Kích Thước Khổ Giấy A0, A1,A2,…B0, B1,B2,…C0,C1,C2
Có thể bạn quan tâm
Mọi người đã bàn luận rất nhiều về tiêu chuẩn kích thước khổ giấy, họ mong muốn có sự thống nhất về kích thước để có thể phát triển các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thiết kế, sản xuất và in ấn.
Vấn đề này đã được bàn luận rất lâu và cuối cùng mọi người đã lựa chọn tiêu chuẩn ISO 216 để xác định kích thước khổ giấy A, khổ giấy B và khổ giấy C.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về tiêu chuẩn này cũng như các quy định về kích thước dành cho khổ giấy A, B và C.
Tại sao cần tìm hiểu kích thước khổ giấy?
Tìm hiểu kích thước khổ giấy là việc cần thiết đối với những nhân viên in ấn
Kích thước khổ giấy rất quan trọng, đặc biệt đối với những người làm việc văn phòng hoặc thường xuyên in ấn nhiều thì cần phải biết để linh hoạt trong nhu cầu sử dụng.
Thứ nhất, mỗi khổ giấy sẽ có chiều dài và chiều rộng khác nhau, khi bạn nắm bắt rõ kích thước của từng loại giấy, bạn có thể để trình bày nội dung trên đó với tính thẩm mỹ cao nhất. Đồng thời, khi hiểu rõ từng kích thước của giấy in, bạn sẽ linh hoạt sử dụng để tiết kiệm được thời gian khi in ấn.
Đồng thời khi biết rõ kích thước của từng loại giấy cụ thể để sẽ giúp mọi người Nó sẽ giúp bạn thể hiện được tính chuyên nghiệp khi sử dụng giấy. Bạn sẽ không cần phải đổi các loại máy khác nhau để phù hợp với loại giấy hiện có.
Thứ hai, với quy định thống nhất về kích thước khổ giấy, các nhà sản xuất máy in sẽ dễ dàng tích hợp thiết kế đa kích thước giúp tăng tính cạnh tranh thương mại. Ngoài ra, những người hay sử dụng đến thiết bị này cũng không cần phải thay đổi các loại máy in sao cho tương thích với với nhiều khổ giấy.
Kích thước khổ giấy được quy định theo tiêu chuẩn nào?
Như đã giới thiệu ở đầu bài, kích thước khổ giấy được quy định theo tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization) 216, đây là tiêu chuẩn được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành năm 1975 liên quan đến lĩnh vực in ấn.
Ban đầu, Viện tiêu chuẩn Đức đã nghiên cứu và công bố tiêu chuẩn DIN 476 dùng trong quá trình sản xuất ấn phẩm của đất nước của họ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này lần lượt được các quốc gia châu Âu công nhận và sử dụng rộng rãi hơn nên từ đó DIN 476 đã đổi tên thành ISO 216 và trở thành tiêu chuẩn của cả thế giới.
Giấy in ấn được quy định là hình chữ nhật, gồm 3 khổ giấy A, B và C với tỷ lệ khung hình là √2 : 1. Đồng thời lấy khổ A0 làm chuẩn với có diện tích bề mặt là 1 mét vuông (tương ứng với chiều rộng x chiều dài là 841 x 1189 mm). Các khổ giấy tiếp theo sẽ xác định lùi với tiêu chí bằng 1/2 diện tích của khổ giấy trước.
Kích thước của các khổ giấy A, B, C theo tiêu chuẩn ISO 216
Kích thước khổ giấy A
Phác họa kích thước khổ giấy A theo công thức ½ diện tích
Kích thước (mm) | Kích thước (inch) | |
A0 | 841 × 1189 | 33,1 × 46,8 |
A1 | 594 × 841 | 23,4 × 33,1 |
A2 | 420 × 594 | 16,5 × 23,4 |
A3 | 297 x 420 | 11,69 × 16,54 |
A4 | 210 × 297 | 8,27 × 11,69 |
A5 | 148 × 210 | 5,83 × 8,27 |
A6 | 105 × 148 | 4,1 × 5,8 |
A7 | 74 × 105 | 2,9 × 4,1 |
A8 | 52 × 74 | 2,0 × 2,9 |
A9 | 37 × 52 | 1,5 × 2,0 |
A10 | 26 × 37 | 1,0 × 1,5 |
A11 | 18 x 26 | |
A12 | 13 x 18 | |
A13 | 9 x 13 |
Kích thước khổ giấy B
Phác họa kích thước khổ giấy B theo công thức ½ diện tích
Kích thước (mm) | Kích thước (inch) | |
B0 | 1000 × 1414 | 39,4 × 55,7 |
B1 | 707 × 1000 | 27,8 x 39,4 |
B2 | 500 × 707 | 19,7 x 27,8 |
B3 | 353 × 500 | 13,9 × 19,7 |
B4 | 250 × 353 | 9,8 × 13,9 |
B5 | 176 × 250 | 6,9 × 9,8 |
B6 | 125 × 176 | 4,9 × 6,9 |
B7 | 88 × 125 | 3,5 × 4,9 |
B8 | 62 × 88 | 2,4 × 3,5 |
B9 | 44 × 62 | 1,7 × 2,4 |
B10 | 31 × 44 | 1,2 × 1,7 |
B11 | 22 x 31 | |
B12 | 15 x 22 |
Kích thước khổ giấy C
Phác họa kích thước khổ giấy C theo công thức ½ diện tích
Kích thước (mm) | Kích thước (inch) | |
C0 | 917 × 1297 | 36,1 × 51,1 |
C1 | 648 × 917 | 25,5 × 36,1 |
C2 | 458 × 648 | 18 × 25,5 |
C3 | 324 × 458 | 12,8 × 18 |
C4 | 229 × 324 | 9 × 12,8 |
C5 | 162 × 229 | 6,4 × 9 |
C6 | 114 × 162 | 4,5 × 6,4 |
C7 | 81 × 114 | 3,2 × 4,5 |
C8 | 57 × 81 | 2,2 × 3,2 |
C9 | 40 × 57 | 1,6 × 2,2 |
C10 | 28 × 40 | 1,1 × 1,6 |
Lời kết
Kích thước khổ giấy có vai trò rất quan trọng, giúp đảm bảo tính đồng nhất với hệ thống các máy in ấn và tạo sự thuận tiện trong quá trình sản xuất các ấn phẩm. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn khi có một tiêu chuẩn thống nhất về kích thước cho những khổ giấy in, không chỉ giúp quá trình sản xuất được tinh gọn hơn mà còn làm tăng thị yếu của người dùng về những sản phẩm xuất bản, in ấn.
Hi vọng với bài viết này của Kimconcept đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về lý do tại sao cần một tiêu chuẩn cho khổ giấy in và cung cấp chi tiết về kích thước khổ giấy đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Từ khóa » Khổ Giấy Theo Tc Iso Là
-
Tiêu Chuẩn ISO 216 Là Gì? Cách Tính Kích Thước Giấy Trong In ấn
-
[Tất Tần Tật] Các Tiêu Chuẩn ISO Về Khổ Giấy - In Đăng Nguyên
-
Tiêu Chuẩn Quốc Tế Kích Thước Các Loại Giấy Trong In ấn ISO216
-
Quy Chuẩn Các Khổ Giấy Trong In ấn, Giải Thích Chi Tiết
-
Bảng Tra Kích Thước Size, Khổ Giấy In - Văn Phòng Phẩm HT&T
-
Khổ Giấy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Hợp Kích Thước Khổ Giấy Tiêu Chuẩn A/B/C Là Bao Nhiêu?
-
Kích Thước Khổ Giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5 Trong In ấn
-
[TIÊU CHUẨN VẼ KỸ THUẬT ] – KHỔ GIẤY VÀ KHUNG VẼ – ~ THIS ...
-
Kích Thước Khổ Giấy A0-a1-a2-a3-a4-a5-a6
-
Đặc điểm, Kích Thước Giấy A0 - A1 - A2 - A3...-B5-... | Chuẩn Quốc Tế
-
Kích Thước Khổ Giấy A9 Là Bao Nhiêu? Cách Chọn, In Giấy A9 Trong ...
-
ISO 216 - Wiko
-
Các Loại Kích Thước Khổ Giấy Phổ Biến Trong In Ấn - In Ấn AZ