"Kĩ Nghệ đi Thầy" Và Dư Luận Trái Chiều - AFamily

Fanpage Afamily
  • Dr. Blue
  • HOUSE N HOME
  • Nền Tảng Hạnh Phúc
  • Ấn phẩm House n Home
  • Hậu trường
  • Lifestyle
  • Xã hội
  • Thế giới quanh ta
  • Đẹp
  • Mẹ & Bé Mang thai sau sinh
    • 40 tuần thai kỳ
    • Dinh dưỡng mang thai
    • Rắc rối khi mang thai
    • Địa chỉ khám thai
    • Chuyện đi đẻ
    • Sau khi sinh
    Trẻ từ 0-1 tuổi
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Trẻ sơ sinh
    • Lịch tiêm chủng cho trẻ
    • Luyện ngủ cho con
    • Cho con ăn dặm
    Trẻ từ 1-3 tuổi
    • Phát triển chiều cao
    • Giúp bé tăng cân
    • Sức khỏe trẻ em
    • Khủng hoảng tuổi lên 2
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    Trẻ từ 3-6 tuổi
    • Phát triển vận động cho bé
    • Dạy con thông minh
    • Cảnh báo tai nạn trẻ em
    • Tâm Lý Trẻ Nhỏ
    • Chơi với con
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Yêu
  • Sức khỏe iconSức khỏe sinh sản
    • Khả năng sinh sản
    • Bệnh phụ khoa
    • Hiếm muộn
    iconSức khỏe tình dục
    • Chuyện phòng the
    • Bệnh tình dục
    • Nhu cầu sinh lý
    iconBệnh văn phòng
    • Bệnh xương khớp
    • Bệnh về mắt
    • Bệnh về da
    • Bệnh tiêu hóa
    iconPhòng bệnh
    • Thực phẩm phòng bệnh
    • Thói quen có lợi
    • Thói quen có hại
    iconSức khỏe giới tính
    • Chu kì kinh nguyệt
    • Đặc điểm sinh lý
    • Rối loạn nội tiết
  • Tiêu dùng
  • Mua sắm
  • Ăn ngon món ngon từ thịt gà iconKhéo tay
    • May vá
    • Tự làm thiệp
    • Cách cắm hoa đẹp
    • Cắt tỉa hoa quả
    • Hướng dẫn làm phụ kiện
    món ăn mùa đông iconTheo thực phẩm
    • Món ăn từ thịt gà
    • Món ăn từ thịt heo
    • Món ăn từ rau củ
    • Món ăn từ tôm
    • Món ăn từ trứng
    sinh tố đẹp da iconTheo cách chế biến
    • Món xào
    • Món nướng
    • Món kho
    • Món hấp
    • Món chiên
    iconTheo văn hóa
    • Món ăn Ý
    • Món ăn Hàn Quốc
    • Món ăn nhật bản
    • Món ăn thái lan
    • Món ăn pháp
    iconMón ăn theo bữa
    • Món khai vị
    • Món chính
    • Món ăn kèm
    • Món canh
    • Điểm tâm
    iconLàm bánh
    • Bánh cupcake
    • Bánh mỳ
    • Làm bánh không cần lò nướng
    • Bánh truyền thống
    • Các loại bánh khác
  • Tâm sự
    • Hậu trường

      • V-Biz
      • Quốc tế
      • Hoa hậu
    • Xã hội

      • Thời sự
      • Nóng trên mạng
      • Phóng sự
    • Đẹp

      • Beauty
      • Fashion
      • Fitness
      • Make up
    • Giải trí

      • Phim truyền hình
      • TV Show
      • Âm nhạc
      • Phim bộ online
    • Thế giới quanh ta

      • Lật lại kỳ án
      • Danh gia vọng tộc
      • Big stories
      • Lạ & Fun
      • Người Việt ở nước ngoài
    • Lifestyle

      • Ăn gì
      • Lối sống
      • Du lịch
      • Women Guru
      • Hot Family
      • Chữa lành
      • Nhân vật
    • Ăn ngon

      • Khéo tay
      • Tôi vào bếp
      • Mẹo vặt
    • Sức khỏe

      • Tin y tế
      • Sống khỏe
      • Phòng chữa bệnh
      • Phẫu thuật thẩm mỹ
      • Bệnh phụ nữ
      • Bệnh phòng the
      • Sức khỏe trẻ em
      • Tư vấn
    • Mẹ & bé

      • Mang thai và sinh con
      • Nuôi dạy con cái
      • Chia sẻ kinh nghiệm
    • Giáo dục

      • Dạy con
      • Học đường
    • Tiêu dùng

      • Thị trường
      • Chi tiêu
      • Ngắm
      • Mua nhà
      • Tậu xe
    • Yêu

      • Cặp đôi
      • Hẹn hò
      • Chuyện gia đình
      • Chuyện yêu
    • Tâm sự

      • Tổng đài trái tim
      • Gác truyện
    • Video

    Nhóm chủ đề
    • EmagazineEmagazine
    • Là NhàLà Nhà

    Tải app

    • iOS
    • Android

    Fanpage

    Liên hệ
    • Quảng cáo
  • Xã hội
  • Thời sự
  • Nóng trên mạng
  • Phóng sự
"Kĩ nghệ đi thầy" và dư luận trái chiều VM, 14:50 20/11/2011 Chia sẻ Thích0

Việc thầy cô chấp nhận và thỏa hiệp với vấn nạn "đi thầy" chỉ là một bộ phận trong xã hội. Có cầu thì ắt có cung. Đứt cầu thì tặng trâu vàng cũng không ai dám nhận.

  • Cô giáo "thu nhập" ngày 20/11: 30 triệu đồng?
Méo mặt vì không biết "đi" như thế nàoNăm nhất của Quỳnh Anh trôi qua yên bình với tổng kết trung bình năm gần 8 phẩy, tuy vậy, sang năm thứ 2, khi cô phải học sang Toán cao cấp với một ông thầy nhà ở phố lớn, mọi chuyện đã không còn giản đơn. Quỳnh Anh ấm ức: "Trong lớp có người chưa biết delta phẩy là cái gì. Chưa biết biện luận phương trình bậc 2 chứa tham số nó ra làm sao. Chưa biết không gian vector nó như thế nào. Nhưng cuối kỳ 1, toán cao cấp của họ toàn trên 8 phẩy. Chắc chắn là họ đi thầy cô, có ông thầy nổi tiếng ăn tiền nhà ở gần Bộ ngoại giao mà ai đi qua cũng phải ngước nhìn ấy. Mình chẳng biết "đi" ra làm sao cả." Quá lo lắng cho điểm phẩy vì bị dọa dẫm "mày không đi thầy thì làm tốt mấy cũng chỉ có 7 điểm thôi", Quỳnh Anh vội vã đến nhà các anh chị khóa trên để học hỏi kinh nghiệm. Theo lời những người đi trước: "Em chỉ phải đi thầy năm này thôi, vì đây là các môn cơ sở. Chứ đến khi học chuyên ngành rồi thì thầy cô chẳng thèm lấy tiền của em đâu, họ giàu lắm rồi. Mà em biết nhà thầy rồi chứ, em phải đi cùng các bạn chứ một mình thầy chẳng tiếp đâu. Hồi xưa anh đi là 300, giờ chắc 500, em sẽ có 8 điểm. Trung bình một nhóm đi thì khoảng 2 triệu."Vấn đề là Quỳnh Anh thích được điểm cao để có bảng điểm đẹp mắt, nên càng phân vân hơn khi muốn đi riêng. Bởi "đi thầy" để cho qua được môn là một chuyện, còn "đi" làm sao để điểm cao hơn mọi người thì mới khó. Vừa tức vừa nản vừa hậm hực, Quỳnh Anh quyết định nhờ một chị khóa trên đã từng "đi" ông thầy này nhiều lần để... bảo kê và nói đỡ. Tổng tiền Quỳnh Anh phải bỏ ra là 800.000 đồng và một cái ví cầm tay loại xịn. Quỳnh Anh bức xúc: "Vấn đề là cái này ai cũng biết, chỉ có ai dám nói ra hay không thôi. Nhưng thực sự nếu học giỏi thì cũng không cần phải đi làm gì. Nhưng có ai kiệt xuất đến mức làm 12 câu toán xác suất đúng được 12 câu mà thừa thời gian đâu. Mà giờ cái gì cũng cạnh tranh cả, thiếu 0.01 ly điểm là không được bảo vệ luận văn. Em sợ lắm."Với Quỳnh Anh là sinh viên những năm đầu, mọi việc còn suôn sẻ. Riêng với các sinh viên sắp tốt nghiệp đại học, sẽ có đủ các loại tiền cần phải "đi", như phí luận văn, thi tốt nghiệp, chạy lại điểm, xóa điểm thi lại... Bạn N.V.A, sinh viên năm 4, trường ĐH GTVT có chia sẻ: “Đó là vấn đề những sinh viên sắp năm cuối như chúng em lo lắng. Thậm chí ngay trong trường em còn có nhiều người phải dùng hơn chục triệu đi mua đồ án tốt nghiệp, còn tiền khác thì đi chạy chọt để ra được trường, rồi còn xin được việc."Kĩ nghệ "đi thầy"Những người khởi xướng cho phong trào này không ai khác chính là các cán bộ, lớp trưởng, bí thư của lớp đại học. Ở nhiều trường, việc “đi” thầy đã trở thành một tiền lệ bắt buộc dưới dạng tiền quỹ lớp phục vụ 20/11, 08/3, đợt thi cuối kỳ, cuối năm. Với những lớp thẳng thắn, thì lớp trưởng sẽ vận động thành viên đóng mỗi người một khoản cố định để “đảm bảo quyền lợi cho kì thi sắp tới ”. Trên các diễn đàn nổi tiếng, việc đi thầy nào, cô nào cũng được phân loại rất kĩ càng. Người nào thích cái gì, nhãn hiệu gì đều được liệt kê đầy đủ nhằm làm... cẩm nang cho sinh viên khóa dưới. Thầy cô nào chấp nhận lộ đề thi trước ngày thi cũng được lên danh sách, đồng nghĩa với mức độ phí phải nộp và nộp dưới dạng nào cho thầy cô để đạt được mục đích.Nickname caogiagianac cho biết: "Đi nhiều thì đề cương ít, đi ít thì đề cương cả quyển sách luôn, bạn là sv bạn cũng phải biết chứ. Chuyện này đâu còn xa lạ nữa."Nicname mathvn86 lại có ý kiến lạc quan: "Chính cái mác "giỏi" ẩn trong những người dốt sớm muộn cũng bị xã hội đào thải hay khinh miệt, bạn yên tâm về điều đó.Còn không đi thì thầy giới hạn đề cương là cả quyển sách?! Các thầy cô chỉ ra những phần họ dạy thôi không ra phần khác đâu mà lo.Tóm lại hãy học cho tốt những gì thầy cô dạy trên lớp, còn về phương diện người thầy "hám" tiền học sinh vì họ vin vào "thời buổi kinh tế thị trường" để mua bán điểm giả thì hẵng để lương tâm họ tự phán xét. Hãy làm tốt vai trò của người học, và nhớ giữ cho được đạo đức trong sáng!"Nhiều sinh viên khác cũng đồng tình với quan điểm trên: "Nếu như các bạn có năng lực, có lòng nhiệt tình, làm việc có hiệu quả thì mọi người xung quanh và xã hội sẽ trả cho bạn 1 cái giá xứng đáng. Cái này thì đừng hỏi, cứ làm đi thì biết. Còn ở khía cạnh khác, việc đi thầy cô nhục nhã thật, nhưng lại đem đến một chi phí cơ hội rõ ràng."Tuy việc tình thầy trò ngày nay đang lấy “sức nặng” của quà cáp để đong đếm rất đáng lên án, nhưng cũng có rất nhiều bình luận độc giả gửi về bày tỏ sự cương trực, thẳng thắn không xảy ra chuyện "đi thầy" trong suốt những năm hoạt động giáo dục của mình. Tất cả những điều trên chứng tỏ rằng, các thầy cô chấp nhận và thỏa hiệp với vấn nạn "đi thầy" chỉ là một bộ phận trong xã hội. Có cầu thì ắt có cung. Đứt cầu thì tặng trâu vàng cũng không ai dám nhận. Chia sẻ Thích0
  • 20/11

Từ khóa » Cách Nói Chuyện Khi đi Tiền Thầy Cô