Khu Đề Xuất VH-LS Chàng Riệc - Sourcebook

Khu Đề xuất VH-LS Chàng Riệc

Tên khác:

Không

Tỉnh:

Tây Ninh

Diện tích:

11.488 ha

Toạ độ:

11°35' - 11°47'N, 105°59' - 106°07'E

Vùng sinh thái nông nghiệp:

Đông Nam Bộ

Có quyết định của Chính phủ:

Không

Đã thành lập Ban quản lý:

Có

Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư:

Không

Đáp ứng các tiêu chí của VCF:

C

Đáp ứng các tiêu chí xã hội:

Không

Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn:

Không

Kế hoạch quản lý:

Không

Đánh giá công cụ theo dõi:

Không

Có bản đồ vùng:

Có

Lịch sử hình thành

Chàng Riệc là khu rừng phòng hộ có diện tích 11.659 ha, thuộc huyện Tân Biên, Tỉnh Tây Ninh. Ban Quản lý rừng phòng hộ đã được thành lập với 6 cán bộ biên chế và 41 cán bộ hợp đồng (Tordoff et al. 2002).

Tháng 10/2001, BirdLife International, Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật và Sở Khoa học Công Nghệ Môi trường Tây Ninh đã tiến hành điều tra nhanh tại khu vực Chàng Riệc. Sau khi có kết quả, đoàn điều tra đã đưa đánh giá khu vực có diện tích tương đối nhỏ, tình trạng tác động, phá hủy các sinh cảnh tự nhiên, săn bắn diễn ra thường xuyên và ở mức độ cao nên Chàng Riệc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để trở thành khu rừng đặc dụng (Tordoff et al. 2002). Ngày 14/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 12/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Khu rừng Văn hoá -Lịch sử Chàng Riệc, huyện Tân Biên, Tỉnh Tây Ninh với diện tích 11.488 ha. Chàng Riệc có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 11.488 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

Địa hình và thuỷ văn

Chàng Riệc nằm trong vùng đất thấp nam Việt Nam, tiếp giáp với đường biên giới quốc tế giữa Việt Nam và Cămpuchia. Hầu hết khu vực có địa hình bằng phẳng, tuy nhiên, tại khu vực vẫn có một số đồi thấp nằm kề nhau ở phía đông. Chàng Riệc có một số lượng đáng kể diện tích đất ngập nước theo mùa.

Đa dạng sinh học

Rừng phòng hộ Chàng Riệc có 6.510 ha rừng tự nhiên, 824 ha rừng đã bị tác động dành cho tái sinh tự nhiên, 983 ha rừng trồng lâu năm và 1.456 ha rừng mới trồng. Các loài cây trồng chủ yếu tại khu vực gồm các loài Hopea sp., Dipterocarpus obtusifolius và Tectona grandis. Các sinh cảnh tự nhiên điển hình tại khu vực bao gồm rừng bán thường xanh đất thấp, rừng rụng lá và trảng cỏ ngập nước theo mùa. Các sinh cảnh này, đặc biệt là các trảng cỏ ngập nước theo mùa đã và đang bị tác động tương đối mạnh từ các hoạt động của con người (Tordoff et al. 2002).

Đợt khảo sát của BirdLife International, Viện STTNSV và Sở KHCNMT Tây Ninh đã ghi nhận được 75 loài chim trong đó có 1 loài đang bị đe dọa trên toàn cầu là Gà lôi hông tía Lophura diardi. Ngoài ra còn tạm thời ghi nhận (thông qua phỏng vấn) một loài thú đang bị đe dọa toàn cầu là Voọc vá chân nâu Pygathrix nigripes (Tordoff et al. 2002).

Các vấn đề bảo tồn

Một trong những mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học tại Chàng Riệc là tình trạng biến đổi các sinh cảnh tự nhiên thành đất nông nghiệp. Trước năm 1999, khu vực này là rừng phòng hộ với diện tích 16.000 ha. Tuy nhiên, cùng năm này khoảng 4.000 ha rừng phòng hộ đã bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, chủ yếu là để trồng mía (Tordoff et al. 2002).

Các trảng cỏ ngập nước theo mùa tại khu vực cũng đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi việc phát triển cơ sở hạ tầng. Diện tích tương đối lớn các trảng cỏ đã bị cắt đôi để làm đường, và một diện tích lớn khác bị phá hủy để xây dựng hàng loạt các di tích lịch sử. Phát triển cơ cở hạ tầng đã xõảy ra mà không hề có biện pháp bảo đảm môi trường nào được thực thi, điều này chắc chắn sẽ tiếp tục dẫn đến tình trạng mất các sinh cảnh đất ngập nước trong tương lai (Tordoff et al. 2002).

Săn bắn cũng là nguyên nhân quan trọng khác đe dọa đến đa dạng sinh học trong vùng. Do mật độ đường xá đông đúc, địa hình bằng phẳng, lực lượng bảo vệ mỏng, các văn bản pháp luật chưa được thực thi hiệu quả, chính vì vậy các thợ săn vẫn hoạt động tại khu vực mà không hề bị nhắc nhở, trừng phạt. Một số lượng lớn các loài đang có tầm quan trọng bảo tồn quốc tế đã bị tiêu diệt tại Chàng Riệc do không kiểm soát được tình trạng săn bắn như Công Pavo muticus và Hồng hoàng Buceros bicornis (Tordoff et al. 2002).

Chàng Riệc nằm ở phía đông của VQG Lò Gò Xa Mát, hai khu bảo vệ được ngăn cách bởi Quốc lộ 22, trên tuyến đường này có rất nhiều dân cư sinh sống, đất nông nghiệp và rừng cao su. Do vậy, tại đây không hề có bất kỳ sinh cảnh tự nhiên nào nối tiếp hai khu vực.

Các giá trị khác

Rừng phòng hộ Chàng Riệc có hai khu văn hoá lịch sử Chính phủ Cách Mạng miền Nam Việt Nam, đây cũng là căn cứ của Chính phủ Cách Mạng miền Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Cả hai khu vực đều thuộc sự quản lý của Sở Văn hoá - Thông tin Tỉnh Tây Ninh, đây là nơi thu hút số lượng lớn khách du lịch trong nước.

Các dự án có liên quan

Chương trình 661 Nhà nước hiện đang hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ bao gồm cả lương cán bộ hợp đồng vỔ hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng cho 341 hộ dân địa phương.

Đánh giá nhu cầu bảo tồn

Nhu cầu bảo tồn chưa được tiến hành đánh giá.

Kế hoạch quản lý

Khu vực chưa xây dựng được Kế hoạch quản lý.

Sự phù hợp với các tiêu chí VCF

Chàng Riệc không phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do khu vực không đáp ứng được các tiêu chí về tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra, đây chỉ là khu văn hoá lịch sử và chưa có các biện pháp quản lý, bảo vệ thích hợp.

Tiêu chí

Sự phù hợp

AI

AII

BI

Đề xuất vào hệ thống rừng đặc dụng

BII

BIII

Thuộc sự quản lý của UBND Tỉnh

CI

CII

Thể hiện các nhu cầu xã hội

Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.

Tiêu chí

Sự phù hợp

A

B

C

D

Tài liệu tham khảo

Anon. (1999) "Chang Riec border and environmental protection forest, Tay Ninh province" Tay Ninh: Tay Ninh Provincial Department of Science, Technology and the Environment. In Vietnamese.

Anon. (2001) "The situation of forest and biodiversity protection in Tay Ninh province in recent years". Unpublished report. In Vietnamese.

Tordoff, A. W., Pham Trong Anh, Le Manh Hung, Nguyen Dinh Xuan and Tran Khac Phuc (2002) A rapid bird and mammal survey of Lo Go Sa Mat Special-use Forest and Chang Riec Protection Forest, Tay Ninh province, Vietnam. Unpublished report to the BirdLife International Vietnam Programme and the Institute of Ecology and Biological Resources.

Click here to download pdf file

 

Từ khóa » Chàng Riệc đa Thuộc