉnh hiệu quả giúp hàm răng cân đối và hài hòa hơn. Vậy tiêu chí để đánh giá khớp cắn chuẩn là gì? Làm thế nào để có khớp cắn chuẩn?

Tiêu chí để đánh giá khớp cắn chuẩn là gì? Làm thế nào để có khớp cắn chuẩn?

Nội dung bài viết

  • 1. Thế nào là khớp cắn chuẩn?
  • 2. Tiêu chí để đánh giá một khớp cắn chuẩn
    • 2.1 Tương quan hài hòa giữa hàm răng và khuôn mặt
    • 2.2 Tương quan hài hòa giữa hàm trên và hàm dưới
    • 2.3 Trục đối xứng chuẩn
    • 2.4 Tỷ lệ vàng của khuôn mặt
  • 3. Làm thế nào để có khớp cắn chuẩn?
    • 3.1 Niềng răng để có khớp cắn chuẩn
    • 3.2 Bọc răng sứ
    • 3.3 Phẫu thuật hàm

1. Thế nào là khớp cắn chuẩn?

Để hiểu được khớp cắn chuẩn, đầu tiên chúng ta cần biết “khớp cắn” là gì? Khớp cắn là sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới về độ tương xứng của răng và xương hàm.

Khớp cắn chuẩn là khớp cắn đảm bảo về sự tương quan hài hòa của khuôn mặt, bao gồm đầy đủ các tiêu chuẩn về vòm hàm, cung răng và tỷ lệ, kích cỡ răng trên cung hàm. Với một khớp cắn chuẩn sẽ không chỉ giúp khuôn mặt đẹp mà còn hỗ trợ khả răng ăn nhai và hạn chế các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi,…

2. Tiêu chí để đánh giá một khớp cắn chuẩn

4 tiêu chí dưới đây sẽ giúp bạn xác định chính xác một khớp cắn chuẩn:

2.1 Tương quan hài hòa giữa hàm răng và khuôn mặt

Khớp cắn chuẩn cần có một tỷ lệ hợp lý, tạo nên sự tương quan hài hòa giữa 3 bộ phận là mắt – mũi – trán. Khoảng cách giữa các phần này sẽ có một sự cân xứng nhất định, giúp khuôn mặt ưa nhìn dù ở góc nghiêng hay nhìn thẳng.

Khớp cắn chuẩn có tự tương quan hài giữa hàm răng và khuôn mặt

Khớp cắn chuẩn có tự tương quan hài giữa hàm răng và khuôn mặt

2.2 Tương quan hài hòa giữa hàm trên và hàm dưới

Hai hàm răng bình thường của khớp cắn chuẩn cũng phải có sự tương xứng với nhau. Cụ thể, nhóm răng trước hàm trên (răng cửa, răng nanh) trùm bên ngoài nhóm răng trước hàm dưới. Có sự tiếp xúc của răng cửa hàm dưới với răng cửa hàm trên khoảng 2/3 thân răng khi ở trạng thái nghỉ.

Nhóm răng sau là các răng hàm thì sẽ có sự tiếp xúc ở mặt ăn nhai giữa hai hàm, khi cắn sẽ sát khít với nhau và không bị kênh cộm. Đồng thời, mỗi chiếc răng sẽ đối xứng với chiếc răng tương tự ở hàm còn lại.

2.3 Trục đối xứng chuẩn

Khớp cắn đúng chuẩn hay không có thể xác định dựa trên trục đối xứng của khuôn mặt. Đây là một đường thẳng dọc theo sống mũi chia khuôn mặt thành 2 phần. Nếu người này có khớp cắn chuẩn thì trục đối xứng sẽ chia đều trán, mũi, khuôn miệng, hàm răng và cằm thành 2 phần bằng nhau, không bị lệch bất cứ bên nào. Trường hợp 

Trục đối xứng phần chia đồng đều khuôn mặt

Trục đối xứng phân chia đồng đều khuôn mặt

2.4 Tỷ lệ vàng của khuôn mặt

Khuôn mặt đạt tỷ lệ vàng với khớp cắn chuẩn khi 3 phần của khuôn mặt cân đối, hài hòa. Ba phần này được chia như sau: vị trí từ chân tóc đến đầu mũi; từ đầu mũi đến gốc mũi và từ gốc mũi đến hết cầm.

Đồng thời, khớp cắn chuẩn phải có khuôn mặt thon dần khi đi về phía cằm, xương hàm nhọn và không bị thô kệch. Khi cười không bị méo hay lệch mà vẫn đảm bảo độ cân xứng.

3. Làm thế nào để có khớp cắn chuẩn?

Có khớp cắn chuẩn là điều mà ai cũng mong muốn, tuy nhiên đa số các hàm răng bình thường đều ở dạng sai lệch. Có thể là khớp cắn hô vẩu, khớp cắn ngược, khớp cắn hở, khớp cắn sâu,… làm lệch nhân trung, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp. Hoặc nó gây khó khăn trong ăn nhai, vệ sinh răng miệng hoặc khả năng phát âm bị ảnh hưởng.

Để điều trị các trường hợp răng lệch khớp cắn về khớp cắn chuẩn thì cần thực hiện niềng răng, bọc răng sứ hoặc phẫu thuật hàm. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ sử dụng linh hoạt ba phương pháp này, có thể áp dụng tách rời hoặc kết hợp.

3.1 Niềng răng để có khớp cắn chuẩn

Niềng răng sai khớp cắn được chỉ định trong trường hợp sai lệch do răng, là cách làm cho khuôn mặt cân đối trở lại. Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chỉnh nha là mắc cài hoặc máng niềng trong suốt để tạo lựa kéo trên răng, giúp răng dịch chuyển dần dần về vị trí cân xứng.

Để hoàn tất quá trình niềng răng thì cần thời gian khoảng từ 18 – 24 tháng, tùy vào tình trạng răng miệng và phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn.

Niềng răng điều chỉnh lệch khớp cắn về khớp cắn chuẩn

Niềng răng điều chỉnh lệch khớp cắn về khớp cắn chuẩn

3.2 Bọc răng sứ

Bọc răng sứ chỉ được áp dụng cho các trường hợp sai khớp cắn nhẹ, giúp mang lại khớp cắn chuẩn, cân đối với khuôn mặt.

Phương pháp này cần mài cùi răng thật để làm trụ răng, sau đó gắn mão răng sứ lên trên để phục hình răng. Với một tỷ lệ chuẩn đã được tính toán trước, bác sĩ sẽ bọc răng sứ sát khít, đều đẹp khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.

Bọc răng sứ được áp dụng trong các trường hợp sai khớp cắn nhẹ

Bọc răng sứ được áp dụng trong các trường hợp sai khớp cắn nhẹ

3.3 Phẫu thuật hàm

Đây là phương pháp điều trị triệt để nhất tình trạng sai khớp do xương. Bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật điều chỉnh xương hàm về vị trí phù hợp, hài hòa với khuôn mặt.

Đây là phương pháp tương đối phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và thiết bị phẫu thuật hiện đại để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao nhất.

Nếu bạn chưa có một khớp cắn chuẩn và đang mong muốn sở hữu nó thì hãy đến Nha khoa TrẻNha khoa uy tín tại Hà Nội để được thăm khám và điều trị. Tại đây, có đội ngũ bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha, áp dụng các công nghệ hiện đại bậc nhất sẽ giúp bạn lấy lại hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn. Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ để được thăm khám và tư vấn miễn phí theo số hotline 0901.334.334

Tác giả: Bích Đinh

Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ

Đăng bởi admin 0 0
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận cancel reply
Họ tên
E-mail
Website

Lưu thông tin của tôi cho lần bình luận tiếp theo

Các bài viết liên quan
Lệch hàm là gì? Giải pháp nào tối ưu để điều trị?
Lệch hàm là gì? Giải pháp nào tối ưu để điều trị?
24 Tháng năm, 2023 Nha khoa tổng quát Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì?
Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì? Kiêng gì? Những lưu ý cần biết
9 Tháng mười một, 2022 Nha khoa tổng quát Bài tập chữa Viêm khớp thái dương hàm và cách giảm đau tại nhà
Bài tập chữa Viêm khớp thái dương hàm và cách giảm đau tại nhà
31 Tháng mười, 2022 Nha khoa tổng quát
Tìm kiếm bài viết
Search for:
Danh mục bài viết
  • Chưa được phân loại
  • Nha khoa tổng quát
  • Tin tức
  • Tư vấn chỉnh nha
  • Tư vấn nha khoa trẻ em
  • Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
  • Tư vấn trồng răng
Danh sách bài viết
  • Dấu hiệu bé bị hô răng và những điều bố mẹ cần biết
    25 Tháng chín, 2024
  • Trẻ em bị gãy răng vĩnh viễn xử lý như thế nào?
    24 Tháng chín, 2024
  • Hỏi đáp: Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không?
    23 Tháng chín, 2024
  • Hướng dẫn cách đánh răng cho trẻ 1 tuổi
    18 Tháng chín, 2024
  • [CHI TIẾT] – Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn
    17 Tháng chín, 2024

Từ khóa » Hình ảnh Khớp Cắn Chuẩn