Khuyến Cáo Một Số Phương Pháp Phòng Ngừa Ký Sinh Trùng Trên Ao ...
Có thể bạn quan tâm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có khuyến cáo người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện một số biện pháp phòng ngừa ký sinh trùng trên ao nuôi tôm, cua.
Sử dụng nguồn nước đã được xử lý mầm bệnh để nuôi tôm, cua.
Phương pháp phòng ngừa ký sinh trùng trên ao nuôi tôm, cua
Để phòng ngừa ký sinh trùng trên ao nuôi tôm, cua, người nuôi cần cải tạo vuông nuôi triệt để, đúng quy trình kỹ thuật. Trước khi vào mùa vụ, thả giống, đặc biệt những vuông nuôi đã, đang có cua chết, cần phơi đầm, sử dụng vôi để cải tạo, diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng, giáp xác nhỏ trong ao nuôi (liều dùng trên bao bì sản phẩm).
Sử dụng nguồn nước đã được xử lý mầm bệnh để nuôi: Đối với vuông nuôi có diện tích lớn (tôm - rừng), cần chủ động bao ví bằng lưới mành khu ương nuôi, trước khi thả giống, sử dụng BKC, lodine,... để diệt mầm bệnh, sau đó sử dụng phân gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên.
Thả giống với mật độ vừa phải: Vùng nuôi quảng canh (tôm - rừng) sử dụng con giống được thuần dưỡng 2, 3 giai đoạn, khuyến cáo mật độ thả nuôi tôm từ 3 - 5 con/m2; cua nuôi mật độ từ 0,5 - 01 con/m2. Hạn chế các sinh vật trung gian (cua, còng, giáp xác,...).
Vùng nuôi quảng canh (tôm - rừng) được khuyến cáo sử dụng con giống được thuần dưỡng 2, 3 giai đoạn.
Một số nhóm thuốc, hóa chất diệt ký sinh trùng
Có thể sử dụng một trong các loại sản phẩm sau: Praziquantel là thuốc trị sán; Mebendazole là dẫn xuất Benzimidazol; CuSO4; Glutaldehyt; BKC; Iodine; các hợp chất chứa Chlorine.
Một số lưu ý, khuyến cáo khi sử dụng các sản phẩm thuốc hóa chất diệt ký sinh trùng
Đối với môi trường ao/vuông nuôi quảng canh (tôm - rừng), quảng canh cải tiến là môi trường hở, việc sử dụng thuốc, hóa chất điều trị bệnh tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả mang lại không cao, do động vật thủy sản là động vật bật thấp, hệ thống miễn dịch trên cơ thể gần như không có. Do đó, hiệu quả điều trị bệnh gần như không có tác dụng lâu dài (chỉ xử lý mầm bệnh tại thời điểm sử dụng thuốc, hóa chất, cơ thể động vật thủy sản không tự tạo hệ miễn dịch để chống lại dịch bệnh ở những giai đoạn tiếp theo, chu kỳ lột xác liền kề), đặc biệt đối với mô hình nuôi không kiểm soát được các yếu tố môi trường.
Trên thị trường nhiều nhóm sản phẩm, có chứa nhiều hợp chất, thành phần khác nhau, để sử dụng các sản phẩm đúng theo quy định (trong thành phần thuốc không chứa các sản phẩm cấm), trước khi lựa chọn, người dân cần xem nhãn bao bì, hạn sử dụng, tem chống hàng giả và các quy định liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Từ khóa » Cua Nhỏ Ký Sinh
-
Bệnh Do Ký Sinh Trùng Trên Cua Nuôi - Tép Bạc
-
Phòng, Trị Bệnh Do Ký Sinh Trùng Trên Cua - Tạp Chí Thủy Sản
-
Sán Lá Gan Nhỏ Clonorchis Sinensis - Health Việt Nam
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? 20 Loại Ký Sinh Trùng Phổ Biến Hiện Nay
-
Sán Lá Gan Ký Sinh ở đâu? Đặc điểm Cấu Tạo, Di Chuyển Cách Nào?
-
Ký Sinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cua đồng Có Ký Sinh Giống Đĩa. - YouTube
-
[1 Tuýp] Bayer Advocate - Thuốc Nhỏ Gáy Trị Ký Sinh Trùng Cho 25-40
-
Clonorchiasis - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ẩn Họa Từ Các Loại Ký Sinh Trùng Trong Tôm, Cá - Báo Pháp Luật
-
Ký Sinh Trùng Và Những điều Bạn Chưa Bao Giờ Nghe đến - Medlatec
-
Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ Và Các Phương Pháp Xét Nghiệm Chẩn đoán